A- Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh hiểu tầm quan trọng của việc trau rồi kiến thức vốn từ, muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
- Rèn luyện kỹ năng dùng từ.
- Giáo dục học sinh ý thức dùng từ có hiệu quả.
- Tích hợp: Nghĩa của từ, mở rộng vốn từ.
* Trọng tâm: Viết đoạn văn.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, nghiên cứu tài liệu liên quan, bảng phụ.
- Học sinh: Học kỹ bài trước, đọc kỹ bài mới.
Tiết 33: Trau dồi vốn từ Soạn: 30/09/2009 Dạy: A- Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh hiểu tầm quan trọng của việc trau rồi kiến thức vốn từ, muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ. - Rèn luyện kỹ năng dùng từ. - Giáo dục học sinh ý thức dùng từ có hiệu quả. - Tích hợp: Nghĩa của từ, mở rộng vốn từ. * Trọng tâm: Viết đoạn văn. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, nghiên cứu tài liệu liên quan, bảng phụ. - Học sinh: Học kỹ bài trước, đọc kỹ bài mới. C- Tiến trình bài dạy 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra: - Thuật ngữ là gì? đặc điểm của thuật ngữ? 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy trò - Học sinh đọc đoạn trích của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trên bảng phụ. H: Em hiểu về ý kiến của Phạm Văn Đồng như thế nào? (gồm mấy ý, cụ thể như thế nào?) - Học sinh nhận xét ví dụ 2. a) Thừa từ "đẹp" (Thắng cảnh - cảnh đẹp) b) Dùng sai từ "dự đoán" -> phòng đoán, ước tính, ước đoán (dự đoán, đoán trước tình hình sự việc sảy ra trong tương lai) c) Dùng sai từ "đẩy mạnh" (thúc đẩy cho phát triển nhanh nói về quy mô: mở rộng hay thu hẹp (không thể nhanh hay chậm) Giáo viên đưa một số vd khác: Anh ấy làm việc rất năng lực/ Những đôi mắt ngây ngô H: Những câu văn trên dùng từ đã đúng chưa? Đã vận dụng tốt vốn từ như Thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên chưa? H: Vậy muốn vận dụng tốt vốn từ của mình trước hết phải làm gì? (hiểu đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng từ) H: Từ những VD trên, em rút ra bài học gì về việc dùng từ? - Học sinh đọc VD (bảng phụ) H: Em hiểu ý kiến của TH như thế nào? (Xác định được ý quan trọng nhất trong màn TA là học cách trau dồi vốn từ của ND) H: So sánh hình thức trau dồi vốn từ ở BH 1 với cách trau dồi vốn từ của (BH1: Rèn luyện để biết đầy đủ - đã biết nhưng có thể biết chưa rõ còn TH: Biết thêm những từ mình chưa biết) H: Qua ý kiến của TH em rút ra bài học gì? - Học sinh đọc nêu yêu cầu bài tập 2. - yêu cầu học sinh căn cứ vào cách giải nghĩa từ HV (đã học lớp 7) để xác định cho đúng. - Học sinh thảo luận. - Sửa chữa. - Học sinh đọc nêu yêu cầu bài tập 3. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu bài tập. - Chia nhóm thảo luận mỗi nhóm 1 VD. - Sửa chữa bổ xung. - Học sinh đọc kỹ đoạn văn xem ý chính được nêu là gì? - Nhận xét, bình luận. Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập 5. - Căn cứ vào lời dạy của Bác Hồ. - Căn cứ vào thực tế. - Xác định cách làm tăng vốn từ. Nội dung I- Bài học: 1/ Rèn luyện để nắm rõ nghĩa của từ và cách dùng từ. a) VD. SGK trang 99-100. * VD 1. * VD 2. b) Nhận xét: * VD 1: ý kiến của Thủ tướng gồm 2 ý: - Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. - Muốn phát huy tốt những kỹ năng của Tiếng Việt mỗi cá nhân cần phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ. * VD 2: Dùng từ không hợp lý (không đúng nghĩa và cách dùng.) c) Kết luận: Ghi nhớ (SGK trang 100) 2/ Rèn luyện để làm tăng vốn từ: a) VD: (SGK trang 100) b) Nhận xét: - Phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du, bày cách học lời ăn tiếng nói của Nguyễn Du. c) Kết luận: Ghi nhớ (SGK trang 101) II- Luyện tập: 1/ Bài 1: Chọn cách giải thích đúng. a) Hậu quả - kết quả xấu. b) Đoạt - chiếm được phần thắng. c) Tinh tú - sao trên trời (nói khái quát) 2/ Bài 2: a) Tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực (dứt, không còn gì) - Những từ ngữ còn lại (cực kỳ, nhất) b) Đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng ấu đồng thoại (trẻ em). - Các từ còn lại (chất - đồng) 3/ Bài 3: a) Sai từ "Im lặng" -> (nói về con người, cảnh tượng của con người => Yên tĩnh vắng lặng. b) Sai từ "Thành lập" (lập nên, xác định nên một tính chất) quan hệ ngoại giao không phải là một tính chất -> Thiết lập. c) Sai từ "Cảm xúc" (danh từ) có thể là đại từ Tiếng Việt không nói X khiến Y rất cảm xúc mà nói X khiến Y rất cảm động, xúc động, cảm phục. 4/ Bài 4: Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua những người dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc, phải học tập lời ăn tiếng nói của họ. 5/ Bài 5: Để làm tăng vốn từ cần: - Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hằng ngày của người xung quanh, phương tiện thông tin, báo chí. - Đọc sách báo, tác phẩm văn học. - Ghi chép lại những từ ngữ mới nghe được, đọc được, gặp những từ khó thì tra từ điển hoặc hỏi. - Tập sử dụng những từ ngữ mới trong hoàn cảnh giao tiếp thích hợp. 4/ Củng cố: - Nêu những cách để trau dồi vốn từ. 5/ Hướng dẫn về nhà: - Học nội dung bài học. - Làm bài tập 6, 7, 8, 9 (SGK trang 103 - 104) - Đọc thêm: (SGK trang 104)
Tài liệu đính kèm: