Đề tài Giúp học sinh tích lũy – bổ sung và sử dụng vốn từ trong dạy học tích hợp

Đề tài Giúp học sinh tích lũy – bổ sung và sử dụng vốn từ trong dạy học tích hợp

Dạy học Ngữ văn, với quan điểm là phải chú trọng tới việc rèn luyện nâng cao kĩ năng thực hành nói – viết cho học sinh. Đặc biệt là việc rèn luyện khả năng tư duy, khả năng vận dụng những điều đã học vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra của cuộc sống trong thực hành Tạo lập văn bản ( làm bài Tập làm văn ).

Chương trình dạy học cấp THCS dựa trên bộ sách giáo khoa năm 2002 là chương trình có nhiều đổi mới so với chương trình trước đó. Trong đó, chương trình mới tích hợp được cả ba phân môn và đó là một trong những thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu việc giảng dạy ngữ văn trong nhà trường hiện nay theo quan điểm trên.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giúp học sinh tích lũy – bổ sung và sử dụng vốn từ trong dạy học tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÚP HỌC SINH TÍCH LŨY – BỔ SUNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TỪ 
TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP
( Chương trình Ngữ văn THCS )
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I. Đặt vấn đề : 
Dạy học Ngữ văn, với quan điểm là phải chú trọng tới việc rèn luyện nâng cao kĩ năng thực hành nói – viết cho học sinh. Đặc biệt là việc rèn luyện khả năng tư duy, khả năng vận dụng những điều đã học vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra của cuộc sống trong thực hành Tạo lập văn bản ( làm bài Tập làm văn ). 
Chương trình dạy học cấp THCS dựa trên bộ sách giáo khoa năm 2002 là chương trình có nhiều đổi mới so với chương trình trước đó. Trong đó, chương trình mới tích hợp được cả ba phân môn và đó là một trong những thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu việc giảng dạy ngữ văn trong nhà trường hiện nay theo quan điểm trên.
Thực tế bên cạnh những ưu điểm, chương trình mới vẫn còn bộc lộ những bất cập, khó thực hiện cho thật tốt kể cả từ hai phía: người dạy và người học. 
II. Những khó khăn :
Thực tế với người dạy học
- Giáo viên không hiểu chương trình, không xác định hết nội dung kiến thức của chương trình toàn cấp học cho nên việc truyền thụ kiến thức cho học sinh cũng dừng lại ở mức độ từng khối lớp riêng lẻ. Điều đó không đúng với mục tiêu của chương trình, dẫn đến việc học sinh càng học lên lớp cao hơn càng chịu nhiều áp lực. Kiến thức căn bản có thể vì thế mà quên dần hoặc rơi rớt dần mà không được bổ sung kịp thời.
VD. Chương trình phân môn Tập làm văn phân bố tương đối cách xa: 
 + Kiểu bài “Tự sự” học ở lớp 6 sẽ gặp lại ở lớp 8.
 + Kiểu bài “Nghị luận” học ở lớp 7 sẽ gặp lại ở lớp 8 và nâng cao hơn ở chương trình lớp 9.
- Do số tiết của môn Ngữ văn khá nhiều, người dạy chỉ có thể dạy được ở một hoặc hai khối lớp trên toàn cấp học.Vì thế giáo viên khó có thể nghiên cứu và tìm hiểu kĩ chương trình toàn cấp.
- Để tiện cho người dạy và tiện cho việc quản lý: thường giáo viên đã dạy ở khối lớp nào nhiều năm và có kinh nghiệm rồi thì ít khi chuyển đổi dạy sang khối lớp khác.
Thực tế với người học
- Với hai phân môn có sự gắn kết và tích hợp chặt chẽ về nội dung của chương trình là “Đọc -Hiểu văn bản” với “Tập làm văn” phần rèn luyện thực hành được chia đều sau từng tiết học (mà thời gian dành cho Luyện tập này thường rất ít). 
- Học sinh ít được rèn luyện, luyện tập một cách triệt để một nội dung cụ thể nào đấy trong những tiết học riêng và phân lượng thời gian của chương trình dành cho các tiết Luyện tập của phân môn Tập làm văn là không nhiều.
- Một khó khăn lớn đối với học sinh trong việc rèn khả năng tư duy - vận dụng tạo lập văn bản là các em không đủ vốn từ nhất là vốn từ dùng để viết văn Nghị luận.Để giúp học sinh có được một số lượng từ ngữ đủ cho các em học tốt chương trình học và đặc biệt phần tạo lập văn bản Nghị luận thì quả là một vấn đề nan giải.
- Học sinh sử dụng ngôn ngữ trong tạo lập văn bản thường rất tùy tiện. Nguyên nhân:
+ Một phần do chương trình phân bố không liên tục : Tự sự học ở HK1 lớp 6 đến HK1lớp 8 mới học lại, Nghị luận học ở HK1 lớp 7 nhưng cuối HK2 của lớp 8 và lớp 9 mới học lạiĐương nhiên chương trình có nâng cao dần từng bước.
+ Một phần do học sinh không phân biệt rõ kiểu bài. Việc học sinh sử dụng ngôn ngữ để viết văn “na ná” như nhau trong các phong cách văn khác nhau nên người chấm rất khó sửa khi chấm trả bài.
- Đặc biệt, việc đưa nội dung tạo lập văn Nghị luận xuống chương trình lớp 7 là một thực tế khó khăn. Với độ tuổi là 12 tuổi, nhận thức của các em còn rất non, kinh nghiệm sống chưa có đặc biệt kiến thức về xã hội – về con người là rất ít. Khi tiếp xúc với những vấn đề nghị luận giản đơn gần gũi với các em ( theo chương trình SGK) có thể các em tiếp thu được, hiểu được nhưng để rèn luyện viết cho đúng với kiểu bài và phù hợp với nội dung theo yêu cầu thì lại chưa đạt được. 
- Học sinh cần được bổ sung thêm vốn từ ngữ một cách thường xuyên và sự tích lũy bổ sung , sử dụng cũng phải tùy thuộc vào các vùng miền, địa phương với những đặc điểm xã hội tương đối khác nhau. 
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
I. Nghiên cứu PPCT ngữ văn toàn cấp học:
Với giáo viên
- Phải hiểu rõ chương trình, đây là việc bắt buộc với tất cả giáo viên dạy ngữ văn.
- Chuyển đổi cho giáo viên được giảng dạy ở nhiều khối lớp khác nhau.
- Lập kế hoạch cho việc “Giúp học sinh tích lũy – bổ sung và sử dụng vốn từ” theo chương trình dạy học một cách thích hợp trong từng kì học – năm học.
II. Hướng dẫn học sinh tích lũy – bổ sung và sử dụng vốn từ:
1. Nội dung:
- Thống kê các văn bản – tác phẩm trong chương trình học có nội dung, kiến thức liên quan, tích hợp với phần Tạo lập văn bản. Xác định xem cần bổ sung – tích luỹ lớp từ ngữ nào, sao cho những từ ngữ ấy phù hợp với nội dung kiểu bài mà học sinh đang thực hành.
VD. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”- ngữ văn 6, tập 2.
Học sinh tìm hiểu từ ngữ chỉ phẩm chất Dế Mèn “Kiêu căng” “Tự phụ”.
Nội dung liên quan đến Làm văn “Biểu cảm” – lớp 7, Tự sự - lớp 8.
Bài tập thứ nhất Bài tập thứ nhất “Tích lũy - Bổ sung vốn từ”
Giáo viên giúp học sinh tích lũy –bổ sung từ và nghĩa của từ:
- kiêu ngạo, kiêu kỳ, kênh kiệu
- tự cao – tự đại, tự mãn, tự hào
Bài tập thứ hai “Vận dụng - sử dụng vốn từ bổ sung”
Giáo viên giúp học sinh vận dụng bằng bài tập đánh giá:
“Một bạn trong lớp học rất giỏi nhưng lại không chơi với ai. Bạn bè trong lớp nhờ giảng bài bạn này không muốn giúp đã vậy lại còn tỏ thái độ chê bai”
- Chọn một trong những từ ngữ nêu trên gọi tên thái độ này?
- Viết vài câu văn miêu tả thái độ ấy?
Bài tập thứ ba “Đánh giá cách sử dụng từ”
Giáo viên đặt câu hỏi: “Trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, để phê bình người có thái độ - phẩm chất như trên em dùng từ ngữ như thế nào để gọi đúng thái độ - phẩm chất ấy?”
- Gợi ý (theo từng vùng, đặc điểm XH và thói quen): hách dịch,làm dóc, la lá
- Định hướng sửa: có thể có nhiều cách diễn đạt ý trong khi nói mà người nghe vẫn hiểu nhưng để viết thành câu văn – bài văn ta không nên dùng như vậy vì những từ ngữ ấy chỉ dùng trong văn nói, trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày mà thôi.
2. Phương pháp:
	Về thời gian
- Sử dụng thời gian cuối giờ: trong phần luyện tập hoặc phần đánh giá.
- Sử dụng thời gian đầu giờ:kiểm tra bài luyện tập làm ở nhà theo yêu cầu của giáo viên.
- Sử dụng thời gian của chương trình tự chọn.
	Về kiến thức
- Thời gian dành cho Luyện tập – đánh giá cuối giờ sử dụng câu hỏi hoặc bài tập ngắn
( như ở ví dụ trên, có thể tùy thuộc thời gian dùng ít nhất 2 Bài tập ).
- Để giải quyết trọn vẹn và triệt để một nội dung kiến thức cho học sinh ví dụ như một vấn đề nghị luận ở lớp 7- giáo viên nên dùng thời gian của chương trình tự chọn. Và việc tích lũy – bổ sung vốn từ cho làm văn nghị luận lớp 7 phải được giáo viên chú ý ngay từ ở lớp 6, điều đó giúp:
 + Học sinh nhận thức về xã hội, về con người tốt hơn.
 + Học sinh biết sử dụng từ ngữ đúng với tên gọi các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù đạo đức – tư tưởng – xã hộiDo tư duy của các em còn non nớt nên nhận xét – đánh giá hiện tượng xã hội chưa chính xác..
VD 1. 
	Văn bản “Buổi học cuối cùng” – ngữ văn 6, tập 2.
Học sinh tìm hiểu từ “tri” trong “cố tri” – chú thích (10) trang 54.
Nội dung liên quan đến Làm văn “Nghị luận” – lớp 7.
Bài tập thứ nhất 
Giáo viên giúp học sinh tích lũy –bổ sung từ và nghĩa của từ: 
- tri tri thức và phân biệt với trí thức
- tri âm, tri kỉ
- thức nhận thức, học thức, kiến thức
	Bài tập thứ hai 
Đề bài nghị luận của lớp 7:
“Ít lâu nay, một số bạn trong lớp lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!”
Giáo viên yêu cầu học sinh sửa lỗi dùng từ trong câu sau (bài làm của học sinh - Trần Thị Thanh Tiền, hs lớp 77):
“thực tế cũng cho ta nhiều kiến thức và hiểu biết sâu về việc học giúp ta nâng cao trí thức” 
- Hướng dẫn: HS không hiểu nghĩa của 2 từ “tri thức” và “trí thức” (tra bảng từ Hán - Việt/SGK).
VD 2. Văn bản “Cổng trường mở ra” “Mẹ tôi” – ngữ văn 7, tập 2.
Học sinh tìm hiểu trạng thái tâm lý, tìm hiểu hành vi – thái độ của con người. Gọi đúng tên các hành vi –trạng thái ấy.
Nội dung liên quan đến Làm văn “Nghị luận” – lớp 7.
Bài tập thứ nhất 
Giáo viên giúp học sinh tích lũy –bổ sung từ và nghĩa của từ: 
- chăm sóc, chăm lo/ lo lắng, lo âu, lo toan
- nuôi nấng, nuôi dưỡng, nuôi dạy/ dạy dỗ, dạy bảo
- phụng dưỡng, phụng sự
 + Bước 1 yêu cầu học sinh dùng từ ngữ trên điền vào đoạn văn sau sao cho rõ nội dung – ý nghĩa:
	“Mẹ lúc nào cũng yêu thương anh chị em chúng em. Tuy vất vả vì phải.....
chúng em từng li từng tí nhưng không bao giờ em thấy mất đi nụ cười ấm áp trên khuôn mặt của mẹ”
 + Bước 2 yêu cầu học sinh giải thích cách dùng từ của mình.
	Bài tập thứ hai ( phục vụ Đề bài nghị luận của lớp 7: “Lòng hiếu thảo” )
Giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn văn ( khoảng 5 – 7 câu ) chứng minh lòng hiếu thảo của em với mẹ. Sau đó hướng dẫn, sửa chữa cách dùng từ cho các em.
3. Kiểm tra – đánh giá:
- Học sinh tự kiểm tra bài làm theo hướng dẫn của giáo viên ( xem phụ lục )
- Giáo viên lưu nội dung đã bổ sung cho học sinh vào giáo án, kiểm tra bài làm của học sinh cho điểm với những bài làm tốt ( lấy điểm kiểm tra miệng - thường xuyên).
4. Lưu bài viết – bài luyện tập – nội dung tích lũy:
- Các hoạt động rèn luyện của học sinh trong việc học Ngữ văn được tích luỹ - sửa chữa trong một quá trình dài (toàn cấp học) kết quả đạt được của các em chính là một sản phẩm. Yêu cầu trong mỗi năm học giáo viên hướng dẫn học sinh lưu tập hồ sơ bài làm của mình và phải có sự kiểm tra, hướng dẫn tiếp tục trong những năm kế tiếp.
- Thường học sinh không lưu bài làm của mình trong nhiều năm, giáo viên yêu cầu học sinh đóng tập bài làm văn – bài luyện tập của mình thành tập.Tự so sánh, đối chiếu, đánh giá bằng bảng đánh giá bài làm của cá nhân học sinh trong các tiết trả bài viết.
- Giáo viên sử dụng vốn ngôn ngữ tích lũy cùng bộ đề tự luận và hệ thống câu hỏi kiểm tra dạng tự luận – soạn trực tiếp vào giáo án. 
C. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN : 
	Trên đây là cách làm của riêng cá nhân nhưng đã đạt được một số hiệu quả nhất định trong năm học 2008 – 2009. Với cách làm này cá nhân đã có trao đổi với một số đồng nghiệp, Hơn nữa, năm học này 2008-2009 - năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, với việc tích lũy như của cá nhân tôi nhiều đồng nghiệp cũng tán thành và hợp tác giúp đỡ.
	Một lưu ý nhỏ: trước đây tôi đã có một SKKN về “Tiết trả bài tập làm văn” tôi có yêu cầu giáo viên khi chấm bài và trả bài cho học sinh dứt khoát giáo viên phải sửa bài trực tiếp trên bài làm hoặc đánh dấu (gạch chân, ghi chú) những lỗi tương tự. Từ đó học sinh có thể tự so sánh - sửa lỗi cho chính mình và rút kinh nghiệm cho bài làm sau đó. 
* Một số kết quả đạt được:
	Trong năm học 2008-2009 tôi đã thực hiện việc hướng dẫn và giúp học sinh lưu bài viết của các em, đặc biệt là học sinh của các lớp 6,7 và 8. Trong khuôn khổ của bài viết này tôi xin được trích kèm theo một số trang “Tập hồ sơ lưu của giáo viên” và “Tập hồ sơ bài làm của học sinh” với tính chất minh hoạ. Sáng kiến này tôi sẽ tiếp tục thực hiện và rút kinh nghiệm bổ sung cho những năm kế tiếp. 
	Chí công, ngày 07 tháng 4 năm 2009
	Người viết
	 BÀNH THỊ LÀI
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
	........................................................................................................
	........................................................................................................
	 .......................................................................................................
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC P. GIÁO DỤC
	........................................................................................................
	........................................................................................................
	 .......................................................................................................
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
 .......................................................................................................
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC
	........................................................................................................
	........................................................................................................
	 .......................................................................................................
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
 	 .......................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN-Lai 08-09.doc