Đề tài Một số phương pháp ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 có hiệu quả

Đề tài Một số phương pháp ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 có hiệu quả

Lịch sử là một môn khoa học-xã hội, có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục con người mới XHCN, đặc biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước. Từ những hiểu biết về quá khứ giúp chúng ta hiểu rõ về truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc. Biết ơn, trân trọng và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của cha ông. Qua đó chúng ta mới có thể xác định rõ nhiệm vụ hiện tại, có thái độ hành động đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2714Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số phương pháp ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A / ĐẶT VẤN ĐỀ
I.lý do chọn đề tài :
Lịch sử là một môn khoa học-xã hội, có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục con người mới XHCN, đặc biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước. Từ những hiểu biết về quá khứ giúp chúng ta hiểu rõ về truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc. Biết ơn, trân trọng và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của cha ông. Qua đó chúng ta mới có thể xác định rõ nhiệm vụ hiện tại, có thái độ hành động đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc dạy – học bộ môn lịch sử trong nhà trường chưa đạt được kết quả như mong muốn, trong đó có những hạn chế về phương pháp giảng dạy của một số giáo viên và việc lười học, lười đam mê tìm tòi lịch sử của một bộ phận không nhỏ học sinh. Vì vậy mỗi khi nhà trường có kế hoạch chọn đội tuyển học sinh giỏi để bồi dưỡng thì nguồn học sinh của bộ môn không có hoặc có thì rất ít. 
Những năm qua, tôi đựơc trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sư lớp 9, mặc dù bản thân rất tâm huyết và cố gắng nhưng kết quả đạt được còn thấp. Chính kết quả trên đã làm cho tôi trăn trở và quyết tâm nghiên cứu tìm ra “Một số phương pháp ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 có hiệu quả” được áp dụng tại trường THCS Nghĩa Trung trong năm học 2009-2010.
II.Thực trạng: 
a.Thuận lợi :
- Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH, tổ chuyên môn, GVCN, PHHS các lớp.
- Giáo viên giảng dạy rất tâm huyết, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình.
- Trường đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Học sinh tích cực hoc tập, có ý thức cao.
b.Khó khăn :
- Nguồn học sinh chọn đội tuyển của bộ môn rất ít do tâm lí của phụ huynh, học sinh thích con em bồi dưỡng các môn học chính để tạo cơ sở nền tảng vào bậc PTTH (Toán, Lý, Hoá, Anh)
- Học sinh chưa thực sự yêu thích học bộ môn lịch sử vì chưa có phương pháp học phù hợp để có thể nhớ các mốc thời gian gắn với các sự kiện lịch sử cụ thể. 
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Sau một thời gian suy nghĩ, tham khảo ý kiến của BGH, đồng nghiệp, tôi đã tìm ra một số giải pháp cơ bản để giải quyết khó khăn đang gặp như sau:
I. Công tác chọn đội tuyển học sinh giỏi:
Đây là một bước rất khó khăn đối với giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử nói chung và bản thân tôi nói riêng. Tuy nhiên không phải vì thế mà tôi bỏ cuộc, ngược lại tôi càng quyết tâm chọn cho được đội tuyển để bồi dưỡng.
¬ Thứ nhất: Tôi phối hợp với BGH, tổ trưởng, GVCN, GV giảng dạy bộ môn lịch sử năm trước để nắm bắt tình hình học tập của các em. GVCN các lớp cho học sinh đăng kí chọn môn học.
¬ Thứ hai: Tôi bắt đầu tập trung các em đã đăng kí học bồi dưỡng lại để làm quen qua các câu chuyện đời thường, thông qua đó để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em có thực sự yêu thích học bộ môn lịch sử không? Nếu ngại học thì lí do vì sao? Từ đây tôi định hướng và chỉ ra cho các em phương pháp học tốt bộ môn lịch sử mà không cần phải nặng nề về thời gian và sự kiện.
¬ Thứ ba: Sau khi đã chọn được đội tuyển học sinh giỏi tôi đã đi vào giải quyết vấn đề tâm lí: Tôi động viên học sinh phải luôn tạo cho mình một tâm lí thật thoải mái trong học tập, không xem nặng vấn đề “thi là phải đậu” mà chỉ cho đây là cơ hội để thể hiện khả năng của mình nhưng phải cố gắng hết sức. Luôn nêu cao ý thức tự giác học tập, giữ vững lập trường của bản thân.
II. Phương pháp ôn luyện :
1. Phương pháp ôn luyện theo chủ đề:
| Đối với giáo viên :
 Đây là phương pháp ôn luyện mất rất nhiều thời gian của giáo viên, nhưng muốn đạt hiệu quả cao và thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải xây dựng đề cương tóm tắt những nội dung cơ bản nhất, kiến thức mở rộng – nâng cao làm cơ sở cho học sinh nắm vững kiến thức một cách có hệ thống và chắc chắn. Giúp học sinh có một vốn kiến thức phong phú để khi làm bài các em luôn chủ động trong các dạng câu hỏi của đề thi.
| Đối với học sinh:
 Các em phải cần cù, chịu khó học tập, có trí nhớ tốt, khả năng nắm bắt kiến tức nhạy bén để so sánh, đánh giá nhận xét sự kiện.
Biết bám sát đề cương để ôn tập. Không lan man.
Ví dụ : Khi ôn luyện chủ đề: “ Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa”
Giáo viên ( GV) cần cho học sinh ( HS ) nắm được đặc điểm cơ bản ba giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mỹ – Latinh, các sự kiện tiêu biểu của từng giai đoạn. Đặc biệt GV cần ôn xoáy câu vào phần ASEAN, vì đây là một phần rất quan trọng (Hoàn cảnh, mục tiêu, sự phát triển và quan hệ Việt Nam – ASEAN qua các thời kì)
Sau khi ôn tập cho HS nắm được kiến thức cơ bản xong, tôi cho học sinh làm bài tập thực hành để luyện cho các em, qua đó đánh giá khả năng nắm bắt và vận dụng kiến thức của HS, kịp thời góp ý, uốn nắn, sửa sai cho HS.
 Tôi cho HS làm bài bằng hai cách: 
+ Một là đối thoại trực tiếp
Ví dụ :
Ä Câu hỏi : Em hãy nhắc lại nội dung cơ bản nhất quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc các nước A, Phi và Mỹ – Latinh?
Ä HS : Phải trả lời được ba giai đoạn phát triển của phong trào, từ đó rút ra được đặc điểm chung (Quy mô, lực lượng tham gia, thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh)
+ Hai là làm bài vào giấy:
Ví du:
Ä Câu hỏi: Tại sao ASEAN ra đời? Mục tiêu hoạt động và sự phát triển của ASEAN? Quan hệ của Việt Nam – ASEAN?
Ä HS trả lời: -Giới thiệu về trụ sở và các nước thành viên của ASEAN 
-Hoàn cảnh trong nước và thế giới 
* Mục tiêu : 
+ Hợp tác phát triển kinh tế – văn hoá giữa các nước thành viên
+ Duy trì hoà bình và ổn định khu vực
* Sự phát triển : Năm 1967 chỉ có năm nước thành viên , 1984 Brunây gia nhập. 
-Từ “ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10” Chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác phát triển kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Aù hoà bình ổn định, hợp tác phát triển phồn vinh.
* Quan hệ Việt Nam – ASEAN hiện nay: Việt Nam luôn quan hệ hợp tác, đối thoại, thân thiện với tất cả các nước trong khu vực.
Sau khi HS làm bài tập xong, GV xem bài đưa ra đánh giá nhận xét cụ thể phần HS đã làm được, phần còn hạn chế cần khắc phục để HS rút kinh nghiệm.
2. Ôn luyện theo phương pháp tổng hợp giai đoạn lịch sử:
Phương pháp ôn luyện này nhằm giúp HS hệ thống lại từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tránh được sự nhầm lẫn kiến thức giữa các giai đoạn lịch sử với nhau. Khi ôn tập GV cần tổng hợp kiến thức theo từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn GV cần nhấn mạnh, khắc sâu từng hoàn cảnh, từng kẻ thù, từng nhiệm vụ, chủ trương sách lược của Đảng, hình thức và phương pháp đấu tranh, tên Đảng.để HS nắm chắc chắn kiến thức, sau đó áp dụng vào so sánh đánh giá nhận xét.
Ví dụ: Khi ôn tập giai đoạn từ 1930 – 1939 giáo viên cần cho HS nắm được những nội dung cơ bản sau:
 Phong trào 
Nội dung
 tìm hiểu
Phong trào 1930 – 1931
Phong trào 1936 - 1939
Kẻ thù
Đế Quốc – Phong kiến nói chung
Bọn phản động Pháp không chịu thi hành..
Mục tiêu đấu tranh
Đòi độc lập dân tộc và người cày có ruộng
Giành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh
Hình thức đấu tranh
Bãi công, biểu tình, biểu tình có vũ trang.
Hợp pháp và nửa hợp pháp
Tập hợp lực lượng
Hội đồng minh phản đế Đông Dương, chủ yếu là công – nông.
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương -> Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Ýù nghĩa
Khẳng định quyền lãnh đaọ và năng lực lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam.
Là cao trào dân tộc dân chủ rộng lớn. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng thấm sâu trong quần chúng.
Sau khi ôn tập xong, GV sẽ kiểm tra lại việc nắm và hiểu kiến thức của HS bằng cách:
- Cho hai em trả lời đối thoại qua lại với nhau theo bảng trên để ghi nhớ. Từ đó cho HS so sánh để rút ra được những điểm khác nhau cơ bản nhất giữa hai giai đoạn cách mạng, thấy được sự trưởng thành của Đảng và quần chúng nhân dân.
- Cho HS làm bài theo câu hỏi: 
Ví dụ: Căn cứ vào đâu để cho rằng: “Xô Viết Nghệ –Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?”
 -HS trả lời: Dựa vào những kết quả đã đạt được và các chính sách tiến bộ của chính quyền Xô Viết 
Sau khi HS thực hiện xong phần luyện GV đưa ra những nhận xét đánh giá theo hướng tích cực, đưa ra những ưu điểm và hạn chế của từng HS để uốn nắn, động viên khích lệ các em cố gắng phấn đấu học tập.
c.Phương pháp ôn luyện bằng hệ thống sơ đồ, biểu đồ, bản đồ
Trong hệ thống phương pháp ôn luyện này tôi chỉ sử dụng phương pháp ôn luyện theo sơ đồ áp dụng cho các dạng bài: Quá trình phát triển cách mạng, nhận thức tư tưởng  nhằm giúp HS tích cực hứng thú học tập, hiểu và tiếp thu bài nhanh.
	Khi ôn tập theo phương pháp này GV giới thiệu sơ lược về các dạng vẽ sơ đồ cho HS nắm, hướng dẫn cho HS cách vẽ và biểu diễn kí hiệu trên sơ đồ. Từ đó trình bày sự kiện theo sơ đồ đã vẽ.
Ví dụ : Khi ôn về phần “Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay”
GV: Giới thiệu sơ lược về cách vẽ sơ đồ theo đường biểu diễn 
Bước1: Vẽ đường biểu diễn 
1989
Nay
1947
1945
 ?	 ?	 ?	
Bước 2: Căn cứ vào mốc thời gian để xác định giai đoạn.
Bước 3: Dựa vào các mốc thời gian để trình bày các sự kiện tương ứng.
- GV gợi ý cho HS trả lời 
- HS trả lời: 
- Năm 1945 Thế giới có những sự kiện nổi bật: Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, hội nghị I - an - ta họp và quyết định thoả thuận việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai siêu cường: Liên Xô và Mỹ -> Hình thành trật tự thế giới mới hai cực I-an-ta.
- Năm 1947 Tổng thống Mỹ đã tuyên bố chính thức phát động “chiến tranh lạnh” -> quan hệ quốc tế căng thẳng giữa TBCN –XHCN.
- Năm 1989 Tổng thống Mỹ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”. Quan hệ quốc tế có những chuyển biến tích cực theo bốn xu hướng
Sau khi GV hướng dẫn ôn tập xong, giao cho HS tự vẽ sơ đồ và trình bày vào vở để GV kiểm tra uốn nắn ngay.
III/ Các kỹ năng giúp học sinh làm bài có hiệu quả:
Như chúng ta đã biết, khi HS đi thi thường gặp rất nhiều dạng câu hỏi sau: 
-Thứ nhất: ..như thế nào? (trình bày , nêu khái quát, )
-Thứ hai: tại sao? (giải thích)
-Thứ ba: phân tích (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh giá nhận xét)
Để làm bài đạt kết quả cao, tôi luôn hướng HS thực hiện các kỹ năng sau:
-Phân tích câu hỏi trong đề thi: phải đọc hết và hiểu chính xác từng chữ trong câu hỏi. Mỗi câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là “thừa”. Đọc kỹ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi.
- Lập dàn ý: Hãy coi một câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự các ý, sau đó hãy bắt đầu “mở bài”, nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội dung phải biết kết luận.
-Phân bố thời gian cho hợp lý: Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu hỏi mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng 10 - 15 phút là phù hợp.
-Về hình thức: Không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu hay nhưng hãy cố gắng viết rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, không viết dài dòng, viết tắt. Hãy luôn nhớ: “Đúng, đủ, rõ ràng thế là tốt”.
IV / Làm quen với các đề thi học sinh giỏi:
Để HS luôn chủ động làm bài khi đi thi, tôi đã sưu tầm một số đề thi của những năm trước từ các nguồn: Công nghệ thông tin, sách bài tập nâng cao cho HS tham khảo và làm. 
Ví dụ: Cho HS giải đề thi học sinh giỏi những năm trước của Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước và của các tỉnh bạn. 
Tham mưu ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chức thi vòng trường.
Qua đó để nắm tình hình học tập và cách vận dụng kiến thức, kỹ năng của HS khi làm bài để kịp thời góp ý sữa chữa cho các em.
Ví dụ: Khi gặp dạng câu hỏi: “Em hãy nêu những thành tựu, chủ trương?”
Khi gặp những dạng câu hỏi như vậy học sinh thường chỉ trả lời những thành tựu mà không nêu được hoàn cảnh lịch sử nên lúc này giáo viên phải hướng cho học sinh mỗi sự kiện hoặc quá trình lịch sử đều gắn với một hoàn cảnh nhất định, tức là nó chịu sự chi phối của những điều kiện cụ thể.
V. Kết quả đạt được
	Khi tôi chưa áp dụng một số kinh nghiệm ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi trên thì kết quả không cao, cụ thể:
Năm học
Học sinh giỏi trường
Học sinh giỏi huyện
2007-2008
2
0
2008-2009
2
0
	Sau khi áp dụng phương pháp ôn luyện trên, kết quả đạt được như sau:
Năm học
HS giỏi trường
HS giỏi huyện
HS giỏi tỉnh
2009-2010
2
2
Chưa thi
Như vậy, khi chưa thực hiện đề tài này thì trường chưa có học sinh yêu thích bộ môn và cũng không có học sinh nào đạt giải các cấp. Sau khi thực hiện đề tài thì đã có nhiều học sinh có tâm huyết thật sự và mong muốn theo đuổi, rèn luyện bộ môn. Kết quả học sinh giỏi tăng dần qua mỗi năm.
C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ
 Phương pháp ôn luyện bồi dưỡng HS giỏi môn lịch sử lớp 9 là phương pháp nhằm giúp HS nắm vững những kiến thức trọng tâm nhất để các em chủ động được vốn kiến thức trong học tập cũng như trong các cuộc thi. Qua đó giáo dục cho các em truyền thống quý báu của dân tộc để tự giác học tập và rèn luyện bản thân trở thành những người có ích cho XH. Tuy nhiên khi sử dụng các phương pháp này đòi hỏi GV phải nắm vững kiến thức lịch sử, sử dụng linh hoạt và sáng tạo hệ thống phương pháp trong giảng dạy.
Qua quá trình thực hiện phương pháp ôn luyện trên, căn cứ vào khả năng học tập và kết quả đạt được, tôi đã rút ra được moat số bài học kinh nghiệm sau:
J Về phía giáo viên:
Tham mưu với Ban Giám Hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh để chọn đội tuyển, sắp xếp bố trí thời gian học.
Xây dựng đề cương ôn tập ngắn gọn, đầy đủ nội dung, dễ tiếp thu.
Xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể cho từng buổi, tuần 
Đầu tiên cho học sinh nắm được các nội dung cơ bản nhất, sau đó ôn mở rộng – nâng cao, cuối cùng cho học sinh làm bài tập thực thực hành.
Nay mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để sưu tầm nhiều dạng đề cho học sinh tham khảo, làm quen.
Giáo viên phải tâm huyết có trách nhiệm cao và thực sự là một người bạn lớn của các em.
J Về phía học sinh:
Học sinh thực sự đam mê môn lịch sử, có ý thức cao trong học tập, cần cù, chịu khó 
Phải biết sắp xếp thời gian hợp lí giữa chính khoá và ôn luyện.
Để cho việc ôn luyện tốt hơn trong những năm kế tiếp tôi có những đề xuất sau:
Ban giám hiệu ra kế hoạch ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi sớm hơn để chủ động thời gian, chọn nguồn.
Hằng năm phòng giáo dục nên tổ chức hội thảo về chuyên đề nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch Sử.
Trên đây là một số kinh nghiệm ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử được tôi áp dụng tại trường THCS Nghĩa Trung năm học 2009 – 2010. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để công tác bồi dưỡng ngày một tốt hơn.
Nghĩa trung, ngày 10 tháng 3 năm 2010.
Người trình bày
Nguyễn Thị Kim Bông
PHỤ LỤC
A / ĐẶT VẤN ĐỀ.Trang 1
 I.lý do chọn đề tài ..Trang 1
 II.Thực trạng. .Trang 2
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀTrang 3
 I. Công tác chọn đội tuyển học sinh giỏi .Trang 3
 II. Phương pháp ôn luyện ..Trang 4
III/ Các kỹ năng giúp học sinh làm bài có hiệu quảTrang 9
IV / Làm quen với các đề thi học sinh giỏi.Trang 10
V. Kết quả đạt được.Trang 11
C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trang 12
Yù kiến của hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm Phòng giáo dục
..
.
 ..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM PP ON LUYEN HOC SINH GIOI CHUAN.doc