Đề tài Bước đầu ứng dụng một số phần mềm tin học vào soạn, giảng sinh học 10

Đề tài Bước đầu ứng dụng một số phần mềm tin học vào soạn, giảng sinh học 10

Trước những yêu cầu mới của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và những thách thức trên con đường tiến vào thế kỉ 21 bằng cạnh tranh trí tuệ và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ nhất là sự bùng nổ về công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay. Đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên những con người lao động, thông minh và sáng tạo.

 Để thực hiện được mục tiêu đó, ngành GD-ĐT cần phải đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Trong đó, sự đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu thiết yếu. Đây không phải là vấn đề riêng của mỗi giáo viên, của mỗi sở giáo dục, của mỗi quốc gia mà mang tính toàn cầu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH.

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Bước đầu ứng dụng một số phần mềm tin học vào soạn, giảng sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGHĨA HƯNG A
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC VÀO SOẠN, GIẢNG SINH HỌC 10.
Ngô Hà Vũ
Giáo viên 
Nghĩa Hưng – ngày 10 tháng 04 năm 2010 
1. Tên sáng kiến: BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC VÀO SOẠN, GIẢNG SINH HỌC 10.
2. Tác giả: Ngô Hà Vũ
3. Trình độ chuyên môn: Đại học chính quy
4. Nơi công tác: Trường THPT Nghĩa Hưng A
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Nghĩa Hưng A
6. Giải pháp: 
6.1. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
	Trước những yêu cầu mới của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và những thách thức trên con đường tiến vào thế kỉ 21 bằng cạnh tranh trí tuệ và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ nhất là sự bùng nổ về công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay. Đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên những con người lao động, thông minh và sáng tạo.
	Để thực hiện được mục tiêu đó, ngành GD-ĐT cần phải đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Trong đó, sự đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu thiết yếu. Đây không phải là vấn đề riêng của mỗi giáo viên, của mỗi sở giáo dục, của mỗi quốc gia mà mang tính toàn cầu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH.
Trong Nghị quyết TW 2 đã nêu rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ 1 chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”.
Cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Xuất phát từ quan điểm dạy học không đơn thuần là việc truyền thụ tri thức mà là điểu khiển quá trình nhận thức của con người.
Hiện nay, CNTH đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, những thành tựu lớn lao của nó đã thâm nhập vào hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, vào mọi lĩnh vực sản xuất, văn hóa, khoa học và giáo dục. Việc áp dụng CNTH vào dạy học là một việc làm hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và là điều kiện thực tiễn của các trường phổ thông. 
Sử dụng máy vi tính, các phần mềm của máy, thiết kế bài giảng dưới dạng môdun được trình chiếu trên máy tính hay đèn chiếu đa năng có âm thanh và hình ảnh sống động sẽ kích thích tính tò mò, sự chú ý muốn khám phá tri thức của HS, đồng thời làm chuyển biến sâu sắc cách thức dạy và học. Từ chỗ dạy suông, trò thụ động sao chép, sự tiếp nhận tri thức phụ thuộc nhiều vào khả năng thuyết trình của GV, thì dạy học có sự hỗ trợ của CN tin học có những ưu điểm chính sau:
- Tích cực hóa quá trình học tập, làm cho quá trình học tập của HS diễn ra sinh động, hấp dẫn và hứng thú. Học tập được diễn ra trong hoạt động và bằng hoạt động.
- Hoạt động học mềm dẻo, phát huy mạnh mẽ năng lực tự học, tự nghiên cứu là cơ sở cho quá trình học tập suốt đời.
- Con đường tiếp thu tri thức của HS bắt đầu từ hình ảnh trực quan sinh động, qua đó dễ nảy sinh các vấn đề mâu thuẫn và HS sẽ tìm hướng giải quyết dưới sự hướng dẫn của GV. Vì vậy, rèn luyện cho HS tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập.
- Kiến thức được HS chủ động khám phá, kiểm nghiệm trên lớp, hoàn toàn không áp đặt.
- Dễ tạo các tình huống có vấn đề khi thực hiện bài dạy. Đây là PP đổi mới tích cực trong dạy học.
- Tiết kiệm được thời gian thuyết trình, tránh sự nhàm chán cho HS và giáo viên, hạn chế sự ảnh hưởng tới sức khỏe của GV.
	Đặc biệt với chương trình cải cách mới. SGK Sinh học 10 mang tính trừu tượng, mô phỏng cao, nhiều phần nghiên cứu ở mức độ hiển vi và siêu hiển vi, tế bào và phân tử. Cho nên, sử dụng hình ảnh và mô hình động sẽ cho hiểu quả học tập cao.
	Vì vậy, hình ảnh trực quan rất quan trọng trong tiếp nhận tri thức, nếu chỉ dùng lời nói dễ diễn tả thì rất khó có thể hình dung, nếu có dùng tranh vẽ thì khi mô tả chi tiết từng cơ quan bộ phận rất khó và cần nhiều hình ảnh, mất thời gian với các thao tác phụ. Sử dụng mô hình nguyên phân hiện nay chưa thực sự trung thực. Đặc biệt hình ảnh trong tranh vẽ hay mô hình đều chết cứng mà hoạt động sinh lý trong tế nào thì động. Nếu chúng ta sử dụng các phần mềm hay băng hình, tìm kiếm trên mạng thì quan sát được hình ảnh thực về cấu tạo và các hoạt động sinh lý trong cơ thể, điều này giúp ích rất lớn cho quá trình dạy học, nhất là dạy theo phương pháp nêu vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm và nhiều phương pháp khác. 
Do vậy tôi đã chọn đề tài.
“BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC VÀO 
SOẠN, GIẢNG SINH HỌC 10.”.
* Tôi chọn bài 18 “Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân” để ví dụ các thao tác.
6.2 Các giải pháp thực hiện
a) Quy trình thiết kế một bài soạn
Bổ sung kiến thức
4
3
2
1
(1) Các hình ảnh chuẩn bị
- Chu kì TB
* Chu kì TB chung
* Chu kì TB có sự phân chia thời gian
* Chu kì TB có các điểm chốt (điều hoà)
- Pha S. NST nhân đôi.
- Giai đoạn Nguyên phân: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối
- Khác nhau giữa NF ở ĐV và TV
* Phân bào có sao, không sao
* Phân chia TBC bằng vách ngăn, hoặc thắt MTB
- Các trang Web thông dụng tìm kiếm hình ảnh
www.google.com.vn www.bing.com.vn
www.vn.yahoo.com www.sinhhocvietnam.com.vn 
- Cách tìm kiếm hình ảnh (các bước)
* B1: Click vào biểu tượng 	 trên màn hình
* B2: Đánh địa chỉ trang web mà tìm kiếm.
* B3: Đánh tên loại hình ảnh mà định tìm kiếm.
(+) Hiện ra rất nhiều loại hình ảnh đều mô tả về quá trình nguyên phân
(+) Chọn hình ảnh phù hợp với bài dạy nhất và lưu vào USB.
+) Tốt nhất lưu ngay vào USB vì khi mất điện chúng ta vẫn còn lưu được dữ liệu
(+) Nếu không chuyển sang tiếng Anh thì sẽ hiện ra những hình ảnh không mong muốn (tốt nhất là chuyển tên hình ảnh muốn lấy sang tiếng Anh thì khả năng tìm kiếm sẽ tốt hơn. VD Nguyên phân à Mitosis)
Cách bổ sung kiến thức Sinh học (Tìm kiếm kiến thức)
* Các bước tìm kiếm kiến thức liên quan đến bài soạn như tìm kiếm hình ảnh.
* Chỉ khác ở bước 3 không chuyển sang mục hình ảnh mà ở Web.
* Đánh nội dung cần tìm nên sử dụng tiếng việt (nên sử dụng tiếng việt không dấu, nếu là tiếng anh khi tìm kiếm màn hình hiện chủ yếu là tiếng anh, khó đọc và dịch)
(2) Sửa các hình ảnh đã tìm kiếm
- Sử dụng phần mềm Paint (thông dụng), photoshop (các bước)
* B1 Mở phần mềm theo thứ tự 1-2-3-4
 (+) Nếu không sử dụng phần mềm trên có thể làm tắt như sau:đưa con trỏ chuột về hình mình muốn lấy, sau đó bấm chuột phải và click vào chữ Edit thì hình ảnh sẽ ở dạng Paint để chúng ta sửa
Sau đó chúng ta sửa hình ảnh theo ý muốn
Chú giải bảng công cụ: (từ trên theo hàng ngang như sau): 
Hàng 1: Cắt xoá hình ảnh ở dạng bất kì, ở dạng ô vô (tuỳ kích thước cắt).
Hàng 2: Tẩy trắng, phun lại phần tẩy theo màu nền tự chọn.
Hàng 3: Bút kẻ (ít dùng), kính lúp phóng to 1 phần nào đó của hình ảnh mà ta muốn tẩy, hay sửa.
Hàng 4: cả hàng là bút vẽ (ít dùng).
Hàng 5: Viết chữ (A) có thể chọn kích cỡ chữ, dạng chữ , màu chữ và phun màu
Hàng 6: Đường kẻ thẳng hoặc cong (hay dùng) có tự chọn độ đậm, mảnh.
Hàng 7+8: Vẽ các ô hình khối.
(3) Mô hình động: 
- Chu kì TB
* Chu kì TB chung
- Pha S. NST nhân đôi.
- Giai đoạn M: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối
- Khác nhau giữa NF ở ĐV và TV
* Phân bào có sao, không sao
-Cách lấy:
* Địa chỉ trang Web tìm kiếm: www.video.google.com.vn 
www.vn.yahoo.com 
* Các bước: Tương tự như lấy hình ảnh
Sửa mô hình động bằng phần mềm:
HEROSOFT
Studio 9
Chuyển flash sang AVI.. 
- Chú ý: * Trong máy phải cài phần mềm QuickTime. Sau này có thể Hyperlink các mô hình động này mà không cần sửa
	 * Khi hình ảnh và mô hình động đã sửa xong chúng ta có thể đưa (Nhúng hay Insert) vào phần mềm trình diễn là Microsoft Office PowerPoint 
b) Quy trình thiết kế bài giảng 
Thiết kế bài giảng
 H.động 1 -K/n CK TB -ĐĐ các fa -Ý nghĩa
 H.động 2 - Diễn biến các giai đoạn của NFân
 H.động 3 - Ý nghĩa của NFân
 H.động 4 - Củng cố
(+) Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chu kì tế bào của TB nhân thực có khả năng phân chia và những diễn biến cơ bản của kì trung gian.
Câu hỏi 1: Quan sát hình trên bảng và cho biết CKTB gồm những giai đoạn nào?
Câu hỏi 2: Quan sát hình trên bảng và cho biết kì trung gian gồm mấy pha đó là những pha nào?
Câu hỏi 3: Quan sát các hình trên bảng và làm phiếu học tập sau
Các pha của kì trung gian
Diễn biến cơ bản
Pha G1
Pha S
Pha G2
Câu hỏi 4: Quan sát hình nhận xét về thời gian của các pha của kì trung gian và so sánh thời gian của kì trung gian so với cả chu kì. 
Câu hỏi 5: Quan sát hình cho biết CK TB được điều hòa bởi yếu tố nào? Vai trò của yếu tố đó?
Đặt vấn đề: Nếu sự điều hòa chu kì TB bị trục trặc thì hậu quả sẽ như thế nào?
Cho HS xem 1 số hình ảnh về TB khi điểm chốt bị hỏngà hình thành các TB ung thư
(+) Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến cơ bản của quá trình nguyên phân.
Câu hỏi 1: Quan sát hình 1 và hình 2 trên bảng, hãy phát hiện những thay đổi của hình 2 so với hình 1, từ đó cho biết những sự kiện xảy ra ở kì đầu?
Tương tự như thế cho đến khi HS tự nghiên cứu được kiến thức trọng tâm là đặc điểm các kì của NFân, đồng thời từ hình giáo viên có thể phát vấn HS với các nội dung: 
* Vì sao lại cần phải có sự biến đổi hình thái NST 
* Tính số tâm động, số cromatit, số NST kép 
* Thế nào là cromatit, nhiễm sắc tử, NST kép, dây tơ vô sắc, thoi phân bào. 
* Giải đáp câu lệnh sách giáo khoa.
* Viết KG qua các kì của quá trình nguyên phân
Câu hỏi 2: Quan sát hình và cho biết phân chia tế bào chất xảy ra ở kì nào? Giải thích sự khác nhau giữa phân chia tế bào chất ở TV và ĐV?
Câu hỏi 3: Quan sát hình và nêu điểm khác nhau về sự hình thành thoi phân bào giữa nguyên phân ở TV và ĐV.
- Cho HS quan sát lại toàn bộ quá trình nguyên phân bằng mô hình động
Câu hỏi 4: Quan sát hình cho biết kết quả của quá trình nguyên phân và so sánh đặc điểm TB con so với TB mẹ
Câu hỏi 5: Giải lệnh SGK
+) Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của quá trình Nguyên phân
Hoạt động này giáo viên đưa hình ảnh và giải thích qua về ý nghĩa sinh học và thực tiễn của quá trình nguyên phân như SGK, thực chất của nguyên phân chính là sự đổi mớià là 1 chức năng cơ bản của sự sống.
+) Hoạt động 4: Củng cố 
- Cách 1: sủ dụng hình ảnh
Yêu cầu HS quan sát hình và chỉ ra các giai đoạn của CK TB và các kì của quá trình Nguyên phân
- Cách 2: tạo các câu hỏi trắc nghiệm (sử dụng PowerPoint 2003)
Đa số hiện nay giáo viên hỏi câu hỏi sau đó khi học sinh trả lời thì không thể hiện được sự sáng tạo của học sinh. Nguyên nhân do cách thiết kế câu hỏi trắc nghiệm.
Để tạo sự húng thú cho học sinh trả lời, nếu các em trả lời sai thì yêu cầu em khác trả lời mà không để lộ đáp án
B1: tạo slide mới: tạo các text Box (ở dưới tr ang slide) (lưu ý: tách riêng A,B,C,D với thông tin của đáp án)à đánh thông tin
B2: tạo hiệu ứng từng text box: click chuột vào slide showà bấm chuột và di chuyển xuống Custom Animationà click và text cần tạo hiệu ứngàclick vào Add Effec (bên góc phải mà hình)à lần lượt cho hết text box 
B3: Tạo các hình ảnh tương ứng với đáp án đúng hoặc sai: click chuột vào Auto Shapes (góc trái dưới màn hình)àbấm tiếp vào Basic Shapes và chọnà vẽ trên màn hìnhà điền chữ Đ hay S (bằng cách chuột phải và bấm vào Edit text à đánh chữ)à tạo hiệu ứng lần lượt cho các hình ảnh đó như bước 2
B4: Tạo đường link giữa đáp án và hình tương ứng: (1)bấm chuột vào hình tương ứng với đáp án A à (2) Thao tác ở góc trái: chuột phải vào hình D bấm vào Timing (sẽ hiện ra Bảng)à (3) bấm chuột vào Timingà (4) bấm chuột vào triggersà (5) bấm vào start effecà (6) chọn shape Aà (7) OK
Thao tác tương tự cho tới đáp án khác: hình số 8 hiện các bàn tay
B5: Học sinh chọn đáp án: bấm vào đáp án mà học sinh chọn
6.3 Kết quả thực hiện:
 	So sánh 4 lớp trong học kì II của năm học 2006-2007, qua kiểm tra thực nghiệm bằng bài kiểm tra 15 phút (cùng chung đề bài) ở ngay tiết tiếp theo thì tôi đã thu được kết quả như sau: 
	- Về điểm kiểm tra: lớp 10D và 10I dạy theo phương pháp áp dụng CN tin học, lớp 10Q và 10K dạy theo phương pháp không áp dụng CN tin học.
Lớp
10D
10I
10K
10Q
Sĩ số
46
46
43
45
Điểm dưới 6
1
7
8
9
Tỷ lệ % dưới 6
2,2%
15,2%
18,6%
20%
Tỷ lệ % từ 6 trở lên
97,8%
84,8%
81,4%
80%
Đồ thị so sánh điểm khá giỏi giữa các lớp.
* Qua đồ thị chúng ta thấy lớp học theo PP áp dụng CN tin học thì số HS đạt điểm khá giỏi cao hơn từ 4,8% à17,8% so với các lớp không học theo PP này. Quan trọng là HS sẽ có khả năng tự học tự nghiên cứu như phân tích dưới đây.
- Về khả năng tự học, tự nghiên cứu: 
* Do 2 lớp 10D và 10I tôi đã dạy bằng PP áp dụng CN tin học ngay từ đầu năm học do vậy HS đã quen với PP học tập này, HS chủ động tìm kiếm kiến thức từ SGK, câu hỏi và hình ảnh, mô hình mà thầy đưa ra, HS tự trình bày những kiến thức mà thầy cung cấp, thậm chí HS đã đưa ra các quan điểm khác SGK và thầy hướng dẫn. Nhưng những kiến thức HS đưa ra chỉ là suy nghĩ cảm tính theo ý hiểu chưa thật sâu, chưa đúng bản chất vấn đềà Thầy hướng dẫn, giúp các em tự rút ra các lượng kiến thức chính xác và trọng tâm. HS tự giác nghiên cứu các bài sau nếu không HS sẽ không kịp tiếp thu kiến thức mới ở bài sau.
* Hai lớp 10K và 10Q vào đầu kì 2 mới tiếp nhận nên HS chưa quen học với PP sử dụng CN tin học, lên phòng máy các em chỉ tập trung quan sát máy và nhìn hình ảnh, còn khai thác kiến thức thì rất yếu. Do vậy, GV phải vất vả thuyết trình giải thích. Khả năng HS tự học mức trung bình, nhớ kiến thức ngay trên lớp là rất ít chủ yếu là do về nhà học thuộc, chống đối cho hôm sau GV kiểm tra.
6.4 Kế thừa và điểm mới
+ Kế thừa:
- Các nội dung liên quan đến soạn giảng một bài sinh học 10 theo phương pháp đổi mới dạy học
- Kiến thức tin học, các phương pháp tích hợp tin học vào môn Sinh
+ Điểm mới
- Trình bày cụ thể từng bước trong việc ứng dụng các phầm mềm tin học vào soạn giảng sao cho hợp lý nhất
-Nêu được kỹ năng sử dụng các phần mềm vào từng phần sao cho hợp lý
- Liệt kê chi tiết các trang web, và quy trình soạn giảng
- Đi sâu về PPDH
6.5 Kết luận và đề nghị.
Thông qua việc soạn, giảng các bài sinh học lớp 10 bằng CN tin học tôi thấy:
Nâng cao được PP nghiên cứu Sinh học thông qua việc thường xuyên làm việc với Internet.
Hình thành nhiều PP DH mới hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo.
Áp dụng CN tin học là một PP DH cần thiết nhưng không phải PP chính.
HS hứng thú học, tự nghiên cứu, nhớ kiến thức nhanh vì các em tiếp thu kiến thức mới bằng các kênh hình và sơ đồ hóa.
HS nâng cao khả năng thuyết trình trên lớp, trình bày kiến thức mà chính các em tự nghiên cứu được.
+ Đề nghị
Nhà trường nên tổ chức các buổi hội thảo chung cả trường để rút kinh nghiệm về áp dụng tin học vào dạy học.
Có phòng tin học, trang bị máy tính hiện đại truy cập Internet nhanh
Khuyến khích GV mạnh dạn áp dụng CNTT vào dạy học
Đây là năm đầu tiên áp dụng chương trình cải cách SGK Sinh học 10, và là năm thứ 3 tôi soạn, giảng giáo án sinh có áp dụng công nghệ tin học nên không thể tránh khỏi thiếu sót về mặt kỹ năng, chưa hợp lý về phương pháp, tôi xin đồng nghiệp ghóp ý cho báo cáo sáng kiến của tôi được hoàn thiện và có thể áp dụng phần nào trong bài soạn giảng của giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học cũng như các bộ môn khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh học 10 – Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) và cs nhà xuất bản giáo dục 2006- trang [71-75].
2. Sinh học 10 – Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) và cs nhà xuất bản giáo dục 2006-. Sách giáo viên.
3. Sinh học 10 – Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên) và cs nhà xuất bản giáo dục 2006- trang [91-99]. (Nâng cao)
4. Thiết kế bài giảng sinh học 10 nâng cao. Bùi Văn Sâm-Phạm Thị My. NXB Giáo dục 2006. trang [144-152].
5. Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn Sinh học. Nguyễn Văn Duệ và cs. NXB Giáo dục 2000. 146 trang
6. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. Trần Bá Hoành. NXB ĐH Sư Phạm Hà Nội 2006. 256 trang.
7. Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Đổi mới PP GD, kiểm tra, đánh giá và học sinh học ở các bậc Đại học, Cao đẳng và THPT”. Trường ĐH Vinh 2003. 195 trang.

Tài liệu đính kèm:

  • docSK KN rat hay thi Tinh.doc