Đề cương ôn tập học kỳ 1 - Sinh học 9 ( 2009 -2010 )

Đề cương ôn tập học kỳ 1 - Sinh học 9 ( 2009 -2010 )

Câu 1:

 Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?

Câu 2:

 Phân biệt đột biến với thường biến .

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 1 - Sinh học 9 ( 2009 -2010 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trần Hưng Đạo - Cam Lộ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I 
SINH 9 ( 2009 - 2010 )
Câu 1: 
	Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
Câu 2: 
 Phân biệt đột biến với thường biến .
Câu 3: 
	Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình F1 trong các trường hợp sau:
	a. P: cây quả vàng x cây quả vàng
	b. P: cây quả đỏ x cây quả đỏ
Câu 4: 
	Một đoạn phân tử ADN có 60.000 nucleotit loại A(ađênin). Số nucleotit loại G (guanin) chỉ bằng 2/3 số nucleotit loại A. Hãy tính:
số nucleotit các loại còn lại (G, X, T).
chiều dài của đoạn ADN trên.
Câu 5: 
 Một cặp vợ chồng bình thường sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh. Kiểm tra di truyền cho biết cả 2 vợ chồng này đều mang gen đột biến lặn gây ra chúng bệnh trên. Em hãy đưa ra lời khuyên ( tư vấn di truyền ) cho cặp vợ chồng này. Giải thích tại sao lại tư vấn như vậy ?
Câu 6: 
 Một người nông dân trồng 1 đám ngô nếp hạt trắng mong muốn sẽ thu được hoàn toàn nếp hạt trắng. Nhưng khi thu hoạch lại thấy có cả ngô hạt vàng. Em hãy giải thích vì sao có hiện tượng trên. Viết sơ đồ lai kiểm chứng. Biết khu vực này chỉ có duy nhất 1 đám ngô
Câu 7: 
 	Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
gen(ADN) ARN prôtêin tính trạng.
Câu 8: 
 Nêu nguyên nhân sinh ra các tật, bệnh di truyền ở người. Làm thế nào để nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người?
Câu 9: 
 Vì sao trong nghiên cứu di truyền Người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? 
 Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến đối với người?
HƯỚNG DÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I 
SINH 9 ( 2009 - 2010 )
Câu 1: 
	Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
HD: 
	* Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ 	
* Cơ chế di truyền của hiện tượng trên là do sự tập trung các gen trội có lợi ở con lai F1 	
* Không dùng con lai F1 để nhân giống vì: ưu thế lai chỉ biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ ở các đời sau F1 
* Muốn duy trì ưu thế lai:
- Đối với cây trồng chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng, ngoài ra có thể dùng phương pháp nhân giống vô tính. 
- Đối với chăn nuôi: thường dùng lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai 
Câu 2: 
 Phân biệt đột biến với thường biến .
HD:
Thường biến
Đột biến
- Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh 
- Đột biến xuất hiện riêng lẻ trên từng cá thể không theo hướng xác định, không tương ứng với điều kiện ngoại cảnh 
- Thường biến không di truyền được do không liên quan gì đến sự biến đổi của kiểu gen 
- Đột biến di truyền được do liên quan đến những biến đổi trong vật chất di truyền (kiểu gen) 
- Thường biến có lợi, giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường 
- Đột biến đa số là có hại, chỉ có một số ít là có lợi hoặc trung tính 
Câu 3: 
	Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình F1 trong các trường hợp sau:
	a. P: cây quả vàng x cây quả vàng
	b. P: cây quả đỏ x cây quả đỏ
HD: 
	Viết sơ đồ lai và xác định đúng mỗi trường hợp được 0.75đ
	a. 	 P: cây quả vàng x cây quả vàng
aa	x	aa
G	a	a
F1 	Kiểu gen: aa	Kiểu hình 100% quả vàng
	b. Xét 3 trường hợp
+ P: cây quả đỏ x cây quả đỏ	AA	 x	AA
+ P: cây quả đỏ x cây quả đỏ	AA	 x	Aa
+ P: cây quả đỏ x cây quả đỏ	Aa	 x	Aa
Câu 4: 
	Một đoạn phân tử ADN có 60.000 nucleotit loại A(ađênin). Số nucleotit loại G (guanin) chỉ bằng 2/3 số nucleotit loại A. Hãy tính:
số nucleotit các loại còn lại (G, X, T).
chiều dài của đoạn ADN trên.
HD : 
a. Số nucleotit các loại còn lại:G, X, T	
Số nucleotit loại G = (60000 : 3) x 2 = 40000	 (0.5đ)
Theo nguyên tắc bổ sung có: A = T; G = X	 (0.5đ)
Số nucleotit T = A =60000 Ò T = 60000	 (0.25đ)
Số nucleotit X = G = 40000 Ò X = 40000	 (0.25đ)
	b. Chiều dài của đoạn ADN
Đoạn ADN có:
Tổng số nucleotit: A + T +G + X = 2(A + G) = 2(60000 + 40000) = 200000
Số nucleotit trên mỗi mạch:	 200000 : 2 = 100000
Chiều dài đoạn mạch ADN:	 100000 x 3,4 = 340000A0 =34m
Câu 5: 
 Một cặp vợ chồng bình thường sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh. Kiểm tra di truyền cho biết cả 2 vợ chồng này đều mang gen đột biến lặn gây ra chúng bệnh trên. Em hãy đưa ra lời khuyên ( tư vấn di truyền ) cho cặp vợ chồng này. Giải thích tại sao lại tư vấn như vậy ?
HD: 
- Lời khuyên: không nên tiếp tục sinh con nữa, vì có thể lại sinh con bị câm điếc bẩm sinh. 
Giải thích: vì hai vợ chồng bình thờng mà có gen đột biến lặn nên có kiểu gen Aa. 
(1,0 điểm) 
Ta có sơ đồ: 	P: Aa x Aa ® F1: 25% AA : 50% Aa : 25 % aa (bị bệnh) 
Câu 6: 
 Một người nông dân trồng 1 đám ngô nếp hạt trắng mong muốn sẽ thu được hoàn toàn nếp hạt trắng. Nhưng khi thu hoạch lại thấy có cả ngô hạt vàng. Em hãy giải thích vì sao có hiện tượng trên. Viết sơ đồ lai kiểm chứng. Biết khu vực này chỉ có duy nhất 1 đám ngô
HD: 
Câu 7: 
 	Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
gen(ADN) ARN prôtêin tính trạng.
HD: 
 Mối liên hệ 
 	- Thông tin cấu trúc phân tử prôtêin (thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp axit amin) đã được xác định thành dãy nuclêôtit trong mạch ADN.
 - Mạch ADN trên được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mạch mARN diễn ra ở trong nhân.
 - Tiếp theo mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở chất tế bào.
- Bản chất của mối quan hệ Gen(ADN) -> ARN->prôtêin->tính trạng chính là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin . 
 - Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy, thông qua prôtêin giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng.
Câu 8: 
 Nêu nguyên nhân sinh ra các tật, bệnh di truyền ở người. Làm thế nào để nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người?
HD: 
- Nêu nguyên nhân: Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.\
- Nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người: có thể nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người qua hình thái
. Ví dụ người bị bệnh Đao có biểu hiện: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
Câu 9: 
+ Trong nghiên cứu di truyền người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau là vì: 
 - Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng, phải phối hợp các phương pháp để có thể xác định chính xác đặc điểm di truyền của loài người trên cơ sở đó mới có thể phòng và chữa một số bệnh di truyền ở người cũng như tư vấn di truyền y học.
 -Ví dụ: Người ta thường sử dụng phương pháp phân tích tế bào học bộ NST kết hợp với phân tích phả hệ...
+ Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến ở người?
 - Các phương pháp phân tích giống lai, gây đột biến không áp dụng được trên người vì gây nguy hiểm đối với tính mạng, nòi giống, vi phạm các vấn đề về gia đình và xã hội.
Câu 10.
Phân tử ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
HD: Nguyên tắc khuôn mẫu; Nguyên tắc bổ sung ; Nguyên tắc giữ lại một nửa .
Câu 11.
	Cơ chế NST xác định giới tính ở người được thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra là xấp xỉ 1:1?
HD: - Cơ chế NST xác định giới tính ở người: 
 + Qua giảm phân ở mẹ chỉ sinh ra một loại trứng 22A+X,còn ở bố cho ra 2 loại tinh trùng là 22A+X và 22A+Y.
 + Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái,còn tinh trùng mang Y thụ tinh vói trứng tạo hợp tử XY sẽ phát triển thành con trai.
- Tỉ lệ trai gái sinh ra xấp xỉ 1:1: 
 + Tỉ lệ con trai: con gái xấp xỉ 1:1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau,tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau .
 + Tuy nhiên,tỉ lệ này còn cần được bảo đảm với các điều kiện các hợp tử mang XX và XY có sức sống ngang nhau,số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn.
Câu 12.
	Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng nào? Nêu nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
HD: 
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể 	
- Các dạng đột biến nhiễm sắc thể:
	+ Mất đoạn 	+ Lặp đoạn 	+ Đảo đoạn	 Chuyển đoạn 	 
- Nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh, đã phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng 

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong on tap hk I.doc