Đề tài Khai thác hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9

Đề tài Khai thác hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9

 Việc thực hiện đổi mới nội dung - chương trình, đổi mới phương pháp dạy học đã được 8 năm. Với phương pháp dạy học mới, phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học đã trở thành không thể thiếu trong mỗi tiết dạy, ở tất cả các bộ môn. Tăng cường tính trực quan, tính cụ thể, tính sinh động, tính hấp dẫn của giờ dạy, sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ dạy - góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học mà chúng ta thực hiện tích cực trong suốt năm năm qua.

doc 28 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3873Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Khai thác hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề
 	 Việc thực hiện đổi mới nội dung - chương trình, đổi mới phương pháp dạy học đã được 8 năm. Với phương pháp dạy học mới, phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học đã trở thành không thể thiếu trong mỗi tiết dạy, ở tất cả các bộ môn. Tăng cường tính trực quan, tính cụ thể, tính sinh động, tính hấp dẫncủa giờ dạy, sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ dạy - góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học mà chúng ta thực hiện tích cực trong suốt năm năm qua.
 Như thế, nói đến phương pháp dạy học mới, không thể không nói đến việc sử dụng tốt phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học. Phương tiện , thiết bị ,đồ dùng dạy học ,chỉ có thể phát huy tối đa giá trị của nó, khi người giáo viên biết khai thác và hướng dẫn học sinh khai thác một cách tốt nhất, tất cả các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học có trong tay.
 Với bộ môn lịch sử, phương tiện và thiết bị dạy học rất đa dạng, phong phú: tranh ảnh, bản đồ (lược đồ), mẫu vật, băng hình, phim đèn chiếuTrong phạm vi của đề tài này, tôi xin đề cập tới việc: “Khai thác hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9” ( SGK) .
Nhận thức cũ - giải pháp cũ :
1) Nhận thức cũ : 
Sách giáo khoa lớp 9 cũ có 43 kênh hình ở cả hai tập. (Trong đó , có 26 tranh ảnh và 17 lược đồ). Trong quan điểm và nhận thức của hầu hết giáo viên bộ môn lịch sử trước đây: Hệ thống kênh hình trong SGK nói riêng, hay thiết bị đồ dùng dạy học lịch sử ( lược đồ tranh ảnh , mẫu vật ) nói chung, chỉ là để minh hoạ cho hệ thống kênh chữ, để bổ sung làm phong phú nội dung SGK, còn giá trị về mặt kiến thức thì rất ít 
2) Giải pháp cũ :
Chính vì nhận thức, quan điểm về tác dụng của hệ thống kênh hình như vậy, nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên không thực sự chú ý nhiều đến khai thác hệ thống kênh hình.
+ Lúc nhớ, có thể khai thác qua loa ( cho có ),chưa biết nên khai thác trọng tâm vào đâu. Sự đầu tư cho khai thác kênh hình chủ yếu còn ở dạng minh hoạ, chưa chú trọng về mặt kiết thức.
Ví dụ: khi phân tích kết quả của cải cách ruộng đất (cuối năm 1953 đến năm 1956) giáo viên cho học sinh quan sát hình 58 và giới thiệu:đây là hình ảnh người nông dân được chia ruộng trong cải cách ruộng đất. Nếu chỉ dừng lại như thế, thì giáo viên không giới thiệu học sinh cũng biết được (khai thác hình 58 cụ thể nên như thế nào sẽ có ở phần sau).
+ Hoặc: nếu thời gian không còn nhiều, giáo viên có thể bỏ qua không khai thác kênh hình; thậm chí vẫn có thể "quên" không khai thác! Chính vì vậy , trong một thời gian dài, với phương pháp dạy học cũ, " một nguồn kiến thức quan trọng " đã bị bỏ quên một cách vô tình.
B .Nhận thức mới - giải pháp mới
1) Nhận thức mới :
Hiện nay, với phương pháp dạy học mới, đồ dùng dạy học nói chung, hay hệ thống kênh hình trong SGK lớp 9 nói riêng, không chỉ dừng lại ở giá trị "minh hoạ" cho hệ thống kênh chữ - mà chính thiết bị, đồ dùng dạy học(trong đó có hệ thống kênh hình ) là công cụ, là phương tiện cung cấp kiến thức và chính nó là"nguồn kiến thức".
Như ta biết, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội, để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là tái tạo lịch sử. Để tái tạo lịch sử, trước hết phải kể đến lời nói sinh động giàu hình ảnh của giáo viên( tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử). Nhưng, so với lời nói của giáo viên, các phương tiện trực quan( bản đồ - lược đồ, tranh ảnh, mẫu vật) có ưu thế nhiều hơn: tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy, thật là tốt nếu giáo viên biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện trực quan với lời giảng sinh động của mình.
Sau đây, chúng ta cùng tham khảo một kết quả nghiên cứu mà tiến sỹ Nguyễn Hữu Chí có đề cập đến trong tài liệu: Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở( năm 2002).
Tỷ lệ lưu giữ trong trí nhớ:
Phương pháp
Sau 3 giờ
Sau 3 ngày
1
30%
 Lời nói
10%
2
60%
Hình ảnh
20%
3
80%
Lời và hình
70%
4
90%
Lời, hình và hành động
80%
5
99%
Tự phát hiện
90%
Ta lưu ý các phương pháp 3, 4, 5: khi giáo viên kết hợp được phương pháp dùng lời và các phương pháp nhằm huy động đồng thời nhiều giác quan tham gia vào quá trình học tập, tổ chức tốt quá trình dạy học thì kết quả sẽ khả quan. Lời giảng sinh động, giàu hình ảnh; đồ dùng trực quan đầy đủ; cách thức tổ chức khai thác kiến thức chuẩn xác của giáo viên, là những yếu tố quyết định cho thành công của mỗi tiết dạy.
ở đây, chúng ta đang đề cập đến một loại phương tiện trực quan luôn có trong tay, luôn phải sử dụng trong mọi tiết dạy, đó chính là hệ thống kênh hình trong SGK. Hãy khai thác triệt để kênh hình, kết hợp với khai thác tốt kênh chữ, chúng ta sẽ hoàn thành tốt mục tiêu của bài học, học sinh sẽ nhanh chóng hiểu bài và lưu giữ kiến thức bền vững hơn. Giáo viên không chỉ có nhiệm vụ khai thác tốt nội dung kênh hình trong quá trình giảng dạy mà còn có nhiệm vụ tổ chức kỹ năng học sinh khai thác kênh hình ấy một cách đúng hướng nhất - hình thành ở các em kỹ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ( bản đồ ).có như thế, hệ thống kênh hình( một dạng quan trọng của thiết bị, đồ dùng dạy học môn lịch sử ) mới phát huy được tác dụng - nhằm nâng cao hiệu quả,chất lượng của giờ lịch sử - góp phần làm bài giảng sinh động, hấp dẫn, sâu sắc về kiến thức. Nếu giáo viên khai thác kênh hình tốt, sẽ để laị những ấn tượng cụ thể, đậm nét lưu giữ trong trí nhớ góp phần làm các em thêm yêu, thêm quý môn lịch sử - cải thiện dần quan niệm: "môn lịch sử là khô khan, chán ngắt ".Ngược lại , giúp các em nhận ra bản chất đích thực của môn lịch sử : Rất hay, rất hấp dẫn có giá trị lớn trong giáo dục tư tưởng, đạo đức; giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người, tự hào về những thành tựu đạt được và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cho các em nhận thức ngày càng tốt hơn về quy luật phát triển xã hội.
 2) Giải pháp mới:
 	 Nếu như SGK lớp 9 cũ, đưa vào 43 kênh hình (ở cả hai tập ), thì SGK lớp 9 mới đưa vào 92 kênh hình (trong đó có 27 lược đồ và 65 tranh ảnh). Đây chính là điểm mới về kênh hình của SGK mới và cũng chính là một trong những biểu hiện rõ nét về đổi mới nội dung - chương trình SGK lớp 9 mới - nhằm đổi mới phương pháp dạy học: Nhằm giúp thầy và trò khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng trong học tập.
 Kênh hình, bên cạnh kênh chữ, ngoài mục đích minh hoạ cho kênh chữ, còn chứa đựng trong đó nội dung mà kênh chữ không chứa đựng nổi. Kênh hình giúp thể hiện một cách đầy đủ, chính xác và sinh động kiến thức của bài giảng.
 Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, là làm thế nào để hệ thống kênh hình trong SGK " thể hiện tối đa giá trị " của nó?	 
 Trước tiên, chúng ta cùng thống nhất các bước cụ thể khi khai thác nội dung kênh hìnn trong SGK( bản đồ - lược đồ, tranh ảnh):
 ( *) Khai thác nội dung lược đồ (bản đồ):
 - Bước 1: Học sinh quan sát lược đồ (chú ý quan sát cả nội dung, ranh giới và các kí hiệu của lược đồ)
 - Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung lược đồ .
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ .
 - Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung lược đồ (gắn liền với nội dung bài học ).
( Thông thường trước khi tìm hiểu bài học mới có bản đồ minh hoạ giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu hoặc vẽ chuẩn bị trước)
 (*) Khai thác nội dung tranh ảnh :
- Bước 1: Học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác. 
 - Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi, nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh .
 - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh.
 - Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh, cung cấp kiến thức cho học sinh .
Các bước khai thác nội dung kênh hình trong SGK trên đây, được xem là quy trình bắt buộc mà tất cả chúng ta phải thực hiện nghiêm túc, việc còn lại để trả lời đợưc câu hỏi: Làm thế nào để hệ thống kênh hình trong SGK thể hiện được tối đa giá trị của nó? 
Tôi xin đi vào hai vấn đề cơ bản:
1. Khai thác kênh hình vào lúc nào ? 
2. Khai thác kênh hình như thế nào ?
Nội dung cụ thể 
 	Với phương pháp dạy - học mới, lấy học sinh làm trung tâm, dưới sự hướng dẫn và tổ chức cuả thầy trò tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức.
 	 Một trong những yêu cầu của triết học là mọi đối tượng học sinh trong lớp đều được làm việc, đều được suy nghĩ, đều có cơ hội để trình bày suy nghĩ của mình.Để làm trọn vẹn được điều này, trong một quỹ thời gian có hạn hoàn toàn không dễ! Việc khai thác nội dung cơ bản của hệ thống kênh chữ đã mất rất nhiều thời gian, bên cạnh đó, giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình như thế nào cho tốt về kiến thức lại phải tiết kiệm được thời gian, để bài học hoàn thiện là một trong những mối quan tâm lớn của giáo viên ! 
(*) Trong một bài cụ thể, kênh hình nằm ở mục nào? Nên khai thác kênh hình ấy ở phần đầu mục, giữa mục hay cuối mục?(làm sao cho hợp lí để đảm bảo tốt nhất về phương pháp - phương pháp mới) .
(*) Khai thác như thế nào để đảm bảo về kiến thức ( để kênh hình : chính là công cụ, là phương tiện cung cấp kiến thức và chính nó là nguồn kiến thức ) - kiến thức khai thác phải: vừa đúng, vừa đủ, vừa sâu lại vừa hay ( vừa phải đảm bảo về thời gian ) là điều rất khó
Khai thác kênh hình vào thời điểm nào ?
(*) Việc khai thác kênh hình, gần như song hành với kênh chữ - khai thác kênh hình có thể đi trước mở đường, có thể đi sau kênh chữ để hoàn thiện nội dung kiến thức và kênh hình được khai thác khi kênh chữ đề cập tới.
 Tôi xin đưa ra các phương án, ở 28 kênh hình trong học kì một (từ bài 1 đến bài 17). 
1. Các kênh hình được khai thác vào đầu mục của bài (từ khai thác kênh hình, sẽ định hướng kiến thức cho học sinh khi khai thác kênh chữ ):
 Hình2(bài1); 	Hình3 (bài 2) ;
 Hình5 (bài 4) ;
 Hình 9 (bài 5) ;
 Hình10, hình11 (bài 5) ;
 Hình 12 (bài 6) ;
 Hình 14 (bài 7) ;
 Hình 17 (bài 9) ; 
 Hình 21 (bài 10) ;
 Hình 22, hình23 (bài 11
2. Các kênh hình khai thác vào cuối mục ( để hoàn thiện nội dung ) :
 Hình 4 (bài 2 ) ; hình 6 (bài 4 ) .
3. Khai thác kênh hình khi kênh chữ đề cập tới ( kênh hình cụ thể hoá nội dung kênh chữ ):
 Hình 1 ( bài 1) ;
 Hình 7, hình 8 (bài 4) ; 
 Hình 13 ( bài 6 ) ;
 Hình 15 (bài7);
 Hình 16 ( bài 8) ;
 Hình 18, hình 19, hình20 (bài 9);
 Hình 24 hình 25 , hình 26 (bài 12), 
 Hình 27 (bài 14) ;
 Hình 28 (bài 16).
Trên đây, là những phương án, bản thân đã thể nghiệm qua 5 năm thực hiện phương pháp dạy học mới, ở chương trình lịch sử lớp 9 - Sự sắp xếp và bố trí nằy không phải là một quy định bắt buộc, mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự chủ động về kiến thức, khả năng linh hoạt, sáng tạo của mỗi giáo viên.
 Tuy nhiên, d ... g tâm bức tranh(bám sát kiến thứccơ bản của mục bài), nêu bật được giá trị to lớn của sự kiện(hiện tượng) trong hiện tại cũng như cả tương lai.
2) Khai thác lược đồ :
Trong bộ môn lịch sử: có các dạng lược đồ cơ bản sau:
 -	Lược đồ kinh tế;
Lược đồ chính trị ;
Lược đồ kinh tế - chính trị; 
Lược đồ chiến sự...
	Đã nói đến lược đồ, là liên quan trực tiếp tới vị trí địa lý, địa hình, ranh giới, lãnh thổ ...Khi khai thác lược đồ, trước tiên giáo viên phải hướng dẫn học sinh bao quát được khu vực, lãnh thổ, vùng miền...Cho các em nhận biết về tổng thể – khái quát chung, từ đó mới đi vào khai thác nội dung kiến thức chính của lược đồ.
Ví dụ 1 : Lược đồ kinh tế: 
- Hình 27 .Nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai.(bài 14)
(Giáo viên dùng bản đồ trống việt Nam, để phóng to lược đồ hình 27 )
 + Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 27 và cho các em nhận biết: thực dân Pháp đã tiến hành khai thác các nguồn lợi trên mọi miền đất nước Việt Nam; nhưng tuỳ vào thế mạnh từng vùng, miền, để đầu tư một cách triệt để, nhằm thu nguồn lợi nhiều nhất
 + Cụ thể: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh (từ kênh chữ kết hợp với kênh hình ), hai nguồn lợi chúng tập trung khai thác đầu tiên là:nông nghiệp và công nghiệp.
Trong nông nghiệp: tập trung cướp đoạt ruộng đất để mở rộng đồn điền (đặc biệt cao su ...)
Trong công nghiệp: tập trung khai thác mỏ (đặc biệt mỏ than ...) xây dựng hàng loạt các nhà máy chế biến.
 Sau khi học sinh phát biểu Giáo viên trình bày cụ thể trên lược đồ những nguồn lợi kếch xù mà thực dân Pháp đã vơ vét trong cuộc khai thác lần thứ hai (nếu giáo viên phân tích được cụ thể, lời giảng hình ảnh, phối hợp nhuần nhuyễn với chỉ lược đồ, sẽ làm tăng thêm giá trị kiến của lược đồ làm cho các em ghi nhớ kiến thức sâu sắc và bền vững.
Giáo viên khai thác tiếp: bên cạnh nông nghiệp và công nghiệp, thực dân Pháp còn tiến hành khai thác và bóc lột trên những lĩnh vực nào?(chuyển sang kênh chữ ): Giao thông vận tải; Ngân hàng; Thương nghiệp; Thuế khoá 
* Ví dụ 2: Lược đồ kinh tế – chính trị :
 - Hình 21 lược các nước trong liên minh châu Âu (2004) (bài 10)
 + Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát phần chú giải. Từ chú giải ,từ lược đồ, từ kênh chữ, các em sẽ nắm được quá trình phát triển của liên minh châu Âu (EU) (trước năm 1995: 15 thành viên, năm 2004: 25 thành viên, đến năm 2007 là 27 thành viên)
+ Khai thác cụ thể :
 Quá trình hình thành và phát triển của ; Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra như thế nào?
(Yêu cầu học sinh cho biết các mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu).
 Giáo viên chuẩn kiến thức bằng bảng phụ và yêu cầu học sinh lên chỉ lược đồ: sự phát triển của Liên minh châu Âu trình tự theo các mốc thời gian 
 Cuối cùng, giáo viên trình bày cụ thể trên lược đồ sự phát triển không ngừng của Liên minh châu Âu cả về quy mô (4.1951 có 6 thành viên ... tới năm 2006: có 27 nước thành viên) và mức độ (...có đồng tiền chung Châu Âu- EURO, chính sách đối ngoại chung, an ninh chung tiến tới một nhà nước chung châu Âu. 
=> Liên minh châu Âu (EU) là liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất, chặt chẽ nhất , thành công nhất trong liên minh khu vực
* Ví dụ 3: Lược đồ chiến sự .
 Lược đồ chiến sự gắn liền với các chiến dịch, các trận đánh, các chiến thắng tiêu biểu . . . 
Với loại lược đồ này cần phải: 
(1) Giới thiệu bao quát được vị trí địa lý, địa hình Từ đó sẽ nêu bật được lợi thế ( hoặc bất lợi ).
(2) giáo viên phải xây dựng được bài tường thuật chính xác, càng hay, càng hấp dẫn càng tốt.
(3) Giáo viên kết hợp nhuần nhuyễn giữa tường thuật, nét mặt, phong thái, âm lượng, ngôn ngữ . . . để tái hiện lại không khí hừng hực của chiến sự – có như thế, mới làm cho "lịch sử sống dậy" trước mắt các em.
* Ví dụ cụ thể : Lược đồ hình 54. Lược đồ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954 ) – Bài 27
+ Vị trí địa lý, địa hình: 
Điện Biên phủ là một tập đoàn cứ điểm kiên cố, nằm trong cánh đồng hình lòng chảo có chiêù dài 18 km, chiều rộng từ 6-8 km, xung quanh có núi cao bao bọc ( nằm ở phía tây vùng núi rừng Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng. . . ) Bác Hồ ví : “ Điện Biên phủ như cái mũ, kẻ địch đang ở trong lòng mũ, còn chúng ta đang ở trên vành mũ” và hình ảnh: “nắm đấm dáng xuống lòng mũ” 
Sau đó, giáo viên mới trình bày tới ba phân khu (Phân khu trung tâm,phân khu Bắc, phân khu Nam) cùng lực lượng và cách bố phòng của địch . . . 
+ Bài tường thuật :(kết hợp lời giảng, với phân tích và chỉ lược đồ ):
17h ngày 13 /3/1954 , khi sương mù giăng giăng khắp núi rừng Tây Bắc như một chiếc màn khổng lồ, thì tất cả các cỡ đại bác của ta trên các núi cao, nhất loạt dội bão lửa xuống phân khu Bắc( ta chọn ngày mở màn chiến dịch là ngày 13 để đánh đòn tâm lý vào quân Pháp . . .) Sau ba giờ liền, nghe tiếng gầm của đại bác ta, trung tá Pi Rốt – chỉ huy pháo binh địch ở Điện Biên phủ đã rút lựu đạn tự tử trong hầm ngầm cố thủ. . . 
 Giáo viên bám vào diễn biến chiến sự trong sách giáo khoa và bổ sung thêm những hiểu biết của mình, để tường thuật 3 đợt tấn công của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ 
(Đợt một : Từ 13 tháng 3 tới 17 tháng 3 năm 1954
Đợt hai: Từ 30 tháng 3 đến 26 tháng 4
Đợt ba: Từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 7 tháng 5
Với những chiến dich lớn, những sự kiện, những chiến thắng, tiêu biểu. . . bài tường thuật của giáo viên chính xác, hay, hấp dẫn sẽ để lại trong tâm trí các em những ấn tượng mạnh, khó có thể phai mờ với thời gian. Và như thế, giá tri lưu giữ kiến thức, giá trị giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức với các em sẽ rất lớn
C .Kết quả
 Sau 8 năm áp dụng đổi mới nội dung- chương trình, đổi mới phương pháp dạy học nói chung, 5 năm với bộ môn lich sử lớp 9 nói riêng, bản thân luôn tìm tòi, học hỏi, tự mình thể nghiệm . Bên cạnh đó, sẵn sàng thể nghiệm phương pháp dạy học mới ở trường, – sẵn sàng đón nhận, lắng nghe sự góp ý, nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp gần xa - để vững vàng hơn , để thuần thục hơn về phương pháp dạy học mới sau từng tiết dạy.
 Những phương án, những phương pháp khai thác kênh hình mà bản thân đưa ra trong đề tài này là sự đúc rút của cả quá trình làm việc nghiêm túc, luôn trăn trở trên từng bài giảng, luôn tìm tòi để áp dụng phương pháp mới trong từng tiết dạy .
 Khi tiến hành áp dụng phương pháp khai thác kênh hình với những phương án nêu trên, bản thân tôi thấy phần nào yên tâm với kết quả đạt được.
Gần như trong tất cả các tiết dạy, ở cả lớp đối tượng là học sinh đại trà, cũng như đối tượng là học sinh khá giỏi, tuyệt đại đa số các em đều yên lặng, chăm chú nghe giảng, thực hiện tốt mọi yêu cầu dưới sự điều khiển của giáo viên . Chính vì vậy, kết quả sau từng tiết dạy là khả quan: 90% số lượng học sinh trong lớp có thể trả lời ngay những câu hỏi cơ bản của bài học.
 Đã nhiều năm nay, các em học sinh không yêu môn lịch sử, không thích học môn lịch sử gần như là phổ biến- kể cả học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông( nguyên nhân thì có rất nhiều – nhưng có một nguyên nhân đặc biệt quan trọng là do người dạy) . Việc thay đổi quan niệm, thay đổi nhận thức của các em là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi mỗi một giáo viên dạy lịch sử phải thật sự cố gắng trong chuyên môn.
 Với các lớp học sinh tôi đã được dạy, tôi cảm nhận thấy một điều: Các em không ghét bộ môn lịch sử, đa số các em vui khi học lịch sử ( còn yêu để say mê thì còn phải cần nhiều thời gian).
- Trong các bài kiểm tra: Tự kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ, hay thi khảo sát chất lượng, với cách tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, tuyệt đối không giở được tài liệu và nhìn bài :
+ Tỷ lệ giỏi thường đạt: 15% đến 20%
+ Tỷ lệ khá thường đạt : 25% đến 35%
+ Tỷ lệ trung bình thường đạt: 57% đến 58%
+ Tỷ lệ yếu thường : 2 đến 3%
D. Kết luận
Để thành công trong phương pháp khai thác kênh hình giáo viên phải:
1. Xác định việc khai thác triệt để nội dung kênh hình trong SGK là một nguyên tắc bắt buộc( không chỉ riêng môn lịch sử mà là của tất cả các bộ môn khoa học khác ).
2. Nguồn kiến thức khai thác kênh hình, ngoài kiến thức của SGK, SGV, tài liệu hướng dẫn sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử của NXBGD, giáo viên phải tìm tòi, tham khảo các loại tài liệu có liên quan, tích luỹ vốn hểu biết( văn học, địa lí các nguồn tài liệu khác) để mở rộng, bổ sung kién thức có chọn lọc khi khai thác kênh hình.
3. Khi khai thác kênh hình chiến sự: Chú ý xây dựng được bài tường thuật - sử dụng kiến thức liên môn( văn , sử, địa..) ngôn ngữ giàu hình ảnh, miêu tả sinh động, âm lượng, phong thái, nét mặt thể hiện được không khí hừng hực của chiến sự.
4. Luôn làm việc với tinh thần nghiêm túc, ý thức trách nhiệm cao. Đặc biệt là lòng tự trọng nghề nghiệp – dạy ra dạy - để học sinh không được xem thường bộ môn lịch sử. 
5. Luôn trăn trở trên từng bài dạy, tập trung suy nghĩ, tìm tòi, tìm ra phương án mới, không ngừng thể nghiệm và rút kinh nghiệm.
6. Luôn đầu tư thời gian thích đáng cho việc soạn bài, đặc biệt đầu tư thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học (chọn lựa cẩn thận: đủ mà tinh, đừng quá nhiều).
7. Tranh thủ mọi cơ hội có thể được, sẵn sàng dạy thể nghiệm ( có nhiều đồng nghiệp cùng chuyên ngành, có nhiều kinh nghiệm) để được lắng nghe sự góp ý, nhận xét của nhiều đồng nghiệp có chuyên môn cứng cỏi.
8. ở trường: sẵn sàng, tự giác, tạo cơ hội để dạy thể nghiệm, để tranh thủ ý kiến của đồng nghiệp ở trong trường (điều này có thể làm thường xuyên trong năm học).
Những phương án mà bản thân mạnh dạn đưa ra trên đây, có thể chưa phải là phương án tối ưu, nhưng mong muốn lớn nhất của tôi là được bạn bè đồng nghiệp, các thầy giáo, cô giáo tham khảo góp ý, bổ sung để đề tài tốt hơn về nội dung, hình thức và có giá trị thực tiễn .
D- Kiến nghị
- Thực ra hiện nay trong các nhà trường đã được cấp rất nhiều các thiết bị dạy học.Tuy vậy đối với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn quá ít, vì vậy muốn đạt được kết quả cao trong bộ môn này theo tôi cần có những yêu cầu sau:
 Nhà trường cần trang bị đầy đủ tranh ảnh, bản đồ về các di tích lịch sử và di sản văn hoá hoặc chân dung của các nhân vật lịch sử có công với cách mạng có liên quan đến nội dung chính trong giảng dạy lịch sử. 
Tổ chức các chuyên đề lịch sử sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các môn trong đó có môn lịch sử.
Tổ chức các buổi thăm quan dã ngoại đến các địa danh, di tích lịch sử giúp các em có cảm nhận thực tế và sâu sắc nội dung kiến thức lịch sử đã học.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THCS Thạch Xá đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Chân thành cảm ơn quý Thầy cô cùng bạn đọc đã bỏ chút thời gian quý báu để đến với đề tài và xin được tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng nghiệp. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien khai thac kenh hinh trong day lich su 9.doc