Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2006

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2006

Tiết 1:

Văn bản:

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

( Lê Anh Trà)

A. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh thấy được con đường hình thành vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh. Tích hợp với Tiếng Việt ở bài các phương châm hội thoại, với tập làm văn ở bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, với văn bản đã học ở lớp 7(đức tính giản dị của Bác Hồ, với những hiểu biết của HS về Bác.)

- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, từ đó các em có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.

B. CHUẨN BỊ:

- GV soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn.

- Chuẩn bị tranh nhà sàn của Bác Hồ.

- HS soạn bài, trả lời câu hỏi mục Đọc- hiểu văn bản tr.8.

- Tìm hiểu thêm cuộc đời của Bác Hồ. Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi Bác ở và làm việc trong khuôn viên Chủ tịch phủ

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

- ở lớp 7 các em đã được học văn bản nhật dụng nào nói về Bác Hồ? Văn bản ấy nói về cách sống của Bác như thế nào?

 

doc 168 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Tiết 1:
Văn bản:
 Phong cách Hồ Chí Minh
( Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh thấy được con đường hình thành vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh. Tích hợp với Tiếng Việt ở bài các phương châm hội thoại, với tập làm văn ở bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, với văn bản đã học ở lớp 7(đức tính giản dị của Bác Hồ, với những hiểu biết của HS về Bác.)
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, từ đó các em có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
B. Chuẩn bị:
- GV soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn.
- Chuẩn bị tranh nhà sàn của Bác Hồ.
- HS soạn bài, trả lời câu hỏi mục Đọc- hiểu văn bản tr.8.
- Tìm hiểu thêm cuộc đời của Bác Hồ. Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi Bác ở và làm việc trong khuôn viên Chủ tịch phủ
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- ở lớp 7 các em đã được học văn bản nhật dụng nào nói về Bác Hồ? Văn bản ấy nói về cách sống của Bác như thế nào?
3. Bài mới:
- GV giới thiệu khái quát cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, Khẳng định tầm vóc văn hoá của Người chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
- GVHDHS đọc, đọc mẫu đoạn 1,2.
- GVHDHS tìm hiểu kiểu loại, bố cục của văn bản.
- GVHDHS tìm hiểu con đường hình thành phong cách văn hoá của Bác Hồ.
- Em hãy nhận xét vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh?
- Vì sao Người có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy?
- - Bác Hồ tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
- Vậy cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
I. Giới thiệu chung.
- Học sinh kể những điều biết về Bác Hồ.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc:
- HS đọc chậm rãi,bình tĩnh, khúc triết.
2. Giải thích từ khó:
 - HS đọc 12 chú thích tr.7.
3. Kiểu loại, bố cục văn bản:
- Kiểu loại: Văn bản nhật dụng.
- Bố cục: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đếnrất hiện đại.”(quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh) 
+ Đoạn 2: Tiếp đén,,,hạ tắm ao.”(những vẻ đẹp cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh)
+ Đoạn 3: Còn lại(bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh)
4. Phân tích:
a.Con đường hình thành phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh.
- HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Hồ Chí Minh là người có vốn tri thức văn hoá nhân loại rất sâu rộng:
+ Bác Hồ đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá của nhiều nước trên thế giới.
- Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Bác Hồ đã:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ(nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Anh, Pháp, Hoa.)
+ Học hỏi qua công việc lao động(làm nhiều việc khác nhau)
+ Học nhiều, tìm hiểu nhiều(đến mức sâu sắc, uyên thâm)
- Bác tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Tiếp thu cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được.
*Tóm lại;
- Phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
4. Củng cố:
- Em thấy vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh như thế nào? Vẻ đẹp của phong cách Bác được hình thành như thế nào? (Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc, học hỏi có chọn lọc nhiều nền văn hoá của nhiều nước trên thế giới).
5. Hướng dẫn về nhà:
- Phân tích con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh?
- Tìm, phân tích những biểu hiện cụ thể của vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- Thấy được ý nghĩa của vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu những câu chuyện, bài thơ nói về lối sống giản dị của Bác Hồ.
 Tiết 2:
S: 3/ 9
G: 7/ 9/ 2005.
 Văn bản:
Phong cách Hồ Chí Minh
 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại,dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, từ đó các em có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu,phân tích văn bản nhật dụng.
B. Chuẩn bị:
- Đọc kỹ văn bản, tìm các chi tiết thể hiện cách sống và làm việc của Bác.
- Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật của văn bản.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về cuộc đời của Bác Hồ.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
- Vì sao Bác có được phong cách đó?
3. Bài mới:
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?
- Tác giả kể và bình luận phong cách sống của Bác Hồ trên những mặt nào?
- GV giới thiệu tranh nhà sàn của Bác.
- GVHDHS tìm những câu thơ, truyện nói về cuộc sống giản dị của Bác Hồ.
- Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh?
- Em có thể tóm tắt vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?
- GVHDHS luyện tập.
4. Phân tích (tiềp)
b. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và làm việc của Người.
- Với cương vị chủ tịch nước nhưng Bác sống rất giản dị:
+ Nơi ở và làm việc của Bác rất đơn sơ.
+ Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải cách sống khắc khổ của những người tự vùi trong nghèo khổ.
+ Đây cũng không phải cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. Mà đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nét đẹp của lối sống rất dân tộc Việt Nam(như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh khiêm)
5. Tổng kết:
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp giữa kể và bình.
+ Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
+ Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Bác Hồ với các nhà hiền triết của dân tộc.
+ Sử dụng biện pháp đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
- HS đọc ghi nhớ.
 (SGK tr. 8)
III. Luyện tập:
- HS tim đọc, kể những bài thơ, những câu chuyện về cuộc sống giản dị của Bác Hồ.
4. Củng cố:
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được tác giả kể và bình luận trên những phương diện nào?(phong cách sống và làm việc của Bác)
5.Hướng dẫn về nhà;
- Phân tích vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
- Tìm thêm những câu chuyện, bài thơ nói về cuộc sống giản dị của Bác Hồ. 
- Soạn văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình + Trả lời các câu hỏi SGK tr. 20.
+ Ôn lại kiến thức về văn bản nghị luận chính trị xã hội. 
Tiết 3:
S: 4/ 9
G: 9/ 9/ 2005.
 Tiếng Việt:
 Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.Tích hợp với Văn qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, với Tập làm văn ở báỉư dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập phân môn Tiếng Việt.
- Rèn kỹ năng biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp hàng ngày.
B. Chuẩn bị:
- Ôn lại một số nội dung của ngữ dụng học đã học ở lớp 8 như: hành động nói, vai giao tiếp, lượt lời trong hội thoại.
- Đọc kỹ lại văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.
- Đọc trước bài Phương châm hội thoại tr.6.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Hành động nói là gì? có những kiểu hành động nói nào thường gặp? Cách thực hiện hành động nói?
- Thế nào là vai xã hội và lượt lời trong hội thoại?
3. Bài mới:
- GVHDHS đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi.
- Câu trả lời của Ba có mang nội dung mà An muốn biết không? Tại sao?
- Muốn giúp cho người nghe hiểu thì phải chú ý điều gì?
- Câu hỏi của anh “lợn cưới” và câu trả lời của anh “áo mới” có gì trái với những câu hỏi- đáp bình thường?
- Vì sao truyện này lại gây cười?
- Như vậy muốn hỏi- đáp cho chuẩn mực, chúng ta cần chú ý điều gì?
- GV hệ thống hoá kiến thức giúp học sinh đi đến kết luận.
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu truyện cười trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Truyện cười này phê phán điều gì?
- Từ sự phê phán trên em rút ra được diều gì trong giao tiếp?
- GVHDHS đi đến kết luận.
- GVHDHS làm các bài tập.
- Có thể phân nhóm HS làm các bài tập.
- Vận dụng các phương châm hội thoại đã học để giải thích?
I. Phương châm về lượng.
1. Ví dụ:
- HS đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi:
+ Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Vì An muốn biết địa điểm Ba học bơi chứ không phải An hỏi Ba Bơi là gì?
- Muốn giúp cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý xem người nghe hỏi về cái gì? như thế nào? ở đâu?..(nghĩa là khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao yiếp.)
- HS đọc hoặc kể lại truyện cười lợn cưới áo mới và trả lời câu hỏi:
- Câu hỏi của anh “lợn cưới” và câu trả lời của anh “áo mới” trái với những câu hỏi- đáp bình thường vì nó thừa từ ngữ.(câu hỏi thừa từ “ cười”, câu trả lời thừa ngữ “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này”.)
- Truyện này gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. Lẽ ra chỉ cần hỏi:
“Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và chỉ cần trả lời: “Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.”
- Muốn hỏi- đáp cho chuẩn mực cần chú ý không hỏi thừa và trả lời thừa.Trong giao tiếp,cần nhớ nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu.
2.Kết luận:
- HS đọc ghi nhớ SGK.tr.9.
II.Phương châm về chất.
1. Ví dụ;
- HS đọc hoặc kể truyện cười Quả bí khổng lồ và trả lời câu hỏi:
+ Truyện cười này phê phán thói xấu khoác lác, nói những điều mà chính mình cũng không tin là có thật.
+ Từ sự phê phán trên em rút ra được bài học là:
không nói những điều mà mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.
2. Kết luận:
- HS đọc ghi nhớ SGK. Tr.10.
III. Luyện tập:
 Bài tập 1
a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”.
b. Thừa cụm từ “có hai cánh”.
 Bài tập 2.
a. .nói có sách, mách có chứng.
b. là nói dối.
c. .là nói mò.
d. .là nói nhăng nói cuội.
e. .là nói trạng.
* Các câu đã điền từ ngữ hoàn chỉnh trên liên quan đến phương châm về chất trong hội thoại.
 Bài tập 3.
- Truyện thừa câu “Rồi có nuôi được không?”
- Vi phạm phương châm về lượng.
 Bài tập 4.
a. Các từ ngữ chêm xen được sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất.Người nói tin rằng những điều mình nói là đúng, muốn đưa ra bằng chứng xác thực để thuyết phục người nghe, nhưng chưa có hoặc chưa kiểm tra được nên phải ding các từ ngữ chêm xen như vậy.
b. Các từ ngữ được sử dung trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về lượng, nghĩa là không nhắc lại những điều đã được trình bày.
 Bài tập 5.
 (HS tự làm)
4. Củng cố:
- Thế nào là phương châm về lượng? Cho ví dụ.
- Thế nào là phư ... ản:
Những đứa trẻ
 (Mác-xim Go-rơ-ki)
A. Mục tiêu:
- Giúp HS rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật.
- Giáo dục HS có tình cảm hồn nhiên chân thành với những người xung quanh.
- Rèn kĩ năng khai thác văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị:
- Soạn bài theo câu hỏi SGK cuối bài.
- Tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Tóm tắt đoạn trích “Những đứa trẻ”.
- Vì sao những đứa trẻ chóng thân nhau?
3. Bài mới:
- Trước khi quen thân, A-li-ô-sa chỉ biết về bọn trẻ như thế nào?
- Khi được nghe kể về hoàn cảnh, A-li-ô-sa thấy bọn trẻ như thế nào? thái độ của A-li-ô-sa ra sao?
- Khi bị ông đại tá phát hiện và mắng, A-li-ô-sa thấy bọn trẻ như thế nào?
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi nói về những đứa trẻ? 
- Thái độ của A-li-ô-sa?
- Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng ghép vào nhau qua các chi tiết?
- HDHS tổng hợp nội dung và nghệ thuật.
- HDHS luyện tập.
b. Ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa.
- Trước khi quen thân, nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ thấy ba đứa trẻ ăn mặc giống nhau, đội mũ như nhau, có khuôn mặt giống nhau.
- Khi nghe chúng kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghẻ, rồi lặng đi, A-li-ô-sa thấy “chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”,(so sánh chính xác) A-li-ô-sa cảm thông với bọn trẻ.
- Khi bị ông đại tá mắng: “Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”
- Nghệ thuật soa sánh thể hiện đúng dáng dấp bên ngoài và thế giới nội tâm của những đứa trẻ.
- A-li-ô-sa thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
c. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
- Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng ghép vào nhau:
+ Qua chi tiết dì ghẻ: A-li-ô-sa liên tưởng đến mụ dì ghẻ độc ác trong chuện cổ tích khi nghe bọn trẻ kể về “mẹ khác” của chúng.
+ Qua chi tiết người “mẹ thật”: “mẹ thật của các cậu thế nào cũng về”
+ Qua hình ảnh người bà nhân hậu: bà kể chuyện cổ tích cho A-li-ô-sa nghe và em lại kể cho bạn nghe, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Đứa lớn con đại tá khái quát: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng tốt”, thì chúng hình dung thấy các bà nội, bà ngoại trong chuyện cổ tích.
5. Tổng kết:
- HS đọc ghi nhớ SGK tr. 234.
III. Luyện tập:
- HS tóm tắt lại đoạn trích?
- Nhận xét nghệ thuật kể chuyện của tác giả?
4.Củng cố:
- Ngôi kể của truyện?
- Thái độ của A-li-ô-sa mỗi khi nhìn nhận về bọn trẻ?
- A-li-ô-sa không nhắc đến tên mấy đứa trẻ, điều đó có ý nghĩa gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu thêm về những bài viết, bình luận truyện này.
- Ôn lại toàn bộ các phân môn để kiểm tra học kì I.
Tiết 86:
S: 2/1/2007.
G: 
Tiếng Việt:
Trả bài kiểm tra 1 tiết
A. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận rõ được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình.
- GV từ đó có biện pháp giảng dạy phù hợp với khả năng nhận thức của HS.
B. Chuẩn bị:
- GV chấm bài. có lời phê cụ thể.
- HS ôn lại các kiến thức đã học.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
 I. Nhận xét
A. Ưu điểm
- Đa số HS xác định được yêu cầu của đề bài. (9B)
- Trả lời phần trắc nghiệm đạt kết quả cao. (
- Một số em trình bày sạch đẹp: Hải,Hoa,Giang.
 B. Nhược điểm.
- Nhiều HS nắm bài chưa chắc:Sơn,Phương,Mạnh.
- Không đọc kĩ đề bài trước khi làm (nhiều em ở cả hai lớp).
- Câu 4 không xác định đúng yêu cầu, coá không ít em trình bày gạch đầu dòng.
- Không chỉ rõ cụ thể từ láy trong câu 1.
- Một số em chữ có ý thức sửa lỗi chính tả.
- Có một số em trình bày quá cẩu thả: Mạnh,Hiếu.
II. Trả bài và gọi điểm
- GV lấy điểm vào sổ.
 III. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi sai.
- HS trao bài cho nhau tự kiểm tra và sửa lỗi sai.	
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ trả bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tự ôn lại các kiến thức đã học.
- Tìm làm thêm các bài tập trong sách tham khảo. 
- Chuẩn bị cho học kì hai.
Tiết 87:
S: 10/1/2006
G:
Trả bài kiểm tra văn
A. Mục tiêu:
- Giúp hS nhận ra những ưu,nhược điểm trong bài làm của mình.
- GV có biện pháp phù hợp với trình độ tiếp thu bài của học sinh.
- Rèn kĩ năng tự sửa lỗi sai trong bài viết của học sinh.
B. chuẩn bị:
- GV chấm bài có lời nhận xét cụ thể cho từng bài làm của học sinh.
- HS ôn lại toàn bộ kiến thức văn đã học, đọc và tự đánh giá bài làm của mình.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
 I. Nhận xét
 1. Ưu điểm:
- Đa số HS làm tốt phần trắc nghiệm.
- Một số HS nêu được những ý chính của phần tự luận.
- Có một số HS trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp: Hoa,Nam,Lượt.
 2. Nhược điểm:
- Nhiều HS chưa đọc kĩ đề (phần tự luận).
- Chưa nêu được các ý chính của đề bài.
- Trình bày chưa theo một trình tự hợp lí.
- Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Chữ viết sai chính tả quá nhiều: Mạnh,Sơn,Hùng.
 II. Trả bài cho hS .
 III. Hướng dẫn HS sửa lỗi sai.
4. Củng cố:
- GV lấy điểm vào sổ.
- Nhận xét giờ trả bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức văn đã học.
- Chuẩn bị bài cho học kì II.
Tiết 88:
S: 6/1
G: 6/13/1/2006.
Tập làm văn:
Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
- Viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn.
B. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị trước những bài thơ mẫu.
- HS ôn lại các bài thơ tám chữ đã học, tập làm một bài thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
 I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ:
 a. Thế Lữ:
 Đã biết bao phen những buổi chiều thu,
 Ta bâng khuâng tìm cảnh mộng bên hồ.
 Nhưng ta chỉ tiếc khi ngồi lặng ngắm,
 Đôi mắt cô em như say đắm,
 Như buồn in hình ảnh giấc mơ xa.
 (Nhan sắc)
 b. Xuân Diệu:
 Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần
 Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
 Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
 Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời. 
 (Tiếng gió).
 c. Vũ Hoàng Chương:
 Nhổ neo rồi, thuyền ơi! Xin mặc sóng
 Xô về Đông hay dạt tới phương đoài.
 Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
 Lòng cô đơn, cay đắng hoạ đầy vơi.
 (Phương xa)
Nhận xét:
- Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân rất linh hoạt.
- Thơ tám chữ gần với văn xuôi nên cách ngắt nhịp linh hoạt.
 II. Viết tiếp những câu thơ vào bài thơ cho trước:
 a. Phạm Công Trứ:
 Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
 Như người yêu khác hẳn với tình nhân
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
 .?
 (Vô đề)
 Nguyên tác: “Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân” 
+ Gợi ý: Có thể thêm:
 Chợt quen nhau chưa thể gọi là yêu
 Hoặc: 
 Một cành hoa đâu đã gọi mùa xuân.
Hoàng Thế Sinh:
 Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
 Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
 Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
 ?
 (Có một đêm như thế mùa xuân)
 Nguyên tác: “Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai”
 + Gợi ý: Có thể thêm:
 Những trái chín có từ ngày thơ dại
 Hoặc: 
 Tôi thẫn thờ nắm cành táo nhọn gai.
 III. Làm thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn:
- Mỗi HS đã chuẩn bị một bài ở nhà.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày bài thơ của mình rồi cả nhóm thảo luận, nhận xét.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại các đặc điểm của thể thơ tám chữ.
- GV nhận xét giờ thực hành làm thơ tám chữ.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại đặc điểm thơ tám chữ.
- Tập làm các bài thơ tám chữ theo các chủ đề khác nhau.
Tiết 89:
S: 6/1
G: 6/13/1/2006.
Tập làm văn:
Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
- Viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn.
B. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị trước những bài thơ mẫu.
- HS ôn lại các bài thơ tám chữ đã học, tập làm một bài thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
 I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ:
 a. Hàn Mặc Tử:
  Mới hay cõi siêu hình cao tột bậc
 Giữa hư vô xây dựng bởi trăng sao
 Xa lắm rồi, xa lắm, hãi nhường bao!...
 Ai tới đó chẳng mê man thần trí
 Toà châu báu kết bằng hương kì dị
 Của tình yêu rung động bởi hào quang
 Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang
 Sẽ qui tụ thân về trong một mối
 Và tư tưởng chẳng bao giờ chắp nối
 (Đau thương)
 .Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
 Bao lời thơ đều dính não cân ta
 Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
 Cho mê man tê điếng cả làn da
 (Trăng)
Nhận xét:
- Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân rất linh hoạt, có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu đi liền nhau: Sao- bao, quang- mang
- Thơ tám chữ gần với văn xuôi nên cách ngắt nhịp linh hoạt.
 II. Viết tiếp những câu thơ vào bài thơ cho trước:
 a. Đỗ Bạch Mai:
 Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
 Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
 Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
 ?
 (Trước dòng sông)
 Nguyên tác: “Mà sông bình yên nước chảy theo dòng?” 
+ Gợi ý: Có thể thêm:
 Bởi đời tôi cũng đang chảy.
 Hoặc: 
 Sao thời gian cũng chảy
 III. Làm thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn:
- Mỗi HS đã chuẩn bị một bài ở nhà.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày bài thơ của mình rồi cả nhóm thảo luận, nhận xét.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại các đặc điểm của thể thơ tám chữ.
- GV nhận xét giờ thực hành làm thơ tám chữ.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại đặc điểm thơ tám chữ.
- Tập làm các bài thơ tám chữ theo các chủ đề khác nhau.
Tiết 90:
S: 6/1
G: 4/11/1/2006.
Trả bàI kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu:
- Nhằm củng cố những kiến thức đã học trong học kì I cho HS.
- Giúp HS nhận ra những điểm mạnh và điểm còn hạn chế trong bài làm của mình.
- Rèn kĩ năng tự sửa những lỗi sai của bài mình.
B. Chuẩn bị:
- GV chấm bài có nhận xét từng bài cụ thể.
- HS ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học và tự kiểm tra bài làm của mình xem đúng sai chỗ nào.
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
 I. Nhận xét:
 1. Ưu điểm:
- Nhìn chung HS làm tốt phần trắc nghiệm.
- Phần viết văn bản tự sự, có HS kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm tốt.
- Một số HS có ý thức làm bài tốt, trình bày bài viết rõ ràng, sạch đẹp.
 2. Nhược điểm:
- Một số ít hS còn nhầm tác phẩm sáng tác thời chống Mĩ và chống Pháp.
- Nhầm ngôi kể trong “Chiếc lược ngà”.
- Phần tự luận đại đa số HS chưa đọc kĩ đề nên không nhiều HS kể lại chuyện buồn (kỉ niệm buồn) trong học tập, mà đa số HS kể lại những chuyện đau buồn trong cuộc sống.
- Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Một số HS trình bày cẩu thả, viết chữ xấu và sai chính tả quá nhiều.
- Có em hư cấu ra chuyện đau buồn không nên.
 II. Hướng dẫn HS sửa lỗi sai:
- HS tự sửa lỗi sai.
- Trao đổi bài cho bạn bên cạnh để đọc, tham khảo, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố:
- GV gọi, lấy điểm vào sổ.
- GV nhận xét giờ trả bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập toàn bộ các nội dung kiến thứcc đã học trong học kì I.
- Chuẩn bị soạn bài học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(52).doc