Công thức làm bài văn nghị luận

Công thức làm bài văn nghị luận

Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại.

Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích.

Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.

Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.

Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận

1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:

Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.

Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1321Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Công thức làm bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Công thức làm bài văn nghị luận
Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại.
Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. 
Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn. 
Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.
Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận 
1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.
Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:
Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.
Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng
Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.
2. Thân bài
Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:
Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
 Gì: Cái gì, là gì
 Nào: thế nào
 Sao: tại sao
 Do: do đâu
 Nguyên: nguyên nhân
 Hậu: hậu quả
Hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng 
2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...) 
2.3 .Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức
+ Nào - Sao - Cảm
 Nào: thế nào
 Sao: tại sao
 Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân
Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài .
3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A/NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÝ 
1. Khái niệm, đề tài, yêu cầu và các thao tác chính:
a) Khái niệm
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc đời.
b) Đề tài:Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao gồm:
- Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống,
- Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như:
 + Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng,
 + Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn,
 + Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,... 
- Về các quan hệ gia đình như tình mẫu tử, anh em,... 
- Về quan hệ xã hội như tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè,
- Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống. 
c) Yêu cầu
- Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đè
- Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bãi bỏ, nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.
- Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề.
- Người thực hiện nghị luận phải có lí tưởng và đạo lí.
d) Các thao tác lập luận cơ bản
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. 
2. Cách làm bài
a) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn. 
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai. 
b) Thân bài
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).
- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có).
- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động. 
- Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu). 
c) Kết bài
Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận. 
3. Tổng kết
Muốn làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết hãy tìm hiểu sâu về tư tưởng, đạo lí được đem ra bàn bạc.
Tìm hiểu tư tưởng, đạo lí bằng cách phân tích, giải thích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu.
Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó.
Nêu các luận cứ và phân tích các luận cứ để khẳng định nhận định, đánh giá của mình. 
4. Ví dụ
Lập dàn ý cho đề bài sau (đề 1 SGK Ngữ văn Nâng cao, tập 1, trang 175):
Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống (Lép Tôn-xtôi). 
Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình. 
a) Mở bài
- Giới thiệu về ý kiến của L.Tôn-xtôi. 
- Nêu nội dung câu nói của L.Tôn-xtôi:
 + Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường ; không có lí tưởng thì không có cuộc sống.
 + Nâng cao vai trò của lí tưởng lên một tầm cao ý nghĩa của cuộc sống. Ở đây đòi hỏi phải giải thích mối quan hệ giữa lí tưởng và ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống. 
- Yêu cầu của đề: suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung đối với mọi người và lí tưởng riêng của mình. 
b) Thân bài
- Giải thích câu nói của L.Tôn-xtôi về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống:
+ Lí tưởng là ước mơ, khát vọng định hướng cuộc sống. Lí tưởng xấu có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người. Không có lí tưởng tốt đẹp thì không có cuộc sống tốt đẹp.
+ Lí tưởng tốt đẹp, thực sự có vai trò chỉ đường vì đó là lí tưởng vì dân, vì nước, vì gia đình và hạnh phúc bản thân. Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường cho chính sự nghiệp cụ thể mà mỗi người theo đuổi: khoa học, giáo dục, an ninh, kinh doanh,
- Nêu suy nghĩa tán thành hay không tán thành đối với ý kiến của nhà văn Nga.
- Nêu lí tưởng riêng của mình: vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi HS tốt nghiệp THPT là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lí tưởng. 
c) Kết bài
Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống mỗi con người mỗi thế hệ, mỗi dân tộc. 
B/NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 
1. Khái niệm: Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian, thời gian mà người ta nhận thấy. Những gì không hiện ra bên ngoài, những gì không có hình dạng hay trạng thái, con người không cảm nhận, quan sát được đều có thể coi là hiện tượng. Đây là chỗ phân biệt hiện tượng (bên ngoài) với bản chất (bên trong) và với vấn đề (không hình trạng), dẫu cho chúng ta vẫn thường xuyên bình luận cả hiện tượng lẫn vấn đề. 
Khi nói hiện tượng đời sống thì hai chữ đời sống ở đây được dùng trong sự phân biệt với văn học, khoa học, với sách vở nói chung. Vì vậy, nói đến hiện tượng đời sống là nói đến những cái xảy ra ở cuộc sống bên ngoài, con người bình thường có thể quan sát thấy, chứ không phải trong sách vở, văn chương. 
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích để tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Đề tài bàn bạc gần gũi với đời sống, sát hợp với trình độ nhận thức của HS như tai nạn giao thong, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt,
2. Cách làm bài: 
a) Cách viết mở bài:
Nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng là một dạng văn bản. Vì vậy, nó cũng cần bắt đầu bằng một mở bài. Và phần mở bài của nó dĩ nhiên không thể đi ngược lại những nguyên tắc chung của mở bài. 
Nghị luận là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người muốn được bàn luận và đánh giá về một hiện tượng (hoặc vấn đề) nào đấy. Mở bài của một bài nghị luận hiện tượng đời sống phải thể hiện được định hướng đánh giá và bàn luận đó thông qua những câu hỏi, hoặc những câu có tác dụng gợi suy nghĩ, trăn trở trong người đọc (người nghe). 
b) Cách viết thân bài
Thân bài phải gồm đủ hai thành phần là bàn luận và đánh giá, để có thể đáp ứng yêu cầu bình luận. 
Các ý của thân bài cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) có thể tiếp nhận sự đánh giá, bàn luận của người làm văn một cách dễ dàng và hứng thú, vì sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự hướng tới người đọc (người nghe). Chẳng hạn:
- Người đọc (người nghe) sẽ không thể tiếp nhận, và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng nếu họ còn mơ hồ về cái hiện tượng được đưa ra bình luận ấy. Vì thế, trước khi bắt tay vào đánh giá hay bàn bạc, người bình luận nên trình bày một cách trung thực, đầy đủ, rõ ràng về hiện tượng đời sống mà mình sẽ đem ra bàn luận cùng người đọc (người nghe).
Người bình luận không nên cố trình bày hiện tượng đời sống đó sao cho phù hợp nhất với quan điểm của mình, vì việc làm ấy có thể sẽ mâu thuẫn với yêu cầu khách quan, trung thực và từ đó sẽ khién người đọc (người nghe) hoài nghi, cảm thấy sự bình luận không thật công bằng, không vô tư.
Người bình luận cũng nên vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong lúc trình bày để bài văn của mình thêm chính xác, rõ ràng, sinh động và do đó, thêm sức thuyết phục người đọc (người nghe).
- Người đọc (người nghe) sẽ không thể thực sự tin vào ý kiến của người nghị luận, nếu cảm thấy ý kiến ấy chỉ là sự áp đặt một chiều. Sức thuyết phục của bài nghị luận sẽ cao hơn nhiều khi người nghe có điều kiện so sánh ý kiến của người nghị luận với những ý kiến đã được nêu ra trước đó. Do vậy, người làm văn nên làm công việc điểm lại và nhận xét một cách hợp tình hợp lí các quan điểm chính đã có về hiện tượng đời sống được đưa ra bình luận, trước khi đưa ra quan điểm của bản thân mình.
Việc điểm lại và nhận xét các quan điểm chính đã có về hiện tượng đời sống nêu ở đề bài rõ ràng cũng cần phải đạt được các yêu cầu khách quan, trung thực, như vừa nêu ở điểm trên. Vì có thế thì người nghị luận mới mong đạt được mục đích của mình. 
- Khi nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình, người bình luận có thể đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và phê phán phía mà mình chắc chắn là sai. Người bình luận cũng có thể kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự hợp lí, công bằng. Và cũng không loại trừ khả năng người bình luận đưa ra một cách đánh giá khác biệt của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận. 
Việc lựa chọn cách làm nào trong cách kể trên cũng hoàn toàn chỉ xuất phát từ một và chỉ một cơ sở duy nhất - cơ sở chân lí. Và sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí (lẽ phải) rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là thuyết phục người nghe (người đọc) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình, như chính mình đã từng có niềm tin như thế. 
- Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người làm văn có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá, cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng nghe mình bình luận. Sự bàn luận còn có thể đạt tới tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nếu người bình luận có thể mở ra những ý nghĩa sâu rộng, sâu sắc và bất ngờ nữa từ hiện tượng đời sống mà mình đang bình luận. 
c) Cách viết kết bài
Phần kết bài phải đóng được bài văn lại bằng một khẳng định chắc chắn, không thể nào bác bỏ.
Ở một bài nghị luận hay, phần kết không chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là chốt lại bài văn. Một phần kết chỉ thật hay khi nó còn mở ra được một phạm vi rộng lớn hơn cho những suy ngẫm, những điều cần bàn luận tiếp.
3. Tổng kết
Khi có đề văn yêu cầu nghị luận về một hiện tượng đời sống thì trước hết phải tìm hiểu hiện tượng đời sống được nêu trong đề, phân tích các biểu hiện của nó, lí giải các nguyên nhân và hậu quả.
Tiếp đến nêu ý kiến nhận xét, đánh giá hiện tượng đó tốt, xấu, lợi, hại như thế nào. Chúng ta cần có thái độ ra sao đối với hiện tượng đó. Trên cơ sở suy nghĩ đó mà lập dàn ý để cho bài viết mạch lạc, vận dụng kết hợp hợp lí các thao tác nghị luận. 

Tài liệu đính kèm:

  • doccong_thuc_lam_bai_van_nghi_luan.doc