Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2011 – 2012 môn: giáo dục công dân 9 (thời gian: 45 phút)

Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2011 – 2012 môn: giáo dục công dân 9 (thời gian: 45 phút)

Câu 1: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là câu tục ngữ nói về:

A/ truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo B/ đoàn kết

C/ nhân nghĩa D/ hiếu thảo

Câu 2: Hành vi thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:

A/ giúp đỡ nhau trong hoạn nạn B/ im hơi, lặng tiếng

C/ đóng góp tiền nhậu D/ không tôn trọng người lao động chân tay

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2011 – 2012 môn: giáo dục công dân 9 (thời gian: 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT LẠC SƠN 
TRƯỜNG THCS NHÂN NGHĨA
Họ và tên: 
lớp: 9A... 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2011 – 2012 
MÔN: GDCD 9
(thời gian: 45 phút)
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
ĐỀ SỐ 1
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) 
I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.(1điểm)
Câu 1: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là câu tục ngữ nói về:
A/ truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo	B/ đoàn kết
C/ nhân nghĩa	D/ hiếu thảo 
Câu 2: Hành vi thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
A/ giúp đỡ nhau trong hoạn nạn	B/ im hơi, lặng tiếng
C/ đóng góp tiền nhậu 	D/ không tôn trọng người lao động chân tay 
Câu 3: Ý kiến đúng về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
A/ duy trì việc đền ơn, đáp nghĩa
B/ không có truyền thống, mỗi dân tộc vẫn tự phát triển
C/ chỉ thích xem phim kiếm hiệp Trung Quốc
D/ trong thời đại mở cửa truyền thống không còn quan trọng nữa
Câu 4: Câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
A/ anh em như thể tay chân	B/ há miệng chờ sung
C/ nói mười làm chín	D/ khom lưng gánh đỡ được hai hạt vừng
II. Ghép ý cột A với nội dung cột B sao cho đúng: (1 điểm)
CỘT A
CỘT B
TRẢ LỜI
1/ Dân chủ là mọi người ...
a/ những quy định chung của cộng đồng 
1/ ghép ...
2/ Kỷ luật là tuân theo .... 
b/ được làm chủ công việc của tập thể và xã hội.
2/ ghép ...
3/ Kỷ luật là điều kiện .... 
c/ cần tự giác chấp hành kỷ luật.
3/ ghép ...
4/ Mọi người ... 
d/ đảm bảo cho dân chủ được thực hiện hiệu quả.
4/ ghép ...
e/ phát huy sự đóng góp.
III/ Điền ý còn thiếu vào chỗ trống: (1 điểm)
Làm việc gì cũng có (1) .............................., chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về (2) ........................ sản phẩm, mà điều quan trọng là (3) ............................ của nó ngày càng được (4) ................................
B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Câu 1: (1 điểm) Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình?
Câu 2: (2 điểm) Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? 
Câu 3: (4 điểm) Phân tích cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo? 
THIẾT LẬP MA TRẬN 
Nội dung chủ đề 
Cấp độ tư duy 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Dân chủ và kỷ luật 
II TN 1đ
Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
I TN 1đ
Bảo vệ hòa bình 
1 TL 1đ
Năng động sáng tạo 
3 TL 4đ 
Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả.
III TN 1đ
2TL 2đ
Tổng số câu 
2
3
1
Tổng số điểm 
2
4
4
Tỷ lệ 
20%
40%
40%
ĐỀ SỐ 1
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) 
I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.(1điểm)
1A; 2A; 3A; 4A
II. Ghép ý cột A với nội dung cột B sao cho đúng: (1 điểm)
1b; 2a; 3d; 4c
III/ Điền ý còn thiếu vào chỗ trống: (1 điểm)
(1) năng suất; (2) số lượng ; (3) chất lượng ; (4) nâng cao.
B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) 	 
Câu 1: (1 điểm) Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình? 
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no. hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh chỉ mang lai đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình ly tán, (0.5đ)
- Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ của nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. (0.5đ)
Câu 2: (2 điểm) Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? 
- Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm, mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt ...). Đó chính là hiệu quả của công việc. (1đ)
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quân tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội. (1đ)
Câu 3: (4 điểm) Phân tích cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo? 
- Biết rằng phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống. (0.75đ)
- Đặc biệt đối với học sinh để trở thành người năng động sáng tạo trước hết phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế. (0.75đ)
Ví dụ: 
- Năng động sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày: 
+ Tích cực chủ động linh hoạt trong mọi công việc; không thụ động, phụ thuộc vào người khác; Luôn có ý thức đổi mới phương pháp học tập; đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động tập thể. (0.75đ)
+ Linh hoạt trong cách giải quyết các công việc, tình huống hàng ngày ở lớp, ở trường, trong gia đình và ngoài xã hội; Luôn có ý thức đổi mới cách học, cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức cuộc sống, sinh hoạt của bản thân sao cho có chất lượng, hiệu quả cao hơn. (0.75đ)
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo: Có thái độ đồng tình, ủng hộ những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo. Ủng hộ những cách giải quyết linh hoạt, có lí, có tình của bạn bè và những người khác. (0.5đ)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
PHÒNG GD & ĐT CÁT TIÊN 
TRƯỜNG THCS NAM NINH 
Họ và tên: 
lớp: 9A... 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2011 – 2012 
MÔN: GDCD 9
(thời gian: 45 phút)
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
ĐỀ SỐ 2
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) 
I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.(1điểm)
Câu 1: Hành vi đúng thực hiện dân chủ: 
A/ trong lớp học học sinh tự làm chủ	
B/ lớp 6a2 thực hiện công việc đóng ý kiến xây dựng lớp học hay
C/ dân chủ là học sinh thích gì thì làm nấy
D/ lớp trưởng quyết định các công việc của lớp 
Câu 2: Theo em dân chủ là:
A/ chỉ cần một người tự quyết định, tập thể thực hiện
B/ mọi người được biết, bàn bạc, giám sát những công việc chung
C/ nghe đâu làm đó
D/ tự ý làm theo ý cá nhân của mình 
Câu 3: Theo kỷ luật là:
A/ quan tâm đến công việc chung
B/ tuân theo những quy định chung của tổ chức xã hội
C/ nâng cao chất lượng cuộc sống
D/ tạo cơ hội cho mọi người phát triển
Câu 4: Câu tục ngữ nói về kỷ luật: 
A/ người trong một nước thì thương nhau cùng 	B/ quân pháp bất vị thân
C/ có công mài sắt có ngày nên kim	D/ bầu ơi thương lấy bí cùng 
II. Ghép ý cột A với nội dung cột B sao cho đúng: (1 điểm)
CỘT A
CỘT B
TRẢ LỜI
1/ Dân chủ là mọi người ...
a/ những quy định chung của cộng đồng 
1/ ghép ...
2/ Kỷ luật là tuân theo .... 
b/ được làm chủ công việc của tập thể và xã hội.
2/ ghép ...
3/ Kỷ luật là điều kiện .... 
c/ cần tự giác chấp hành kỷ luật.
3/ ghép ...
4/ Mọi người ... 
d/ đảm bảo cho dân chủ được thực hiện hiệu quả.
4/ ghép ...
e/ phát huy sự đóng góp.
III/ Điền ý còn thiếu vào chỗ trống: (1 điểm)
Làm việc gì cũng có (1) .............................., chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về (2) ........................ sản phẩm, mà điều quan trọng là (3) ............................ của nó ngày càng được (4) ................................
B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Câu 1: (1 điểm) Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình?
Câu 2: (2 điểm) Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? 
Câu 3: (4 điểm) Phân tích cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo? 
TỔ DUYỆT 	Giáo viên ra đề 
PHÒNG GD & ĐT CÁT TIÊN 
TRƯỜNG THCS NAM NINH 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2011 – 2012 
MÔN: GDCD 9
(thời gian: 45 phút)
THIẾT LẬP MA TRẬN 
Nội dung chủ đề 
Cấp độ tư duy 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Dân chủ và kỷ luật 
I TN 1đ II TN 1đ
Bảo vệ hòa bình 
1 TL 1đ
Năng động sáng tạo 
3 TL 4đ 
Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả.
III TN 1đ
2TL 2đ
Tổng số câu 
2
3
1
Tổng số điểm 
2
4
4
Tỷ lệ 
20%
40%
40%
ĐỀ SỐ 2
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) 
I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.(1điểm)
1B; 2B; 3B; 4B
II. Ghép ý cột A với nội dung cột B sao cho đúng: (1 điểm)
1b; 2a; 3d; 4c
III/ Điền ý còn thiếu vào chỗ trống: (1 điểm)
(1) năng suất; (2) số lượng ; (3) chất lượng ; (4) nâng cao.	 
B/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình? 
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no. hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh chỉ mang lai đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình ly tán, (0.5đ)
- Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ của nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. (0.5đ)
Câu 2: (2 điểm) Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? 
- Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm, mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt ...). Đó chính là hiệu quả của công việc. (1đ)
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quân tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội. (1đ)
Câu 3: (4 điểm) Phân tích cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo? 
- Biết rằng phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống. (0.75đ)
- Đặc biệt đối với học sinh để trở thành người năng động sáng tạo trước hết phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế. (0.75đ)
Ví dụ: 
- Năng động sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày: 
+ Tích cực chủ động linh hoạt trong mọi công việc; không thụ động, phụ thuộc vào người khác; Luôn có ý thức đổi mới phương pháp học tập; đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động tập thể. (0.75đ)
+ Linh hoạt trong cách giải quyết các công việc, tình huống hàng ngày ở lớp, ở trường, trong gia đình và ngoài xã hội; Luôn có ý thức đổi mới cách học, cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức cuộc sống, sinh hoạt của bản thân sao cho có chất lượng, hiệu quả cao hơn. (0.75đ)
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo: Có thái độ đồng tình, ủng hộ những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo. Ủng hộ những cách giải quyết linh hoạt, có lí, có tình của bạn bè và những người khác. (0.5đ)
	GV RA ĐÁP ÁN 
	Ninh Chí Tùng 

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi gdcd 9 ky I20112012.doc