Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 16 đến tiết 20

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 16 đến tiết 20

Bài 4- Tiết 16. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 ( Nguyễn Dữ).

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.

2. Kĩ năng:

 Tìm hiểu, phân tích thể loại truyền kì.

3: Thái độ:

Cảm thông,chia sẻ với thân phận người phụ nữ xưa.

B. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng.

 

doc 15 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 16 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 4- Tiết 16. chuyện người con gái nam xương
 ( Nguyễn Dữ).
a. mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì. 
2. Kĩ năng:
 Tìm hiểu, phân tích thể loại truyền kì.
3: Thái độ:
Cảm thông,chia sẻ với thân phận người phụ nữ xưa.
b. Phương pháp:
Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng.
c. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
SGK, SGV, bài soạn.
2. Học sinh:
SGK, bài soạn.
d. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp (1’).
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các truyện ngắn trung đại Việt Nam đã học? Nêu những đặc điểm chung của loại truyện này? 
3. Bài mới.
 Cùng với các tác phẩm đã học,” Chuyện người con gái Nam Xương” cũng có nguồn gốc từ truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được gọi là “ Chuyện vợ chàng Trương” . Vậy Nguyễn Dữ đã sáng tạo câu chuyện này ntn ta cùng đi tìm hiểu trong bài học này.
GV y/c HS chú ý vào chú thích SGK.
H: Hãy giới thiệu những nét cơ bản về tác giả?
H: Theo em vì sao Nguyễn Dữ lại cáo quan về quê ở ẩn?
H: Tác phẩm được viết vào thời gian nào?
H: Nhận xét về thể loại của tác phẩm? Thể loại này có xuất xứ từ đâu?
GV nêu y/c đọc: Phân biệt lời kể với lời đối thoại của nhân vật để thể hiện sự đăng, đối trong những câu văn biền ngẫu.
GV và HS đọc.
H: Hãy kể tóm tắt lại truyện?
H: Văn bản có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
-Đ1: Từ đầu-> cha mẹ đẻ mình.
- Đ2: Qua năm sau-> đã qua rồi.
- Đ3: Còn lại.
H: Tìm những chi tiết giới thiệu về con người Vũ Nương?
- Trong cách cư xử với chồng?
- Trong đối xử với mẹ chồng?
H: Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ kể chuyện? Cách xây dựng và giới thiệu nhân vật?
H: Vũ Nương hiện ra là một con người ntn?
H: Trong những phẩm chất trên đức tính gì là nét nổi bật ở nàng?
GV: Đó là một người phụ nữ xinh đẹp nết na, lại đảm đang, tháo vát,thờ kính mẹ chồng hết mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.
Giới thiệu.
Giải thích.
Nêu thời gian.
Nhận xét.
Đọc và tóm tắt.
Chia đoạn.
Tìm chi tiết.
Nhận xét.
Tổng hợp.
Lựa chọn.
I-Đọc và tìm hiểu chung.(15’)
1- Tác giả.
- Nguyễn Dữ (?) sống vào nửa đầu thế kỉ XII đời Lê Mạc.
- Là người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về quê ở ẩn nơi núi rừng Thanh Hoá.
2- Tác phẩm.
Là một trong 20 truyện của “ Truyền kì mạn lục”.
3- Thể loại.
Truyền kì- một loại văn tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc.
4- Đọc và tóm tắt.
5- Bố cục: 3 phần.
II- Đọc hiểu văn bản.(15’)
1- Nhân vật Vũ Nương.
- Tính thuỳ mị, nết na, lại có thêm tư dung tốt đẹp.
- Luôn giữ gìn khuôn phép, đức hạnh với chồng.
*Với mẹ chồng.
- Khi mẹ ốm.
+ Hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật.
+ Khôn khéo khuyên bảo.
- Khi mẹ chết.
+ Lo liệu ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ.
NT: Tự sự kết hợp trữ tình.
=> Người con gái đẹp người, đẹp nết.
 E- Củng cố- Dặn dò (5’)
 H: Hãy tóm tắt lại tác phẩm?
 H: Theo em vì sao người đọc quí trọng Vũ Nương?
 VN: Đọc và tìm hiểu tiếp bài.
 Học bài cũ. 
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài4- Tiết 17: chuyện người con gái nam xương.
 ( Nguyễn Dữ) .
A- Mục tiêu cần đạt.( như tiết 16)
B- Phương pháp.
C- Đồ dùng dạy học.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định (1’)
2- KTBC: Kể tóm tắt truỵên “ Chuyện người con gái Nam Xương”? Nhận xét về nhân vật Vũ Nương? (5’)
3- Bài mới.
H: Đọc và nêu nội dung của đoạn 2?
H: Vũ Nương bị oan ntn ? Hãy kể lại ngắn gọn nỗi oan của nàng?
H: Theo em nguyên nhân nào dẫn đến nỗi oan này?
- Sự xuất thân của hai người, tính đa nghi của Trương Sinh.
- Vì chiến tranh làm hai người phải xa cách.
- Vì con dại vô tình hại mẹ bằng câu chuyện” cái bóng”.
- Vì Vũ Nương yếu đuối.
H: Qua cái chết của Vũ nương hãy nhận xét về con người nàng?
H: ở đoạn truyện này em thấy Trương Sinh là người ntn?
H: Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn này?
H: Hành động nào chứng tỏ sự tuyệt vọng của Vũ Nương?
H: Qua lời than của Vũ Nương em thấy thể hiện những phẩm chất gì?
H: Nhận xét về cái chết của nàng?
H: Truyện có thể kết thúc ở đâu?Thêm đoạn Vũ Nương về trần thế thể hiện dụng ý gì của tác giả?
- Kết thúc có hậu.
- Minh oan cho nàng.
- Khẳng định sự trong sáng , trinh bạch của nàng.
- Tạo sự li kì, hấp dẫn.
H: Từ đây hãy nhận xét về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa?
H: Vì sao Vũ Nương không được về trần thế dù đã được giải oan?Theo em kết thúc truyện như vậy có ý nghĩa gì?
H: Nhận định về nghệ thuật của truyện?
H: Truyện đề cập đến nội dung, tư tưởng nào?
Hãy đọc phần ghi nhớ .
GV y/c HS đọc phần đọc thêm.
H: Bài đọc này nói lên điều gì?
Đọc và nêu .
Kể.
Tìm nguyên nhân.
Nhận xét.
Nêu suy nghĩ.
Nhận xét.
Tìm chi tiết.
Khái quát.
Nhận xét.
Lựa chọn,
giải thích.
Nhận xét.
Giải thích.
Nêu nhận định.
Nêu nội dung.
Đọc.
I- Đọc và tìm hiểu chung
II- Đọc hiểu văn bản.
 1- Nhân vật Vũ Nương.
 2- Nỗi oan của Vũ Nương.(15’)
- Trương Sinh nghe lời con la um lên .
- Giâú không kể lời con nói chuyện “cái bóng”.
- Mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi.
 * Vũ Nương khóc, giãi bày, phân trần: “ thiếp vốn con kẻ khó...giữ gìn một tiết...”
 NT: Tạo tình huống bất ngờ, sinh động, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
 => Sự ngẫu nhiên mà vô lí của số phận dẫn đến cái chết không ai có thể minh oan.Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, trinh bạch của Vũ Nương.
 *’’ Thiếp... nghi gia nghi thất.. bình rơi châm gãy...không còn lên núi Vọng Phu...’’
 NT: Câu văn biền ngẫu, ngôn ngữ cổ điển.
 => Nỗi đau tuyệt vọng khi hạnh phúc tan vỡ.
 *Tắm gội chay sạch ra bến Hoàng Giang than rằng:’’ Nếu đoan trang giữ tiết xin làm ngọc Mị Nương, nếu lừa chồng dối con xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp cho mọi người phỉ nhổ’’.
 NT: Tăng tiến.
 => Cái chết đáng thương, oan uổng.
 3- Vũ Nương ở dưới thuỷ cung.(9’)
- Gặp người quen Phan Lang,
nhớ quê, nhớ con muốn được gặp chồng con để giải oan.
- Chỉ ẩn hiện trên sông rồi biến mất.
 NT: Yếu tố kì ảo, sáng tạo.
 => Người phụ nữ trong xã hội xưa không được đảm bảo hạnh phúc.
 * Dụng ý của tác giả:
- Người tốt được hưởng hạnh phúc ở kiếp sau.
- Minh oan cho Vũ Nương.
III- Tổng kết- ghi nhớ.(5’)
 1- Nghệ thuật.
 2- Nội dung.
 3- Ghi nhớ. (SGK- T51)
IV- Đọc thêm. (7’)
Bài: Lại bài viếng Vũ Thị của Lê Thánh Tông.
 E- Củng cố- dặn dò.(3’)
H: Qua truyện em có suy nghĩ gì về thân phận của người con gái trong xã hội xưa?
VN: - Học bài cũ. 
 - Soạn bài : Xưng hô trong hội thoại.(SGK T38)
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài4- Tiết 18: xưng hô trong hội thoại.
A- Mục tiêu cần đạt.
 1- kiến thức:
Giúp hs nắm được hệ thống từ ngữ thường dùng để xưng hô trong hội thoại tích hợp với văn qua văn bản “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
 2- Kĩ năng.
Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại.
 3- Thái độ.
tự giác, tích cực khi học.
B- Phương pháp.
 Qui nạp, thực hành, hoạt động nhóm.
C- Đồ dùng dạy học.
 SGK, SGV, bảng phụ.
D- Tiến trình dạy học.
 1- Ôn định.(1’)
 2- KTBC: (5’) Kể tên các phương châm hội thoại đã học? cho các ví dụ ?
 3- Bài mới:
 GV y/c HS đọc câu hỏi 1 SGK.
H: Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong Tiếng Việt và cho biết cách dùng?
H: Các từ ngữ xưng hô có các sắc thái nào? Lấy VD?
GV y/c HS đọc đoạn trích trong SGK.
H: Xác định các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên?
H: Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích a?
H: Còn cách xưng hô ở ý b?
H: Giải thích sự thay đổi cách xưng hô đó?
H: Từ phần 1 hãy nhận xét về số lượng từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt?
H: Cần lưu ý gì khi sử dụng từ ngữ xưng hô?
Hs đọc và nêu y/c bài tập 1.
H: Lời nói trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ntn?
H: Vì sao có sự nhầm lẫn như vậy?
H: Giải thích vì sao trong các văn bản khoa học chỉ có một người nhưng vẫn xưng hô chúng tôi?
H: Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và sứ giả? Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?
H: Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu truyện về tình thầy trò?
Đọc.
Nêu và cho biết cách dùng.
Lấy ví dụ.
Đọc.
Xác định.
Phân tích.
Giải thích.
Nhận xét.
Lưu ý.
Giải thích.
Phân tích.
Phân tích.
I- Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.(25’)
 1- Từ ngữ xưng hô.
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao, chúng tôi, chúng tao...
- Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày...
- Ngôi thứ ba: nó, hắn, chúng nó, họ...
- Suồng sã: mày, tao...
- Thân mật: anh, chị, em, bạn...
- Trang trọng: quí ông, quí bà, quí cô...
 2- VD đoạn trích: Dế Mèn, Dế Choắt.
a- Các từ ngữ xưng hô: em, anh, ta, chú mày.-> Cách xưng hô bất bình dẳng vì Dế Choắt có mặc cảm thấp hèn Dế Mèn ngạo mạn, hách dịch.
b- Tôi- anh: Xưng hô bình đẳng Dế Mèn hối hận nhận ra lỗi lầm của mình, Dế Choắt không còn mặc cảmvà sợ hãi.
* Ghi nhớ- SGK T39.
II- Luyện tập.(15’)
 1- Sự nhầm lẫn giữa : chúng ta với chúng em, chúng tôi.
- Chúng ta: cả người nói và người nghe.
- Chúng em, chúng tôi: không bao gồm người nghe.
 2- Xưng hô “ chúng tôi” để thể hiện tính khách quan và sự tương đối.
 3- Em bé trong truyện gọi người sinh ra mình là mẹ là bình thường.
Xưng hô với sứ giả: ta- ông là khác thường( mang màu sắc của truyền thuyết).
 4- 
Vị tướng là người “ tôn sư trọng đạo” nên vẫn xưng hô với thầy giáo của mình là thầy- con.
 Người thầy giáo cũ rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài.
 Qua cách xưng hô của hai người ta thấy cả hai thầy trò đều đối xử rất thấu tình đạt lí.
 E- Củng cố- Dặn dò (5’).
H: Nhận xét về số lượng từ nhữ xưng hô trong Tiếng Việt?
H: Nêu y/c khi sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
 VN: Làm bài tập 5,6 SGK.(T41)
 Soạn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.(T53)
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
bài 4- tiết19: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
a- mục tiêu cần đạt:
 1- kiến thức.
học sinh hiểu được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong viết văn bản.
 2- kĩ năng.
rèn luyện kĩ năng trích dẫn khi viết văn bản.
 3- thái độ.
có ý thức sử dụng lời dẫn trong nói và viết.
b- phương pháp.
qui nạp, tích hợp, luyện tập, thực hành.
c- đồ dùng dạy học.
 SGK, SGV, bảng phụ.
d- tiến trình dạy học.
 1- ôn định (1’)
 2- KTBC: kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.(5’)
 3- Bài mới. 
GV treo bảng phụ có chứa VD y/c HS đọc.
H: Chỉ ra phần in đậm trong đoạn trích a,b? Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
H: Phần này được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu câu nào?
H: Trong cả hai đoạn trích có thể thay đổi vị trí của bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì hai bộ phận đó ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?
Hai bộ phận in đậm trên là cách dẫn trực tiếp.
H: Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp? 
GV y/c HS đọc phần ghi nhớ 1.
H: Phần in đậm ở đoạn trích a,b là lời nói hay ý nghĩ? Nó ngăn cách với bộ phận trước nó bằng dấu gì?
H: ở đoạn trích b phần in đậm ngăn cách bằng dấu hiệu gì? Có thể thay từ “rằng” bằng từ gì?
H: Thế nào là cách dẫn gián tiếp? Lấy VD trong các văn bản đã học?
GV y/c HS đọc ghi nhớ 2.
H: Hãy tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong bài?
H: Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong 3 ý a, b, c?
H: Trích dẫn ý kiến theo hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp?
H: Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương theo cách dẫn gián tiếp?
Đọc.
Phân loại.
Trả lời.
Tìm hiểu.
Khái quát.
Đọc.
Trả lời.
Thay thế.
Tổng hợp.
Đọc.
Tìm.
Viết đoạn văn.
Trích dẫn.
Thuật lại.
I- Cách dẫn trực tiếp.(10’)
 1- VD: Đọc đoạn trích.
a- “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì “-> lời nói được phát ra thành lời.
b- Phần in đậm là ý nghĩ trong đầu.-> hai phần in đậm được tách với phần trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
* Có thể thay đổi vị trí của phần in đậm , cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách hai phần.
 2- Ghi nhớ 1- SGK T54.
II- Cách dẫn gián tiếp .(10’)
 1- VD.
a- Lời nói.
b- Y nghĩ.
-> Được đánh dấu bằng từ “ rằng”. Cần thay từ “ rằng” bằng từ “ là”.
 2- Ghi nhớ 2- SGK T54.
III- Luyện tập.(15’)
 1- Bài tập 1.
a- “A! Lão già... thế này à?”-> Dẫn lời.
b- “ Cái vườn... còn rẻ cả”-> Dẫn ý.
-> Cách dẫn trực tiếp.
 2- Bài tập 2.
a- Trực tiếp: Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “ chúng ta phải ghi nhớ... dân tộc anh hùng”.
b- Gián tiếp: Trong báo cáo chính trị Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh chúng ta phải ghi nhớ công ơn... dân tộc anh hùng.
 3- Bài tập 3. 
 Vũ Nương nhờ Phan Lang nói với chồng rằng nếu còn chút tình xưa nghĩa cũ thì xin hãy lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về. 
 E- Củng cố- Dặn dò (5’).
H: So sánh sự giống và khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp?
 VN: Học bài cũ.
 Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài4- Tiết 20: luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
A- Mục tiêu cần đạt.
 1- Kiến thức:
Giúp HS ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về kiến thức văn bản tự sự đã được học ở kì I lớp 8 và nâng cao ở lớp 9.
 2- Kĩ năng.
Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau ngắn gọn mà vẫn đảm bảo đầy đủ các ý chính, nhân vật chính.
 3- Thái độ.
Tự giác, tích cực khi học.
B- Phương pháp. 
Luyện tập, thực hành, hoạt động nhóm.
C- Đồ dùng dạy học.
GV: SGK, SGV, STK.
HS: Bài soạn.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định.(1’)
2- KTBC: Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ? Hãy so sánh?
3- Bài mới.
GV y/c HS đọc các tình huống SGK.
Trong cả 3 tình huống trên người ta đều phải tóm tắt văn bản tự sự. Từ các tình huống đó hãy rút ra nhận xét.
H: Ơ tình huống 1 ta phải tóm tắt ntn?
H: Ơ tình huống 2 em sẽ phải làm gì?
H: Tình huống 3 có thể thực hiện như tình huống 2 không? Vì sao?
H: Từ các tình huống 1,2,3 hãy rút ra vai trò, vị trí của việc tóm tắt văn bản tự sự?
H: Hãy tìm hiểu và nêu các tình huống khác nhau trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự?
H: Từ đó hãy cho biết thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
GVy/c HS đọc ghi nhớ.
H: Nêu các ý mà em đã chuẩn bị để tóm tắt truyện?
H: Các sự việc chính nêu đã đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?
H: Các sự việc đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?
H: Trên cơ sở sửa chữa hãy tóm tắt văn bản trong khoảng 20 dòng?
H: Nếu phải tóm tắt tác phẩm này một cách ngắn gọn hơn em sẽ tóm tắt ntn với số dòng ít nhất mà người nghe vẫn hiểu được văn bản?
GV chia lớp làm 4 nhóm.
N1: Tóm tắt 1 VB lớp 8.
N2:____________lớp9.
N3: _______1 câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã nghe hoặc được chứng kiến.
N4: Nhận xét 3 nhóm trên.
GV tổng hợp đánh giá.
Đọc.
Nhận xét.
Trả lời.
Lựa chọn.
Giải thích.
Tổng hợp.
Tìm hiểu.
Khái quát.
Đọc.
Nêu.
Nêu và giải thích.
Trả lời.
Tóm tắt.
Thực hành.
Hoạt động nhóm 10’. 
I- Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.(10’)
 1- Các tình huống.
 a- Kể lại bộ phim một cách vắn tắt.
 b- Tóm tắt văn bản: “ Chuyện người con gái Nam Xương’’.
 c - Tóm tắt văn bản khi phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật.
 2- Nhận xét.
 a- Kể diễn biến của bộ phim cùng tên với một tác phẩm văn học.( phim có thể khác ít nhiều với tác phẩm) người kể phải bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim.
 b- Phải đọc tác phẩm trước rồi tóm tắt nhân vật chính và cốt truyện người đọc sẽ có hứng thú hơn khi đọc hiểu và phân tích .
 c- Người kể phải trung thành với cốt truyện, khách quan với nhân vật không thêm thắt lời bình chủ quan dài dòng. 
=> Tóm tắt văn bản tự sự là nhu cầu tất yếu của cuộc sống.
 3- Một số tình huống cần tóm tắt văn bản tự sự.
- Lớp trưởng báo cáo vắn tắt về một hiện tượng vi phạm nội qui của lớp.
- Chú bộ đội kể lại một trận đánh.
- Người đi đường kể laị một vụ tai nạn giao thông.
 * Ghi nhớ SGK- T59.
II- Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự.(15’)
 1- Chuyện người con gái Nam Xương.
 a- 7 sự việc và nhân vật đưa ra khá đầy đủ.
- Còn thiếu một sự việc quan trọng đó là: Khi Vũ Nương đã chết thì một đêm đứa con trai chỉ bóng cha trên vách nói rằng cha nó lại đến khiến Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ
 b- Sự việc 1->6 giữ nguyên
 - Sửa sự việc 7: Trương Sinh thấu hiểu nỗi oan của vợ.
 - Sự việc 8: Trương Sinh nghe Phan Lang...
2- Tóm tắt văn bản.
III- Luyện tập. (15’)
 1- Viết tóm tắt 1 văn bản tự sự lớp 8 và một văn bản trong chương trình lớp 9.
 2- Tóm tắt một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống.
 E- Củng cố- Dặn dò.(5’)
H: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Khi tóm tắt cần đảm bảo những yêu cầu gì?
 VN:- Tiếp tục tóm tắt những văn bản còn lại.
 - Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng. (SGK T60). 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 bai 4.doc