Đề thi học sinh giỏi huyện lịch sử - 9 thời gian: 150 phút

Đề thi học sinh giỏi huyện lịch sử - 9 thời gian: 150 phút

Câu 2 (4điểm).

 Em hãy trình bày khái quát những xu thế phát triển của Thế Giới hiện nay. Tại sao nói: Xu thế “Hoà bình, ổn định và hợp tác” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc?

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1298Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi huyện lịch sử - 9 thời gian: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng giáo dục Triệu sơn Đề Thi Học Sinh giỏi Huyện 
 Trường thcs Khuyến nông Lịch Sử -9
 Thời gian: 150phút 
Câu 1 (4điểm). 
 Điền các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian trong bảng sau:
Đối với
Thời gian
Tên Sự kiện
Lịch sử Thế Giới
 1871
07/ 11/ 1917
14/ 08/ 1945
08/ 08/ 1967
Lịch Sử Việt Nam
06/ 06/ 1884
05/ 06/ 1911
1884 – 1913
 08/ 1925
 Các sự kiện diễn ra vào thời điểm 7/11/1917 và 14/8/1945 có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Việt Nam.
Câu 2 (4điểm).
 Em hãy trình bày khái quát những xu thế phát triển của Thế Giới hiện nay. Tại sao nói: Xu thế “Hoà bình, ổn định và hợp tác” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc?
Câu 3 (3điểm). 
 So sánh con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn ái Quốc với con đường truyền thống của lớp người đi trước.
Câu 4 (5điểm). 
 Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp xã hội Việt Nam bị phân hoá như thế nào? Tại sao giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
Câu 5 (4điểm). 
 Trình bày tóm tắt những cải cách của Hồ Quí Ly về kinh tế, văn hoá - giáo dục. Em có nhận xét gì về những cải cách đó. 
Đáp án và biểu điểm
Câu 1 (4điểm) học sinh điền đúng mỗi sự kiện lịch sử điền được 0,25điểm
Đối với
Thời gian
Tên Sự kiện
Điểm
Lịch sử Thế Giới
 1871
Công xã Pari
0,25đ
07/ 11/ 1917
Cách mạng tháng Mười Nga thành công
0,25đ
14/ 08/ 1945
Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện
0,25đ
08/ 08/ 1967
Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) thành lập
0,25đ
Lịch Sử Việt Nam
06/ 06/ 1884
Hiệp ước Patơnốt 
0,25đ
05/ 06/ 1911
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
0,25đ
1884 – 1913
Khởi nghĩa Yên Thế
0,25đ
 08/ 1925
Phong trào công nhân Ba Son – Sài Gòn
0,25đ
* Nêu đúng mỗi sự kiện được 1điểm
+ Sự kiện 7/11/1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công Nhà nước XHCN đầu tiên ra đời. Mở ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Chỉ có làm cách mạng vô sản mới có thể giảI phóng dân tộc và đem lại quyền lợi dân chủ cho nhân dân (1điểm)
+ Sự kiện: 14/8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện là “thời cơ ngàn năm có một” để chúng ta đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Tạo thuận lợi cho cách mạng tháng tám – 1945 thành công (1điểm).
Câu 2 (4điểm)
 ý 1: Học sinh trình bày được các xu thế phát triển của thế giới hiện nay:
+ Sự hình thành một trận tự thế giới mới theo hướng đa cực, nhiều trung tâm (0,5điểm)
+ Quan hệ giữa các nướcchuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại” (0,5điểm)
+ Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, các nước đều tích cực điều chỉnh chiến lược phát triển: Lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng quan hệ quốc tế để cùng hợp tác phát triển. (0,5điểm)
+ Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển là xu thế chung của Thế Giới ngày nay. Nhưng tình hình ở nhiều khu vực vẫn còn bất ổn định. (0,5điểm)
 ý 2: Xu thế “Hoà bình, ổn định và phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức  đối với các dân tộc. Vì:
+ Là thời cơ (1điểm)
- Bối cảnh chung của Thế Giới là ổn định, các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế, khu vực (0,5điểm).
- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ KH – KT của Thế Giới. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài  (0,5điểm)
+ Là thách thức (1điểm)
- Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế(0,25điểm)
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường (0,25điểm)
- Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay bên ngoài(0,25điểm)
- Giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc(0,25điểm)
 Các nước cần có chính sách, đường lối phù hợp để đưa KT – XH ngày càng phát triển, nếu không sẽ bị tụt hậu.
Câu 3 (3điểm)
 Con đường tìm chân lí cứu nước của các vị tiền bối – tiêu biểu như Phan Bội Châu:
+ Đi sang phương Đông: Nhật Bản, nơi thực hiện thành công cuộc Duy Tân Minh Trị đưa Nhật Bản phát triển và đây cũng là dân tộc cùng “máu đỏ, da vàng” giống Việt Nam (0,5điểm)
+ Đối tượng gặp gỡ chính là các chính khách Nhật để xin họ giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp. (0,5điểm)
+ Phương pháp: Vận động, tổ chức giai cấp cùng toàn thể nhân dân để huy động lực lượng đấu tranh, bạo động. (0,5điểm)
 Con đường Nguyễn ái Quốc: (1,5điểm)
+ Người đi sang phương Tây, nơi mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học – kỹ thuật và nền văn minh. (0,5điểm)
+ Đối tượng đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, giác ngộ họ đứng lên đấu tranh bằng chính sức của chính mình (0,5điểm)
+ Luôn đề cao tinh thần học tập, nghiên cứu lí luận cách mạng và kinh nghiệm cách mạng mới nhất, trên cơ sở đó bắt gặp chân lí Cách Mạng Tháng Mười Nga là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn với dân tộc ta và các dân tộc thuộc địa. Phù hợp với phát triển của lịch sử (0,5điểm)
Câu 4 (5điểm).
+ Xã hội Việt Nam bị phân hoá do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Các giai cấp cũ bị phân hoá (1,5điểm) 
- Giai cấp địa chủ: Bị phân hoá thành hai bộ phận là: Đại địa chủ gắn chặt quyên lợi với thực dân Pháp và địa chủ dân tộc. (0,75điểm)
- Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số. Bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề họ bị bần cùng hoá - trong đó có một bộ phận đi làm thuê trong đồn điền, hầm mỏ sẽ trở thành giai cấp công nhân. (0,75điểm)
- Bên cạnh đó các giai cấp, tầng lớp mới ra đời và ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. (2điểm)
- Giai cấp tư sản: Xuất thân từ những nhà thầu, khoán, chủ đại lý  ngày càng lớn mạnh và phân hoá thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. (0,5điểm)
- Tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng nhưng bị tư sản Pháp chèn ép, dễ bị phá sản. (0,5điểm)
- Giai cấp công nhân: Ra đời trong thời kỳ khai thác lần thứ nhất và phát triển nhanh chóng trong thời kỳ này, phần lớn họ tập trung trong các hầm mỏ, đồn điền, các thành phố công nghiệp họ trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. (1điểm)
+ Giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vì:(1,5điểm)
- Ngoài đặc điểm chung của công nhân quốc tế, họ còn có đặc điểm riêng là: Bị ba tầng áp bức, bóc lột; có quan hệ mật thiết với nông dân; kế thừa tư tưởng yêu nước của dân tộc; lớn lên đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê-nin có tinh thần cách mạng cao nhất. (0,75điểm)
- Giai cấp công nhân với hoàn cảnh ra đời và phát triển, với những đặc điểm của mình là giai cấp yêu nước. Cùng với nông dân trở thành hai lực lượng chính của cách mạng giai cấp công nhân nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng, giải phóng dân tộc và giai cấp. (0,75điểm)
Câu 5 (4điểm).
- Học sinh trình bày được các nội dung:
* Biện pháp cải cách về kinh tế: (1điểm)
+ Phát hành tiền giấy thay tiền đồng lần đầu tiên nước ta dùng tiền giấy thay tiền đồng. Và có biện pháp đảm bảo hiệu lực của tiền giấy.
+ Giảm bớt số ruộng đất của quí tộc, địa chủ, tăng số ruộng đất công của nhà nước giao cho làng xã quản lí.
* Về văn hoá - giáo dục: (1điểm)
+ Định lại phép thi cử, bỏ thi ám tả bằng thi kinh nghĩa nâng cao việc học - hành.
+ Dùng chữ nôm để dịch sách coi trọng chữ nôm.
+ Đặt học quan ở các lộ và cấp ruộng cho các địa phương để sử dụng vào việc học.
- Nhận xét về các chính sách cải cách: (2điểm)
+ Các chính sách cải cách của Hồ Quí Ly khá toàn diện nhằm mục đích đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Đặc biệt những cải cách về văn hoá - giáo dục có nhiều tiến bộ. (1điểm)
+ Tuy nhiên, những chính sách cải cách đó còn có phần quá mạnh so với tình hình thực tế của nước ta lúc đó. Các chính sách cải cách nhìn chung chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo tầng lớp nhân dân. (1điểm)
Người ra đề và đáp án:
Nguyễn Thị Xuân

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG mon Su 9.doc