Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 8

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 8

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. ( 2,0 điểm): Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất giá trị của văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”?

 A. Giá trị hiện thực. C. Cả A và B đều đúng.

B. Giá trị nhân đạo. D. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh ?

A. Thôi để mẹ cầm cũng được. ( Thanh Tịnh )

B. Mợ mày phát tài lắm , có như dạo trước đâu! ( Nguyên Hồng )

C. Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem! ( Ngô Tất Tố )

D. Bác trai đã khá rồi chứ? ( Nam Cao )

Câu 3: Điều gì đã giúp chị Dậu ( “ Tắt đèn” - Ngô Tất Tố ) quật ngã được hai tên tay sai ?

 A. Lòng căm giận đối với xã hội . C . Uất hận vì sự bất công .

 B. Tình yêu thương chồng . D. Sự căm ghét bọn tay sai .

Câu 4: Nhận xét nào sai về câu chủ đề?

A. Câu mang nội dung khái quát của đoạn.

B. Câu được diễn đạt bằng lời lẽ ngắn gọn.

C. Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

D. Thường nằm ở giữa đoạn văn.

Câu 5: Tác phẩm “ Ngục trung thư” của Phan Bội Châu ( trong đó có bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” ) được viết bằng ngôn ngữ nào ?

A. Chữ Hán. B.Chữ quốc ngữ. C. Chữ Nôm. D. Chữ Pháp .

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Hải Hậu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ i năm học 2012-2013
 Trường THCS B Hải Minh Môn: Ngữ văn lớp 8
 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: trắc nghiệm. ( 2,0 điểm): Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất giá trị của văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”?
 	A. Giá trị hiện thực. C. Cả A và B đều đúng. 
B. Giá trị nhân đạo. D. Cả A và B đều sai.
Câu 2: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh ?
Thôi để mẹ cầm cũng được. ( Thanh Tịnh )
Mợ mày phát tài lắm , có như dạo trước đâu! ( Nguyên Hồng )
Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem! ( Ngô Tất Tố )
Bác trai đã khá rồi chứ? ( Nam Cao ) 
Câu 3: Điều gì đã giúp chị Dậu ( “ Tắt đèn” - Ngô Tất Tố ) quật ngã được hai tên tay sai ? 
 A. Lòng căm giận đối với xã hội . C . Uất hận vì sự bất công .
 B. Tình yêu thương chồng . D. Sự căm ghét bọn tay sai . 
Câu 4: Nhận xét nào sai về câu chủ đề?
Câu mang nội dung khái quát của đoạn.
Câu được diễn đạt bằng lời lẽ ngắn gọn.
Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
Thường nằm ở giữa đoạn văn.
Câu 5: Tác phẩm “ Ngục trung thư” của Phan Bội Châu ( trong đó có bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” ) được viết bằng ngôn ngữ nào ?
Chữ Hán. B.Chữ quốc ngữ. C. Chữ Nôm. D. Chữ Pháp .
Câu 6 :Nhiều người cho rằng bài thơ “Muốn làm thằng cuội”thể hiện rất rõ cái “ Ngông“ của Tản Đà . Vậy nên hiểu cái “Ngông” như thế nào ?
 A. “Ngông” nghĩa là được lên cao ,trốn tránh đời.
 B. “ Ngông” nghĩa là được sống cuộc sống an nhàn, vui vẻ
 C. “ Ngông” là bản lĩnh của một con người không chịu ép mình trong những lễ nghi, lề thói, muốn vượt lên trên, lấy cái ngông ngạo của mình để đối chọi lại xã hội nhiều ngang trái.
 D . “Ngông” là biểu hiện tư tưởng “chết trong còn hơn sống đục”.
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép.
Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!
Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn.
Câu 8: Muốn thuyết minh về một thể loại thơ người ta không làm việc gì trong các việc sau ?
Quan sát , nhận xét về số chữ trong câu , số câu , số khổ thơ .
Nhận xét về luật bằng trắc , cách gieo vần , cách xếp đặt các cặp câu .
Phân tích cái hay của câu thơ , hình ảnh thơ , nhịp điệu .
Khái quát những điều đã quan sát , nhận xét thành đặc điểm .
phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ minh hoạ? 
Câu 2: (2,5 điểm): 
a, Nêu tên tác phẩm, tên tác giả, năm sáng tác của các tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 học kì I.
b, Giải thích ý nghĩa nhan đề "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố.
Câu 3: (4.5 điểm): Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam
 Đáp án
I. Phần trắc nghiệm: ( 2điểm) 
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, sai không cho điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
D
A
C
D
C
II. Phần tự luận: ( 8 điểm).
Câu 1: (1điểm).
Nêu chính xác khái niệm về câu ghép cho 0,5 điểm.
Lấy đúng ví dụ về câu ghép cho 0,25 điểm, chỉ ra các vế của câu ghép cho 0,25 điểm.
Nếu lấy đúng ví dụ về câu ghép mà không chỉ ra các vế câu cho 0,25 điểm. 
Câu 2: (2,5 điểm) 
a, (1,5 điểm) 
 - Kể đủ 4 tên tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học là: Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc cho 0,5 điểm, nếu kể được 2 hoặc 3 tên tác phẩm cho 0,25, kể được 1 tên tác phẩm không cho điểm.
 - Kể đủ 4 tên tác giả là: Thanh Tịnh, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nam Cao cho 0,5 điểm, nếu kể được 2 hoặc 3 tên tác giả cho 0,25, kể được 1 tên tác giả không cho điểm.
 - Kể đúng năm sáng tác của 4 tác phẩm Tôi đi học (1941), Những ngày thơ ấu (1938), Tắt đèn (1939), Lão Hạc (1943) cho 0,5 điểm, nếu kể được 2 hoặc 3 năm sáng tác của tác phẩm cho 0,25 điểm, kể được 1 năm sáng tác của tác phẩm không cho điểm.
b, (1 điểm). Yêu cầu HS cảm nhận được các ý sau:
- Nhan đề của văn bản do người biên soạn sách giáo khoa dùng câu câu tục ngữ "Tức nước vỡ bờ " để đặt, nhan đề đó đã nói lên chủ đề của đoạn trích ( 0,25 điểm).
- Nghĩa đen của câu thành ngữ chỉ quy luật tất yếu của hiện tượng tự nhiên: nước tích tụ, dồn nén (tức) do bờ ngăn lại phải phá vỡ bờ để thoát.( 0,25 điểm)
- Từ nghĩa cụ thể trên, nhan đề của đoạn trích đã nêu lên một quy luật tất yếu của xã hội:
 + Bất cứ lúc nào, nơi nào hễ áp bức quá mức sẽ có sự chống trả áp bức.( 0,25 điểm) 
 + Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.( 0,25 điểm)
Câu 3.(4,5 điểm)
 A.Mở bài: (0.25 đ)
 *Yêu cầu:
 - Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam
 *Cho điểm:
 - Điểm 0,25: Như yêu cầu
 - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn 
 B.Thõn bài (4,0 đ)
 *Yêu cầu: Học sinh cần phải trình bày được những ý cơ bản sau:
- Nêu được định nghĩa ngắn gọn về con trâu: động vật sừng rộng, bộ guốc chẵn thuộc phân bộ nhai lại.
- Nguồn gốc của con trâu: Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng được con người thuần hoá đa về nuôi và trở thành con vật nuôi có ích.
- Miêu tả được một số nét khái quát về con trâu:
 	 + Ngoại hình: Thân hình vạm vỡ, bụng to, sừng hình lưỡi liềm; toàn thân được bao phủ lớp lông màu đen hoặc xám bạc....
	 + Đặc tính của trâu: là loại động vật rất dễ nuôi, hiền lành chăm chỉ lao động 
-> người bạn thân thiết của người nông dân từ bao đời nay; thức ăn chủ yếu của trâu là rơm và cỏ; trâu chịu nắng tốt nhưng chịu rét kém-> chuồng trại thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
- Đặc điểm sinh sản của trâu: mang thai khoảng hơn 1 năm thì đẻ, mỗi lần đẻ thường chỉ có một con gọi là nghé.
- Sức kéo của trâu: Trâu là ngời bạn không thể thiếu trong đời sống của người nông dân đặc biệt là trong công việc làm đồng: kéo cày kéo bừa từ sáng tới tối không biết mệt; những lúc nông nhàn kéo xe vận chuyển hàng hoá....
- Vai trò giá trị của con trâu trong đời sống: Bên cạnh lấy sức kéo trâu còn mang lại nhiều lợi ích khác:
	 + Cung cấp thịt, sữa, da...
	 + Cung cấp phân bón cho cây trồng.
- Từ cuộc sống con trâu đã đi vào văn thơ và là nhân vật chính trong một só lễ hội: đâm trâu ở Tây Nguyên, chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.....con trâu với tuổi thơ...
 *Cho điểm:
 	Cho 3,5 - 4,0 điểm: Đủ ý, trình bày mạch lạc, có sử dụng các yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật, có tính thuyết phục cao.
 	 Cho 2,5 - 3,25 điểm: Trình bày rõ ràng các ý, sử dụng có hiệu quả các phương pháp thuyết minh trong quá trình làm bài. 
 	 Cho 1,5 - 2,25 điểm: Có 1/2 số ý đúng đã sử dụng các phương pháp thuyết minh trong quá trình làm bài có thể hiệu quả chưa cao. 
 	 Cho 0,5 - 1,25 điểm: Có ý chạm vào yêu cầu
 Cho 0 điểm: Sai hoàn toàn.
 C. Kết bài: (0.25đ )
 *Yêu cầu:
 Nêu được cảm nghĩ về con trâu
	Con trâu là con vật nuôi rất có ích đối với đời sống con người. Nó gắn bó sớm hôm với người nông dân, với trẻ thơ Việt Nam.
	Ngày nay các loại máy móc hiện đại đã được sử dụng rộng rãi nhưng con trâu vẫn mãi là một hình đẹp của bức tranh làng quê Việt Nam.
 *Cho điểm:
 - Điểm 0,25: Như yêu cầu.
 - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. 
Chú ý: 
1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp.
2. Sau khi cộng điểm toàn bài nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, chính tả trừ 0,25 điểm; Nếu mắc 11 lỗi trở lên trừ 0,5 điểm.
3.Chỉ để điểm lẻ phần thập phân của cả bài thi ở mức 0,5 .

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 - TRUNG-H.Minh B.doc