Câu 1:Gen là:
A. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin về một phân tử prôtêin;
B. Một đoạn của đại phân tử axit nuclêic mang thông tin cấu trúc về một hoặc một số chuỗi prôtêin;
C. Một đoạn của phân tử ARN thông tin;
D. Một đoạn của đại phân tử axit nuclêic mang thông tin cấu trúc hoặc điều hoà di truyền.
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị ĐỀ I Câu 1:Gen là: A. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin về một phân tử prôtêin; B. Một đoạn của đại phân tử axit nuclêic mang thông tin cấu trúc về một hoặc một số chuỗi prôtêin; C. Một đoạn của phân tử ARN thông tin; D. Một đoạn của đại phân tử axit nuclêic mang thông tin cấu trúc hoặc điều hoà di truyền. Câu 2:Ở ruồi giấm 2n = 8 NST, có người nói rằng ở thế hệ 3 nhiễm kép số lượng NST của ruồi giấm sẽ là 10. Vậy người đó trả lời đúng không? A. Đúng. B. Không đúng vì thể ba nhiễm kép số lượng NST bằng 11; C. Không đúng vì thể ba nhiễm kép số lượng NST là 5; D. Không đúng vì thể ba nhiễm kép số lượng là 14; Câu 3:Thể đơn bội dùng để chỉ cơ thể sinh vật có bộ NST trong nhân tế bào mang đặc điểm: A. Mất một chiếc NST trong một cặp; B. Mất hẳn một cặp NST; C. Mất một chiếc trong cặp NST giới tính; D. Mỗi cặp NST chỉ còn lại một chiếc; Câu 4:Bằng phương pháp lai xa kết hợp với phương pháp gây đa bội thể có thể tạo ra dạng đa bội thể nào sau đây: A. Thể tam nhiễm; B. Thể không nhiễm; C. Thể đơn nhiễm; D. Thể song nhị bội. Câu 5:Trường hợp cơ thể sinh vật bị mất hẳn một cặp NST tương đồng nào đó, Di truyền học gọi là: A. Thể tam nhiễm; B. Thể không nhiễm; C. Thể đơn nhiễm; D. Thể tứ nhiễm; Câu 6:Trường hợp cơ thể sinh vật có thêm một cặp NST tường đồng nào đó, Di truyền học gọi là: A. Thể dị bội lệch; B. Thể đa bội lệch; C. Thể tam nhiễm; D. Thể bốn nhiễm Câu 7:Những nguyên nhân gây ra hiện tượng thể đa bội là: 1. Rối loạn phân bào I; 2. Rối loạn phân bào 2; 3. Lai khác loài; 4. Tách tâm; 5. Dung hợp tâm. A. 1, 2; B. 1, 3; C. 1, 2, 3; D. 1, 2, 3, 4, 5 Câu 8:Đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyềntrong 1 nhiễm sắc thể ? A. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ; B. Mất đoạn và lặp đoạn; C. Đảo đoạn và chuyển đoạn; D. Lặp đoạn và chuyển đoạn; Câu 9:Đột biến cấu trúc NST làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền là: A. Mất đoạn; B. Thêm đoạn; C. Đảo đoạn; D. Cả A, B, C Câu 11Cơ chế di truyền học chủ yếu của hiện tượng lặp đoạn là: A. NST tái sinh không bình thường ở một số đoạn; B. Do trao đổi chéo không đểu giữa các crômatit ở kì đầu của giảm phân I; C. Do sự đứt gãy trong quá trình phân li của các NST đơn về các tế bào con; D. Do tác đột biến gây đứt rời NST thành từng đoạn và nối lại ngẫu nhiên; Câu 12:Mất đoạn NST thường gây ra hậu quả: A. Gây chết hoặc giảm sức sống; B. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể; C. Không ảnh hưởng gì tới đời sống của sinh vật; D. Cơ thể thường chết ngay khi còn là hợp tử; Câu 13:Đột biến cấu trúc NST là quá trình : A. Thay đổi thành phần prôtêin trong NST; B. Phá huỷ mối liên kết giữa prôtêin và ADN; C. Thay đổi cấu trúc NST trên từng đoạn NST; D. Biến đổi ADN tại một điểm nào đó trên NST; Câu 14:Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến, điều này được giải thích là do: A. Nó làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin B. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin; C. Làm cho ADN không tái bản được dẫn đến không kế tục vật chất giữa các thế hệ được; D. Cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen; Câu 15:Các loại đột biến gen bao gồm: A. Thêm một hoặc vài cặp bazơ; B. Bớt một hoặc vài cặp bazơ; C. Thay thế một hoặc vài cặp bazơ; D. Cả A, B, C Câu 16:Đột biến gen chất tế bào có đặc điểm là: A. Tương tác qua lại với gen trên NST; B. Có sự ổn định, bền vững và di truyền cho đời sau theo dòng mẹ; C. Có vị trí quan trọng, cũng là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá; D. Cả A, B, C Câu 17:Để phân ra đột biến sinh dục, đột biến sôma, người ta phải căn cứ vào: A. Sự biểu hiện của đột biến; B. Mức độ đột biến; C. Cơ quan xuất hiện đột biến; D. Mức độ biến đổi của vật chất di truyền; Câu 33:Sự phân li của các NST kép trong cặp NST tương đồng xảy ra trong kì nào của giảm phân? A. Kì sau của lần phân bào I; B. Kì cuối của lần phân bào I; C. Kì giữa của lần phân bào II; D. Kì sau của lần phân bào II; Câu 34:Hãy tìm ra các câu trả lời sai trong các câu sau đây: Trong quá trình phân bào bình thường, NST kép tồn tại ở: A. Kì giữa của nguyên phân; B. Kì sau của nguyên phân; C. Kì đầu của giảm phân I; D. Kì đầu của giảm phân II; Câu 35:Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là: A. Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con; B. Sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên; C. Sự nhân đôi đồng loạt của các cơ quan tử; D. Cả A, B, C Câu 36:Các sự kiện di truyền của NST trong giảm phân có thể phân biệt với nguyên phân là: A. Có hai lần phân bào mà chỉ có một lần nhân đôi của NST; B. Có sự tạo thành 4 tế bào con có bộ NST giảm đi 1/ 2; C. Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các crômatit khác nguồn trong cặp; D. Có sự phân li độc lập của các NST kép trong cặp NST tương đồng; Câu 41:Kí hiệu “bộ NST 2n” nói lên: A. NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng trong tế bào sôma; B. Cặp NST tương đồng trong tế bào có 1 NST từ bố, 1 NST từ mẹ; C. NST có khả năng nhân đôi; D. NST tồn tại ở dạng kép trong tế bào; Câu 42:Nhân tế bào được coi là bào quan giữ vai trò quyết định trong di truyền . Vậy yếu tố nào sau đây giúp thực hiện được chức năng quan trọng đó: A. Màng nhân; B. Dịch nhân; C. Nhân con; D. Chất nhiễm sắc. Câu 43:Ở sinh vật giao phối, bộ NST được ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác là nhờ: A. NST có khả năng tự nhân đôi; B. NST có khả năng tự phân li; C. Quá trình nguyên phân; D. Quá trình giảm phân, thụ tinh; Câu 45:NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào là vì: A. Có chứa ADN là vật chất mang lại thông tin di truyền; B. Có khả năng tự nhân đôi; C. Có khả năng phân li tổ hợp trong giảm phân, thụ tinh đảm bảo sự ổn định bộ NST của loài; D. Cả A, B, C Câu 47:Có sự tạo thành các phân đoạn okazaki ở E.coli là do: A. Tính chất 2 cực đối song song của phân tử ADN; B. Chiều hoạt động tái bản của enzim ADN - Pôlimeraza là 5’ – 3’; C. ADN có nguyên tắc tổng hợp kiểu phân tán; D. Cả A và B. Câu 48: Di truyền học hiện đại đã chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc: A. Bảo toàn;B. Bán bảo toàn; C. Nửa gián đoạn; D. Cả B và C; Câu 49. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở a.nhân tế bào. b.tế bào chất. c.ribôxôm. d.ti thể. Câu 50. Đột biến gen là a.những biến đổi trong cấu trúc và số lượng gen. b.những biến đổi về cấu trúc của NST. c.những biến đổi về cấu trúc của gen. d.những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST Câu 51. Dạng thông tin di truyền được ribôxôm sử dụng trực tiếp để tổng hợp ADN là: a.ADN. b.mARN. c.rARN. d.tARN. Câu 52. Trên một mạch khuôn của phân tử ADN có số lượng các nuclêôtit như sau: A = 45, G = 40, T=45, X = 40. Phân tử ADN trên tự nhân đôi một lần, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu? a.A=T= 0, G=X=45 b.A=T=45, G=X= 40 c.A=T=90, G=X=80. d.A=T=G=X=45 Câu 53. Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit: 3’...AAXGTTGXGAXTGGT...5’(mạch bổ sung) 5’...TTGXAAXGXTGAXXA...3’(mạch mã gốc) Vậy trình tự nuclêôtit trên mARN khi đoạn ADN trên phiên mã sẽ là a.5’UUGXAAXGXUGAXXA3’. b.3’AAXGTTGXGAXTGGT5’. c.5’AAXGUUGXGAXUGGU3’. d.3’AAXGUUGXGAXUGGU5’. Câu 54. Trình tự nuclêôti nào sau đây phù hợp với trình tự các nuclêôtit được phiên mã từ một gen có mạch bổ sung là 5’GAXGATTGX3’? a.3’XTGXTAAXG5’ b.5’XUGXUAAXG3’ c.3’XUGXUAAXG5’ d.5’GAXGAUUGX3’ Câu 55. Côđon nào dưới đây mã hóa cho axit amin mở đầu? a.AUG b.UGA c.UAA d.UAG Câu 56. Những côđon nào dưới đây không mã hóa cho axit amin (côđon kết thúc) ? a.AUG, UGA, UAA b.AUG, UAG, UAA c.UGA, UAG, UAA d.UGA, UAG, AUG Câu 57. Tính đặc hiệu của mã bộ ba có nghĩa là a.một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin . b.mỗi bộ ba mã hóa cho một axit amin nhất định . c.mỗi axit amin được mã hóa bởi một hoặc nhiều bộ ba khác nhau . d.nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã. Câu 58. Tính phổ biến của mã bộ ba có nghĩa là a.một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin. b.mỗi bộ ba mã hóa cho một axit amin nhất định . c.mỗi axit amin được mã hóa bởi một hoặc nhiều bộ ba khác nhau . d.các loài sinh vật khác nhau đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ trường hợp ngoại lệ. Câu 59. Tính thoái hóa của mã bộ ba có nghĩa là a.một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin . b.mỗi bộ ba mã hóa cho một axit amin nhất định . c.mỗi axit amin được mã hóa bởi một hoặc nhiều bộ ba khác nhau . d.các loài sinh vật khác nhau đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ trường hợp ngoại lệ. Câu 60. Loại axit nuclêic nào mang bộ ba đối mã (anticôđon)? a. ADN. b.mARN. c.tARN. d.rARN. Câu 61. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN - polimeraza có vai trò: a.tháo xoắn phân tử ADN. b.tổng hợp các mạch ADN mới. c.nối các đoạn Okazaki lại với nhau. d.bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN. Câu 62. Quá trình phiên mã diễn ra ở đâu? a.Nhân tế bào. b.Tế bào chất. c.Ribôxôm. d.Ti thể. Câu 63.Câu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã? a.mARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3’ – 5’. b.Mạch mARN được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’ . c.Cả 2 mạch trên gen đều tham gia vào quá trình phiên mã . d.Mạch mARN được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung:(ADN – ARN)A – U, T – A, G – X, X – G. Câu 64. Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là a.nuclêôtit. b.axit amin. c.nuclêôxôm. d.ribôxôm. Câu 65. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là a.nuclêôtit. b.axit amin. c.nuclêôxôm. d.ribôxôm. Câu 66. Đột biến là: a.sự biến đổi trong AND trong nhiễm sắc thể. b.sự biến đổi đột ngột của một tính trạng trên cơ thể. c.sự biến đổi trong kiểu gen. d.sự biến đổi trong kiểu hình dưới tác động của môi trường. Câu 67. Đột biến gen là gì? a.Sự biến đổi của một (hay một số) cặp nuclêôtit trong gen. b.Sự phát sinh alen mới. c.Sự biến đổi của một nuclêôtit trong gen. d.Sự biến đổi của kiểu hình sinh vật. Câu 68. Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây không làm tăng hay giảm chất liệu di truyền của tế bào? a.mất đoạn và đảo đoạn .b.lặp đoạn và chuyển đoạn. c.lặp đoạn và chuyển đoạn. d.đảo đoạn và chuyển đoạn. Câu 69. Những dạng đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? a.Mất đoạn, đảo đoạn và lặp một số cặp nuclêôtit. b.Chuyển đoạn, mất đoạn đảo cặp nuclêôtit. c.Mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn. d.Thay thế, thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit. Câu 71. Dạng đột biến gen nào sau đây thường gây hậu quả lớn nhất trong chuỗi polipeptit do gen tổng hợp? a.Mất 3 cặp nuclêôtit ở gần bộ ba mở đầu. b.Mất 1 cặp nuclêôtit ở gần bộ ba mở đầu. c.Thay 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen. d.Thêm 1 cặp nuclêôtit ở vị trí cuối gen. Câu 72. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể dẫn ... ao 200cm. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất, kích thước của cây F1 là: A. 100cm. B. 150cm. C. 170cm. D. 140cm. 23. Ở ngô, tính trạng kích thước thân do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau tương tác kiểu bổ sung quy định. Kiểu gen có mặt đồng thời 2 alen trội A và B thân cao, kiểu gen thiếu một hoặc hai alen trội này đều cho thân thấp. Cho giao phấn 2 thứ ngô thuần chủng thân cao và thân thấp giao phấn với nhau thu được F1 đều có thân cao, tíêp tục chho F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là A. 3 thân cao: 1 thân thấp. B. 9 thân cao: 7 thân thấp. C. 15 thân cao: 1 thân thấp. D. 13 thân cao: 3 thân thấp. 24. Trường hợp một gen (trội hoặc lặn) làm cho một gen khác (không alen) không biểu hiện kiểu hình gọi là tương tác kiểu A. bổ sung. B. át chế. C. cộng gộp. D. đồng trội. 25. Trong một tổ hợp lai giữa 2 dòng hành thuần chủng củ trắng và củ đỏ, F1 đều củ trắng và F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 12 củ trắng: 3 củ đỏ: 1 củ vàng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền A. tương tác át chế. B. tương tác bổ trợ. C. tương tác cộng gộp. D. liên kết. 26. Một loài thực vật, nếu có hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen thì cho hoa màu đỏ, các kiểu gen khác đều cho hoa màu trằng. Cho lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen. Kết quả lai phân tích ở Fa là A. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D. 100% hoa đỏ. 27. Gen đa hiệu là A.gen chịu sự điều khiển của nhiều gen khác. B. gen điều khiển sự hoạt động của nhiều gen khác. C. gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng. D. gen tạo ra nhiều sản phẩm với hiệu quả rất cao. 28. Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là A. sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân. B. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào. C. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau. D. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng. 29. Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết? A. Số nhóm tính trạng di truyền lien kết tương ứng với số nhóm gen liên kết. B. Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết. C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng NST trong bộ lưỡng bội của loài đó. D. Số nhóm gen lien kết ở mỗi loài tương ứng NST trong bộ đơn bội của loài đó. 30. Một loài thực vật, gen A quy định cây cao, alen a: cây thấp; gen B quả đỏ, alen b: quả trắng. Các gen liên kết hoàn toàn trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen , tỉ lệ kiểu hình ở F1 là A. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ B. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng C. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ D. 3 cây cao, quả đỏ: 1cây thấp, quả trắng 31. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen 1: 1: 1: 1? A. ´ B. ´ C. ´ D. ´ 32. Cơ sở tế bào học của tái tổ hợp gen là A. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân. B. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu giảm phân I. C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân. D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân. 33. Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng A. Tổng tỉ lệ của 2 loại giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị. B. Tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P. C. Tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P. D. Tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị. 34. Bản đồ di truyền có ý nghĩa gì trong chọn giống? A. Rút ngắn thời gian chọn cặp giao phối nên rút ngắn được thời gian chọn giống. B. Xác định được vị trí của gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế. C. Xác định được vị trí của gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế. D. Xác định được vị trí của gen quy định các tính trạng cần loại bỏ. 35. Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn? A. Làm giảm biến dị tổ hợp. B. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST. C. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. D. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể. 36. Với tần số hoán vị gen là 20%, cá thể có kỉểu gen cho tỉ lệ các loại giao tử là A. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30% B. AB = ab = 30%; Ab = aB = 20% C. AB = ab = 40%; Ab = aB = 10% D. AB = ab = 10%; Ab = aB = 40% 37. Một loài thực vật, các tính trạng quả đỏ (A), tròn (B) trội hoàn toàn so với các tính trạng quả vàng (a), bầu dục (b). Trong quá trình phát sinh gia tử có hiện tượng hóan vị gen xảy ra với tần số 40%. Lai hai giống thuần chủng quả đỏ, tròn và quả vàng, bầu dục với nhau được F1. Cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình là : A. 30% quả đỏ, tròn : 30% quả vàng, bầu dục : 20% quả đỏ, bầu dục : 20% vàng, tròn B. 30% quả đỏ, bầu dục : 30% quả vàng, tròn: 20% quả đỏ, tròn: 20% vàng, bầu dục C. 40% quả đỏ, tròn : 40% quả vàng, bầu dục : 10% quả đỏ, bầu dục : 10% vàng, tròn D. 40% quả đỏ, bầu dục : 40% quả vàng, tròn: 10% quả đỏ, tròn: 10% vàng, bầu dục 38. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng: A. Gen quy định các tính trạng giới tính nằm trên các nhiễm sắc thể (NST) thường. B. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y. C. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST X. D. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính. 39. Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn (h) trên NST X qui định, không có alen tương ứng trên Y, alen trội (H) tuơng ứng cho tính trạng bình thường. Người phụ nữ di hợp lấy chồng khoẻ mạnh thì xác suất họ sinh con trai bị bệnh là A. 100% B. 50%. C. 25%. D. 12,5 %. 40. Ở mèo, kiểu gen DD: lông đen; Dd: lông tam thể; dd: lông hung. Gen qui định màu lông nằm trên nhiễm sắc thể X. Mèo ♀ lông hung giao phối với mèo ♂ lông đen à F1. Cho mèo F1 giao phối với mèo đực lông hung thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là A. 1 mèo ♀ lông hung: 1 mèo ♀ lông tam thể: 1 mèo ♂ lông đen: 1 mèo ♂ lông tam thể. B. 1 mèo ♀ lông hung: 1 mèo ♀ lông tam thể: 1 mèo ♂ lông đen: 1 mèo ♂ lông hung. C. 1 mèo ♀ lông đen: 1 mèo ♀ lông tam thể: 1 mèo ♂ lông đen: 1 mèo ♂ lông tam thể. D. 1 mèo ♀ lông đen: 1 mèo ♀ lông tam thể: 1 mèo ♂ lông đen: 1 mèo ♂ lông hung. 41. Đặc điểm nào không đúng với di truyền qua tế bào chất là? A. Các tính trạng do gen của nằm trong tế bào chất của quy định. B. Các tính trạng di truyền không tuân theo quy luật nhiễn sắc thể. C. Tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ có vai trò chủ yếu trong di truyền. D. Vai trò của tế bào sinh dục đực và cái ngang nhau. 42. Nhận định nào sau đây về đặc điểm của thường biến vả mức phản ứng là đúng? A. Thường biến và mức phản ứng đều di truyền. B. Thường biến và mức phản ứng đều không di truyền. C. Thường biến không di truyền, mức phản ứng di truyền. D. Thường biến di truyền, mức phản ứng không di truyền. 43. Đối với các loài sinh sản hữu tính, bố hoặc mẹ di truyền cho con A. tinh trạng. B. kiểu gen. C. kiểu hình. D. alen. 44. Mối liên hệ giữa gen và tính trạng được biểu diễn qua sơ đồ A.Gen (ADN)à mARN à Polipeptit à Prôtêin à Tính trạng. B.Gen (ADN) à mARN à Prôtêin à Polipeptit à Tính trạng. C. Gen (ADN) à rARN à Polipeptit à Prôtêin à Tính trạng. D. Gen (ADN) à tARN à Polipeptit à Prôtêin à Tính trạng. 45. Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là A. sự thích nghi của sinh vật. B. sự thích nghi kiểu gen. C. sự mềm dẻo kiểu hình. D. sự mềm dẻo kiểu gen. BÀI TẬP CHƯƠNG I Câu 46: Một gen nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 10500 nuclêôtit tự do, trong đó riêng loại ađênin nhận của môi trường bằng 1575 nuclêôtit. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu? A. A = T = 27,5%; G = X = 22,5% B. A = T = 20%; G = X = 30% C. A = T = 15%; G = X = 35% D. A = T = 32,5%; G = X = 17,5% Câu 47: Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet .Số liên kết hoá trị giữa các đơn phân của gen là: A. 798 liên kết B. 898 liên kết C. 1598 liên kết D. 1798 liên kết Câu 48: Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet .Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là: A. A = T = 360; G = X = 540 B. A = T = 540; G = X = 360 C. A = T = 270; G = X = 630 D. A = T = 630; G = X = 270 Câu 49 : Một gen có chiều dài 2142 ăngstron. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Gen chứa 1260 nuclêôtit B. Số liên kết hoá trị của gen bằng 2418 C. Gen có tổng số 63 vòng xoắn D. Cả A, B, C đều đúng Câu 50: Một gen có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau và có khối lượng 540000 đơn vị cacbon. Số liên kết hiđrô của gen bằng: A. 2340 liên kết B. 2250 liên kết C. 3120 liên kết D. 4230 liên kết Câu 51 : Gen có số cặp A – T bằng 2/3 số cặp G – X và có tổng số liên kết hoá trị giữa đường với axit phôtphoric bằng 4798. Khối lượng của gen và số liên kết hiđrô của gen lần lượt bằng: A. 720000 đơn vị cacbon và 3120 liên kết B. 720000 đơn vị cacbon và 2880 liên kết C. 900000 đơn vị cacbon và 3600 liên kết D. 900000 đơn vị cacbon và 3750 liên kết Câu 52: Gen có số cặp A – T bằng 2/3 số cặp G – X và có tổng số liên kết hoá trị giữa đường với axit phôtphoric bằng 4798. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là: A. A = T = G = X = 600 B. A = T = G = X = 750 C. A = T = 720; G = X = 480 D. A = T = 480; G = X = 720 Câu 53 : Trên mạch thứ nhất của gen có chứa A, T, G, X lần lượt có tỉ lệ là 20% : 40% : 15% : 25%. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen nói trên là: A. A = T = 35%; G = X = 15% B. A = T = 30%; G = X = 20% C. A = T = 60%; G = X = 40% D. A = T = 70%; G = X = 30% Câu 54: Một gen có chứa 1198 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit thì có khối lượng bằng bao nhiêu? A. 720000 đơn vị cacbon B. 621000 đơn vị cacbon C. 480000 đơn vị cacbon D. 360000 đơn vị cacbon Câu 55: Một gen có chiều dài 1938 ăngstron và có 1490 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là: A. A = T = 250; G = X = 340 B. A = T = 340; G = X = 250 C. A = T = 350; G = X = 220 D. A = T = 220; G = X = 350 Câu 56: Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số liên kết hiđrô của gen nói trên là: A. 990 liên kết B. 1020 liên kết C. 1080 liên kết D. 1120 liên kết Câu 57: Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là: A. A = T = 180; G = X =270 B. A = T = 270; G = X = 180 C. A = T = 360; G = X = 540 D. A = T = 540; G = X = 360 Câu 58 Một gen có chứa 132 vòng xoắn thì có chiều dài là baonhiêu? A. 2244 ăngstron B. 4488 ăngstron C. 6732 ăngstron D. 8976 ăngstron Câu 59: Yếu tố nào quy định phân tử ADN tự sao đúng mẫu? A. Nguyên tắc bổ sung giữa nuclêôtit môi trường khi liên kết với các nuclêôtit trên mạch gốc B. Enzim ADN – pôlimeraza C. Xảy ra dựa vào ADN mẹ D. Cả A, B, C đều đúng
Tài liệu đính kèm: