Đề kiểm tra 1 tiết - Năm học 2008 - 2009 - Môn Ngữ văn lớp 9 (tiết 74)

Đề kiểm tra 1 tiết - Năm học 2008 - 2009 - Môn Ngữ văn lớp 9 (tiết 74)

A- Đề bài

I- Phần trắc nghiệm khách quan:( 3 điểm)

Đọc Đoạn trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du và trả lời các câu hỏi( từ 1-5)

 “ Gần miền có một mụ nào

 Đua người viễn khách tìm vào vấn danh

 Hỏi tên rằng Mã Giám sinh

 Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần”

1-Cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

 A- phương châm về lượng B- phương châm về chất

 C- Phương châm lịch sự D- phương châm cách thức

2- Đoạn thơ sử dụng mấy từ Hán Việt?

 A- Một C- Ba

 B- Hai D- Bốn.

3- Trong đoạn thơ trên sử dụng cách dẫn trực tiếp. Đúng hay sai?

 A- Đúng B- Sai.

4- Từ :”vấn danh” trong đoạn trích trên được hiểu theo nghĩa nào dưới đây?

 A- Hỏi tên. C- Hỏi xin cưới

 B- Lễ ăn hỏi D- Cả A-B-C đều đúng.

5- Đoạn thưo trên có mấy từ ghép?

 A- Hai. C- Bốn

 B- Ba. D- Năm

6- Trong các dòng sau đây dòng sau, dòng nào là thành ngữ?

 A- Cá không ăn muối cá ươn B- Tham thì thâm

 C- Uống nước nhớ nguồn D- Nước mắt cá sấu.

 

doc 32 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết - Năm học 2008 - 2009 - Môn Ngữ văn lớp 9 (tiết 74)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Phú Xuyên	 §Ò kiểm tra 1 tiết
Trường THCS Chuyªn Mü Năm học ; 2008-2009
 Môn ngữ văn lớp 9-tiết 74
 Ngày kiểm tra: 12/12-2008
 A- Đề bài 
I- Phần trắc nghiệm khách quan:( 3 điểm)
Đọc Đoạn trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du và trả lời các câu hỏi( từ 1-5)
 “ Gần miền có một mụ nào
 Đua người viễn khách tìm vào vấn danh
 Hỏi tên rằng Mã Giám sinh
 Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần”
1-Cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
 A- phương châm về lượng B- phương châm về chất
 C- Phương châm lịch sự D- phương châm cách thức
2- Đoạn thơ sử dụng mấy từ Hán Việt?
 A- Một C- Ba
 B- Hai D- Bốn.
3- Trong đoạn thơ trên sử dụng cách dẫn trực tiếp. Đúng hay sai?
 A- Đúng B- Sai.
4- Từ :”vấn danh” trong đoạn trích trên được hiểu theo nghĩa nào dưới đây?
 A- Hỏi tên. C- Hỏi xin cưới
 B- Lễ ăn hỏi D- Cả A-B-C đều đúng.
5- Đoạn thưo trên có mấy từ ghép?
 A- Hai. C- Bốn
 B- Ba. D- Năm
6- Trong các dòng sau đây dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
 A- Cá không ăn muối cá ươn B- Tham thì thâm
 C- Uống nước nhớ nguồn D- Nước mắt cá sấu.
7- câu thơ” Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”sử dụng phép tu từ gì?
 A- So Sánh B- Nhân hóa C- Ẩn dụ D- Nói quá
8- Từ “Đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
 A- Đầu bạc răng long C- Đầu non cuối bể
 B- Đầu súng trăng treo D- Đầu sóng ngọn gió.
9- Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy ?
 A- Phăng phắc C- Rưng rưng
 B- Vành vạnh D- Thành phố.
10- Từ “ngỡ” trong câu” ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?
 A- Nói B- Bảo C- Thấy D- Nghĩ.
11- Trong các từ sau từ nào không phải là từ địa phương?
 A- Vời B- Hối C- Đêm D- Nghinh ngang.
12- Trong các từ sau từ nào có ý nghĩa khái quát nhất?
 A- Lợn B- Hổ C- Động vật D- Gà.
II- Phần tự luận(7 điểm).
1- Phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở khổ thơ đầu trong bài thơ” đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận?
2- So sánh sự giống và khác nhau giữa hai biện pháp nghệ thuật tu từ: So sánh và ẩn dụ?
B_ Đáp án- Biểu điểm:
I_ Phần trắc nghiệm khách quan: 3 điểm( mỗi câu 0,25 điểm ).
Câu 1=C ; Câu 2=C ; Câu 3=B ; Câu 4=C ; Câu 5=B ; Câu 6=D ; Câu 7=B; Câu 8= A ; Câu 9=D ; Câu 10= D; Câu 11= C ; Câu 12=C.
II_Phần tự luận: ( 7 điểm ).
Câu 1: 4 điểm.
Yêu cầu;
(+) Chỉ ra được các biện pháp nghề thuật : so sánh, nhân hóa, đối lập,.( 2 điểm ).
(+) Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật nói trên: Bằng trí tưởng tượng và liên tưởng cách dùng các biện pháp nghệ thuật ( nói trên ) tác giả đã gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh biển cả kì vĩ, tráng lệ như thần thoại. Phép đối lập gợi cảm nhận đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người đã bắt đầu hoạt động sôi động, ca ngợi sự lao động bền bỉ, dũng cảm, lạc quan của con người trước biển cả.( 2 điểm ).
Câu 2: 3 điểm ( chọn 1 trong 2 câu ).
1) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ.
+ Giống nhau : ( 1,5 điểm ).
Đối chiếu sự vật này với sự vật khác , nhằm làm nổi bật sự vật được ca ngợi.
Giữa hai sự vật đối chiếu có quan hệ tương đồng.
+ Khác nhau: ( 1,5 điểm ).
So sánh: hiện diện ( 2 sự vật so sánh và sự vật được so sánh ), dùng ( phương diện so sánh ) từ ngữ so sánh hoặc dấu hai chấm ( : ).
Ẩn dụ : So sánh ngầm, ẩn đi hình ảnh được so 
Phòng GD & ĐT Phú Xuyên Bài kiểm tra văn 
Trường THCS Chuyªn Mü Năm học : 2008 – 2009
 Môn: Ngữ văn lớp 9 – Tiết 75 
 Ngày kiểm tra: 2/12/2008
 A- Đề bài:
I- Phần trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm ).
1) Bài thơ đồng chí sáng tác vào năm nào ?
A- 1948. B- 1984 C- 1947 D- 1974
2) Bài thơ đồng chí có chủ đề là gì?
A- Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B- Sự nghèo túng và vất vả của những người bông dân mặc áo lính.
C- Tình đoàn kết găn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.
D- Vẻ đẹp của hình ảnh đầu súng trăng treo.
3) Khổ thơ nào trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá đẹp lộng lẫy như một bức tranh sơn mài về cảnh biển đêm?
A- Khổ : Ta hát gọi cá vào..
B- Khổ : Cá nhụ cá chom cùng cá đé....
C- Khổ : Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng....
D- Khổ : Câu hát căng buồm cùng gió khơi...
4) Vì sao có thể nói bài thơ đoàn thuyền đánh cá ( đẹp lộng lẫy như một bức tranh sơn mài về cảnh biển đêm ) như một bài ca lao động đầy phấn khởi hào hùng ?
A- Nhịp điệu rộn ràng náo nức.
Điệp từ ‘ hát’ , ‘ bài ca’ , ‘câu hát’ được nhắc lại nhiều lần.
B- Những người đi ra biển đánh cá vừa đi vừa hát, vừa giăng lưới vừa hát gọi cá, khi trở về cũng hát vang....
C- Niềm vui phấn chấn trong lao động. tự do, lao động tập thể của những người dân biển.
D- Cả A và b đều đúng.
5) Vì sao Nguyễn Khoa Điềm đặt tên cho bài thơ của mình là Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ?
A- Đó là những lời mẹ ru con.
B- Đó là những lời ru của tác giả.
C- Đó là hai lời ru nối tiếp nhau : lời ru của tác giả và lời ru của mẹ ru con.
D- Cả A, B,C đều đúng.
6) Bà mẹ ru con trong bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ là người thuộc dân tộc nào ?
A- Vân Kiều. B- Tây Nguyên C- Tà Ôi D- Ê Đê
7) Hình ảnh mặt trời trong hai bài thơ đoàn thuyền đánh cá và khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ có quan hệ về nghĩa như thế nào?
A- Gần giống nhau B- Không giống nhau
C- Vừa giống vừa không giống D- Hoàn toàn giống nhau.
8) Hình ảnh bếp lửa trơ thành kì diệu, thiêng liêng với nhà thơ Bằng Việt vì gắn với hình ảnh người bà cũng rất kì diệu, thiêng liêng. Đúng hay sai ?
A- Đúng B- Sai.
9) Nhận định nào nói đúng nhất phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ Bếp lửa ?
A- Tự sự, miêu tả. B- Biểu cảm, tự sự
C- Miêu tả, nghị luận D- Tự sụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
10) Ánh trăng được viết cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây?
A- Cảnh khuya B- Đập đá ở Côn Lôn
C- Lượm D- Đêm nay Bác không ngủ.
11) Truyện ngắn Làng viết về đề tài gì ?
A- Người tri thức B- Người phụ nữ
C- Người nông dân D- Người lính
12) Văn bản trích từ truyện Chiếc lược ngà trong SGK chủ yếu viết về điều gì?
A- Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
B- Tình đồng chí của cán bộ cách mạng
C- Tình quân dân trong chiến tranh
D- Cả A và B đều đúng.
II) Phần tự luận: 7 điểm 
 Phân tích vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
B- Đáp án – Biểu điểm:
I) Phần trắc nghiệm: 3 điểm ( mỗi câu 0,25 điểm )
Câu1= A ; Câu 2= A ; Câu 3= B ; Câu 4= D ; Câu 5=C ; Câu 6= C ; 
Câu 7 = C ; Câu 8= A ; Câu 9 = D ; Câu 10= D ; Câu 11= C ; Câu 12=A.
II) Phần tự luận: 7 điểm
1) Hình thức: 1 điểm
- Đủ bố cục 3 phần ( mở- thân- kết )
-Trình bày sạch, chữ viết đẹp, không mắc lỗi chính tả.
2) Nội dung: 6 điểm
Yêu cầu:
a, Giới thiệu tác phẩm và nhân vật: 1 điểm
b, Phân tích vẻ đẹp của anh thanh niên : 4 điểm
+) Say mê và có tinh thần trách nhiệm cao với nghề thầm lăng mà rất cần thiết cho xã hội, nhân dân, đất nước.
+) Sôi nổi, yêu đời, vô tư, cởi mở và chân thành với mọi người sống ngăn nắp, khoa học.
+) Khao khát đọc sách, học tập.
+) Khiêm tốn, lịch sự và tế nhị, quan tâm đến người khác.
(Phân tích chứng minh qua lời kể của bác lái xe, lời kể, việc làm của anh thanh niên trong cuộc gặp mặt ngắn ngủi với cô kĩ sư và ông họa sĩ)
c, Kết bài, liên hệ bản thân: 1 điểm.
Phòng GD&ĐT Phú Xuyên	 §Ò kiểm tra tËp lµm v¨n bµisè 1
Trường THCS Quang Trung Năm học ; 2008-2009
 Môn ngữ văn lớp 9-tiết 14+15
 Ngày kiểm tra: 
 Người ra đề: Phạm Thanh Hiền
A. Đề bài: 
 Phần tự luận (10đ):
	“Con trâu ở làng quê Việt Nam”.
B. Đáp án- biểu điểm:
1. Mở bài: (1đ).
- Giới thiệu khái quát hình ảnh con trâu của làng quê Việt Nam.
2. Thân bài (8đ).
- Nguồn gốc đặ điểm của con trâu Việt Nam.
- Sức kéo của con trâu.
- Trâu là giá trị vật chất và tinh thần:
+ Trâu là tài sản của nhà nông.
+ Con trâu với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ.
+ Con trâu trong lễ hội. đình đám truyền thống.
+ Con trâu đối với tuổi thơ.
3. Kết bài: (1đ): ý nghĩa của đối tượng TM.
* Yêu cầu kết hợp xen yếu tố miêu tả:
Phòng GD&ĐT Phú Xuyên	 §Ò kiểm tra tËp lµm v¨n bµisè 2
Trường THCS Quang Trung Năm học ; 2008-2009
 Môn ngữ văn lớp 9-tiết 35+36
 Ngày kiểm tra: 
 Người ra đề: Phạm Thanh Hiền
_ Đề bài:
 Kể lại một giấc mơ, tronng đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày
II_ Đáp án biểu điểm:
 1_Hình thức: ( 02 Điểm )
 _ Bố cục đầy đủ, rõ ràng
 _ Chữ viết rõ, đẹp
 _ Trình bày sạch, khoa học.
 _ Diễn đạt lô gích.
 _ Không mắc lỗi chính tả
 2_ Nội dung: ( 08 điểm )
 _ Thực chất là tưởng tượng về một cuộc gặp mặt người thân đã xa cách lâu ngày. 
 _ Đã là người thân gặp lại trong mơ thì giữa ngươi thân phải có kỷ niệm sâu sắc:
 - Kỷ niệm về cái gì?
 - Khi gặp lại người thân em có còn nhớ không?
 - Thái độ tình cảm, khuôn dung của người trong mơ như thế nào?
 _ Chú ý các yếu tố miêu tả ngoại hình trong mơ phải khác trong đời thực. Chẳng hạn: có thể có một làn xương khói mờ ảo hoặc một cái cầu vồng thơ mộng
Phòng GD & ĐT Phú xuyên Đề thi học kỳ I
Trường THCS Quang TRung Năm học: 2008-2009
 Môn: Ngữ văn lớp 9
 Người ra đề: Phạm Thanh Hiền
A-ĐỀ BÀI
 I-Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.
1- Dòng nào nói được đầy đủ nhất về giá trị nội dung của Truyện Kiều?
 A- Truyện Kiều có giá trị hiện thực
 B- Truyện Kiều có giá trị hiện thực và nhân đạo.
 C- Truyện Kiều có giá trị nhân đạo.
 D- Truyện Kiều có giá trị lịch sử.
2- Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả Nguyễn Du sử dụng để tả chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều? 
 A- Bút pháp tả thực C- Bút pháp lãng mạn.
 B- Bút pháp ước lệ D- Bút pháp khoa trương
3- Trong khi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời của nàng như thế nào?
 A- Êm đềm hạnh phúc C- Trắc trở, khổ đau
 B- Hạnh phúc vinh hiển D- Long đong, lận đận, vất vả mưu sinh.
4- Trong câu thơ “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”, từ “ hoa “ được dùng theo phép tu từ nào?
 A-So sánh C- Hoán dụ
 B- Nhân hóa D- Ẩn dụ
5- Dòng nào nói đầy đủ nhất về nhân vật Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí ?
 A- Là ông vua anh minh sáng suốt. C- Là hoàng đế anh minh, có tài cầm quân.
 B- Là người có tầm nhìn xa trông rộng D- Là vị tướng tài ba, xuất quỷ nhập thần
6- Tác giả của bài thơ đồng chí là ai?
 A- Huy Cận B- Chính Hữu C- Phạm Tiến Duật D- Nguyễn Khoa Điềm.
7- Bài thơ Đồng chí được sang tác vào khoảng thời gian nào?
 A- Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
 B- Thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.
 C- Thời kỳ cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ
8- Từ đầu trong câu thơ Đầu sung trăng treo được dùng theo nghĩa nào?
 A- Nghĩa gốc
 B- Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
 C- Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
9- Bài đoàn thuyền đánh cá in trong tập thơ nào của Huy Cận?
 A- Lửa thiêng C- Đất nở hoa
 B- Trời mỗi ngày lại sáng D- Bài ca cuộc đời 
10- Biện pháp tu từ nào được dùng trong hai câu thơ Mặt trời xuống biển như hòn lửa- Sóng đã  ...  vật hàm chứa những nét chung, riêng.
 2)Thân bài:
 -Phân tích những nét chung trong phẩm chất, tính cách của hai cô gái TNXP trên cao điểm Trường Sơn: (3 điểm.)
 +)Dũng cảm, không sợ khó khăn nguy hiểm, sẵn sang hi sinh.
 +)Bình tĩnh, khôn khéo trong công việc phá bom hằng ngày.
 +)Sống ngăn nắp, gọn gàng, lạc quan yêu đời.
 -Những nét riêng:
 +)Phương Định: cô gái Hà Nội mơ mộng kín đáo và duyên dáng, thích hát, hay nghĩ về tuổi thơ và thành phố quê hương:(1 điểm ).
 +)Chị Thao: lớn tuổi hơn cả, trầm tĩnh đến thản nhiên, chu đáo, hết long vì đồng đội, thích làm duyên, mơ ước thiết thực về tương lai. (1 điểm)
 3)Kết bài: (1 điểm.)
 Đó là vẻ đẹp lãng mạn của “Những ngôi sao xa xôi” thời đánh Mĩ hào hùng.
Phòng GD & ĐT Phú Xuyên Bài kiểm tra văn 
Trường THCS Quang Trung Năm học : 2008 – 2009
 Môn: Ngữ văn lớp 9 – Tiết 157 
 Ngày kiểm tra:29/4/2009 
 Người ra đề: Phạm Thanh Hiền
A>Đề.
 I>Phần trắc nghiệm (khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất).
 Câu 1: Câu văn nào sau đây có khởi ngữ:
A-Về trí thông minh thì nó là nhất.
B-Nó thong minh nhưng hơi cẩu thả.
C-Nó là một học sinh thông minh.
D-Người thông minh nhất lớp là nó.
 Câu 2: Thành phần biệt lập của câu là gì?
A-Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
B-Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói đến của câu.
C-Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm được .nói tới trong câu
D-Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
 Câu 3: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán.
A-Chao ôi, bông hoa đẹp quá.
B-Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi.
C-Có lẽ ngày mai mình sẽ đi Hà Nội.
D-Kìa, trời mưa.
 Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ ngữ được dùng trong phép thế?
A-Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại,
B-Đây, đó, kia, thế, vậy,
C-Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy.
D-Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu.
 Câu 5: Câu nào sau đây có chứa hàm ý?
A-Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
B-Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão.
C-Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
D-Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
 Câu 6: “Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?” là loại câu gì?
A-Câu đơn.
B-Câu đặc biệt.
C-Câu ghép.
D-Câu rút gọn.
Câu7: Phần gạch chân trong câu: “Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê” là cụm từ gì ? 
 A- Cụm danh từ B- Cụm tính từ
 B- Cụm động từ C- Cụm chủ vị
Câu 8: Câu “ Sao mà mày hư vậy hả con ?” được dùng với mục đích gì ?
 A- Nghi vấn C- Cảm thán
 B- Tường thuật D- Cầu khiến
Câu 9: Hãy nêu mục đích nói của các kiểu câu sau:
A-Câu nghi vấn
B-Câu cảm thán
C-Câu tường thuật (trần thuật)
D-Câu cầu khiến
 II>Phần tự luận.
Viết đoạn văn (5 câu) có sử dụng câu cảm than và gạch chân câu đó.
B>Đáp án - biểu điểm.
 I>Phần trắc nghiệm: 3 điểm (Từ câu 1>8, mỗi câu= 0, 25 điểm ; Câu 9= 1 điểm( mỗi ý= 0,25 điểm)
Câu 1 = A Câu 8= C
Câu 2 = A Câu 9= 
Câu 3 = C a..có chức năng chính là dùng để hỏi
Câu 4 = B b..dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
Câu 5 = A c.Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả.
 Câu 6 =D d..dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói(viết)
 Câu 7= B
 II>Phần tự luận: ( 7 điểm ).
Học sinh viết một đoạn văn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng một câu cảm thán và gạch chân dưới câu đó.
.
Phòng GD & ĐT Phú Xuyên Bài kiểm Tra Học kì II 
Trường THCS Quang Trung Năm học : 2008 – 2009
 Môn: Ngữ văn lớp 9 – Tiết 171+172
 Ngày kiểm tra: 
 Người ra đđề: Phạm Thanh Hiền
Đề bài
Phần I-Trắc nghiệm (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhât
.“.Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
 Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
 Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
 Aó anh rách vai
 Quần tôi có vài mảnh vá
 Miệng cười buốt giá
 Chân không giày
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
 (Trích SGK Ngữ văn 9,tập một,NXBGD,2005)
1.Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào?
 A. Nói với con C.Đồng chí
 B. Bếp lửa D.Bài thơ về tiểu đội xe không kính
2.Tac giả của tác phẩm có đoạn thơ trên là ai?
 A.Phạm Tiến Duật C.Bằng Việt 
 B.Chính Hữu D.Y Phương
3.Phương thức biểu đạy chính củả tác phẩm có đoạn thơ trên là gì?
 A.Tự sự C.Biểu cảm
 B. Miêu tả D.Nghị luận 
4.Tác phẩm có đoạn thơ trên được sáng tác vào thời gian nào?
 A.Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
 B.Thời kì sau của cuộc kháng chiến chống Pháp
 C.Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ
 D.Thời kì sau năm 1975
5.Nội dung chính tác giả muốn làm nổi bật qua đoạn thơ trên là gì?
 A.Tình đông chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ và hoàn cảnh xuất thân.
 B.Biểu hiện của tìnhđồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở những người lính
 C.Hình ảnh những người lính cách mạng với tư thế hiên ngang,lạc quan,dung cảm
 D.Hình ảnh những người lính cách mạng trẻ trung,sôi nổi
6.Nghệ thuật đạc sắc cua tác phẩm có đoạn thơ trên là:
 A.giọng điệu trang trọng và tha thiết,hình ảnh đep và gợi cảm
 B.Những hình ảnh đep và tráng lệ ,giàu màu sắc lãng mạn
 C.Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ,tự nhiên,khoẻ khoắn
 D.Chi tiết, hình ảnh ,ngôn ngữ,giản dị,chân thành ,cô đọng ,và giàu sức biểu cảm
7.Từ nào trong các từ sau có thể kết hợp với từ “cười” để tạo thành một cụm động từ?
 A.Rất C.Những
 B.Âý D.Đang
8.Các từ”áo”,”quần”,”giày”thuộc từ loại nào?
 A.Danh từ C.Tính từ
 B. Động từ D.Quan hệ từ
Phần II:Tự luận(8điểm)
Câu 1:Viết đoạn văn giới thiệu về Nguyễn Du khoảng 8 câu(2 điểm)
Câu 2:Vẻ đẹp người lính lái xe Trường Sơn trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
 -----------------------------------------------------------------
Đáp án biểu điểm
Phần I-Trắc nghiệm(2 điểm).Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
1.C 5.B
2.B 6.D
3.C 7.D
4.A 8.A
Phần II-Tự luận (8 điểm)
Câu 1(2 điểm)
Câu hoỉ yêu cầu HS nắm được những nét cơ bản về thân thế,sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Du.Đoạn văn giới thiệu cần nêu được khái quát về con người,tài năng,những đóng góp của thi hào dân tộc Nguyễn Du ;giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm,vị trí của nhà văn trong nền văn học dân tộc,sự ghi nhận của thế giới
Câu 2(6 điểm)
Bài làm đảm bảo
-Về hình thức(1 điểm)
Bảo đảm các yêu cầu của văn nghị luận, luận cứ rõ ràng,lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
Hành văn chủ động,trong sáng,văn viết mạch lạc,có cảm xúc
-Về nộidung(5 điểm)
Giới thiệu kháiquát về tác giả,tác phẩm và hình tượng người chiến sĩ láI xe Trường Sơn trong tác phẩm
Đặc điểmhình tượng người chiến sĩ lái xeTrường Sơn trong bài thơ trẻ trung
,sôi nổi,ngang tàng, khí phách
Từ những nội dung trên,HS có thể trình bày cảm nhận,suy nghĩ,bình luận, về phẩm chất anh hùng, lí tưởng cao đep,tinh thần chiến đấu “vì miền Nam phía trước”của người lính;về hình thức nghệ thuật đã góp phần tạo nên hình tượng người lính lái xe Trường Sơn của tác giả Phạm Tiến Duật.
Phũng GD & ĐT Phỳ Xuyờn Bài kiểm Tra Học kỡ II 
Trường THCS Quang Trung Năm học : 2008 – 2009
 Mụn: lịch sử lớp 9 – Tiết 52
 Ngày kiểm tra: 	
 Người ra đề: Phạm Thanh Hiền
I, Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm)
 Từ câu 1 đến cõu 4 Khoanh tròn một chữ cái đứng trớc câu trả lời đúng.
Cõu1: Nguyên nhân dẫn đến sự thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1930 là:
A- Ba tổ chức Cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hởng với nhau
B- ở nhiều địa phơng dẫ có các cơ sở Cộng sản
C- Phong trào của công nhân kết hợp với nông dân
D- Phong trào dân tộc, dân chủ trở thành làn sóng trong cả nớc.
Cõu 2 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào:
A- Ngày 19-8-1945
B- Ngày 2-9-1945
C- Ngày 21-7-1954
D- Ngày 2-7-1976
Cõu3: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên tại:
A. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
B. Khởi nghĩa Bắc Sơn
C. Khởi nghĩa Nam Kì
D. Binh biến Đô Lơng
Cõu 4: Ngời khởi thảo Luận cơng chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dơng là:
A. Nguyễn ái Quốc
B. Trần Phú
C. Nguyễn Văn Cừ
D. Lê Hồng Phong
Cõu 5: Nối thời gian tương ứng với sự kiện cho đúng:
A. 19-5-1941 1, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
B, 3-2-1930 2, Thành lập mặt trận Việt Minh
C, 19-12-1946 3, Hiệp định Giơ-ne-vơ đợc kí kết
D, 21-7-1954 4, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “ Lời
 kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
E, 2-9-1945
6, Hãy điền tiếp vào chỗ trống những cụm từ thích hợp cho đúng với câu nói của Chủ tịch Hồ Chí minh trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
“ Không! Chúng ta., chứ nhất định..nhất định không chịu làm nô lệ.”
II, Tự luận: (7,5 điểm):
1, Tóm tắt diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
2, Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc (1954 – 1975).
Đáp án và biểu điểm:
I, Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm)
1-A; 2-B; 3-C; 4-B; A-2; B-1; C-4; D-3
Điền theo thứ tự: Thà hi sinh tất cả, không chịu mất nớc.
II, Tự luận (7,5 điểm):
Cõu 1: Nội dung phải nêu đợc các ý chính sau:
- Chiến dịch Tây Nguyên. Với trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột và nhanh chóng giành thắng lợi(11-3-1975). Hệ thống phòng thủ ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn. Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh quân ngụy rút khỏi Tây Nguyên. Đến ngày 24-3-1975 Tây Nguyên hoàn toàn được giảI phóng.
- Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng : từ Tây Nguyên, quân ngụy co cụm ở miền Trung. Quân ta đánh thẳng vào Huế (ngày 25-3). Ngày 26-3, GiảI phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.
Cũng thời gian này, quân ta tiến vào giải phóng các thị xã miền Nam trung bộ, cô lập thành phố Đà Nẵng. Quân ngụy hỗn loạn, mất hết khả năng chiến đáu. Ngày 29-3-1975, quân ta giải phóng Đà Nẵng. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn ( mang tên “ chiến dịch Hồ Chí Minh”). Trước tiên, quân ra tiến công Xuân lộc và Phan Rang, căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch ở phía đông Sài Gòn. Tổng thống Mứa lệnh di tản hết ngời Mĩ tại Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức tổng thống. Ngày 26-4-1975, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cách quân cùng một lúc tiến công vào Sài Gòn. 10h45’ ngày 30-4, quân ta tiến vào dinh độc lập. Tổng thống ngụy tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Đến ngày mùng 2-5, tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.
Cõu 2: Phân tích ý nghĩa lịch sử:
_Kêt thúc 21 năm chiến đấu chống mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng tám 1945, hoàn thành cuộc Cách mạng dân tộc, dân chủ, thống nhất đất nớc.
_ Mở ra kỉ nguyên mới cho kịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
_ Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào Cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
Phân tích nguyên nhân thắng lợi
_ Lãnh đạo sáng suốt của đảng. _ Dân tộc ta giàu lòng yêu nớc.
_ Sự giúp đỡ của nhân dân Đông Dương và lực lợng Cách mạng thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBo de van 9(2).doc