Giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại

Giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại

 Văn chương hiện đại có một vị trí rất quan trọng trong nền văn học nước nhà và trong chương trình môn Ngữ văn ở nhà trường THCS. Nếu như văn chương dân gian và văn chương cổ chỉ được học ở một số lớp trong nhà trường thì văn chương hiện đại được học ở tất cả các khối lớp ( đặc biệt là khối lớp 9). Muốn việc dạy và học văn chương hiện đại đạt hiệu quả cao thì người thầy phải nghiên cứu kỹ giá trị những từ ngữ khó, những từ ngữ lạ trong từng ngữ cảnh cụ thể của tác phẩm văn chương. Đặc biệt là nghiên cứu phương pháp giảng dạy từ ngữ ở mỗi bài, giúp học sinh hiểu kỹ hiểu sâu giá trị nghệ thuật – giá trị nội dung tác phẩm của các tác giả.

 Giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại không phải bao giờ cũng thuận lợi mà vẫn có những khó khăn nhất định. Vì ngôn ngữ văn chương hiện đại rất gần gũi với ngôn ngữ trong đời sống hằng ngày nên việc chọn từ ngữ nào để giảng dạy và giảng các từ ngữ ấy với nội dung như thế nào nhiều khi cũng khá khó khăn. Để vượt khỏi tình trạng này nhiều giáo viên dạy văn đã bỏ qua việc giảng dạy từ ngữ. Lối thoát ấy làm cho bài giảng văn trở nên khô khan, nghèo nàn. Giờ dạy văn chỉ là thực hiện việc đọc, tìm bố cục và tìm hiểu một số ý trong bài , vì thế học sinh hiểu tác phẩm hời hợt nông cạn.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục - đào tạo bảo yên
Trường phổ thông dân tộc nội trú bảo yên 
Tên SKKN
Giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại
------------dc-------------
&
 Người thực hiện : Phạm Thanh Nhàn
 Đơn vị : Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Bảo Yên
 Năm học : 2009- 2010
I: đặt vấn đề
 Văn chương hiện đại có một vị trí rất quan trọng trong nền văn học nước nhà và trong chương trình môn Ngữ văn ở nhà trường THCS. Nếu như văn chương dân gian và văn chương cổ chỉ được học ở một số lớp trong nhà trường thì văn chương hiện đại được học ở tất cả các khối lớp ( đặc biệt là khối lớp 9). Muốn việc dạy và học văn chương hiện đại đạt hiệu quả cao thì người thầy phải nghiên cứu kỹ giá trị những từ ngữ khó, những từ ngữ lạ trong từng ngữ cảnh cụ thể của tác phẩm văn chương. Đặc biệt là nghiên cứu phương pháp giảng dạy từ ngữ ở mỗi bài, giúp học sinh hiểu kỹ hiểu sâu giá trị nghệ thuật – giá trị nội dung tác phẩm của các tác giả.
 Giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại không phải bao giờ cũng thuận lợi mà vẫn có những khó khăn nhất định. Vì ngôn ngữ văn chương hiện đại rất gần gũi với ngôn ngữ trong đời sống hằng ngày nên việc chọn từ ngữ nào để giảng dạy và giảng các từ ngữ ấy với nội dung như thế nào nhiều khi cũng khá khó khăn. Để vượt khỏi tình trạng này nhiều giáo viên dạy văn đã bỏ qua việc giảng dạy từ ngữ. Lối thoát ấy làm cho bài giảng văn trở nên khô khan, nghèo nàn. Giờ dạy văn chỉ là thực hiện việc đọc, tìm bố cục và tìm hiểu một số ý trong bài , vì thế học sinh hiểu tác phẩm hời hợt nông cạn.
 Bên cạnh đó ta thấy văn chương hiện đại phản ánh cuộc sống nhiều nơi nhiều lúc, có nhiều văn bản sử dụng những từ ngữ chỉ được dùng ở một địa phương nhất định, giáo viên không thể biết tất cả, hiểu tất cả, vì vậy khi gặp một vài từ ngữ khó hiểu giáo viên thường dễ bỏ qua. Do đó chất lượng dạy và học Ngữ Văn không cao
 Đứng về mặt ngôn ngữ, văn chương hiện đại có đặc điểm lớn là dùng ngôn ngữ hiện đại. Đọc- Hiểu các tác phẩm văn chương hiện đại học sinh có thể học tập rèn luyện, trau rồi ngôn ngữ một cách trực tiếp và toàn diện. Nói trực tiếp là học sinh có thể học tập ngôn ngữ của tác phẩm vận dụng vào các bài tập làm văn, vào việc giao tiếp hàng ngày của mình. Nói toàn diện là học sinh có thể học tập ngôn ngữ tác phẩm để rèn luyện cho mình cả ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết, ngôn ngữ thu lẫn ngôn ngữ phát. Các tác phẩm văn chương hiện đại đưa vào học trong trường THCS bao gồm nhiều thể loại, nhiều phong cách ngôn ngữ. Vì vậy, học sinh có thể vận dụng ngôn ngữ tác phẩm rộng rãi vào nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống.Vì những lí do đó nên tôi đã chọn đề tài “ Giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại” để nghiên cứu.
 Với đề tài này tôi xin giới hạn phạm vi nghiên cứu ở chương trình Ngữ Văn lớp 9
II. Cơ sở lý luận
Văn chương hiện đại có một số đặc điểm về phong cách có liên quan tới việc phân tích từ ngữ trong dạy văn:
Một là, sự gần gũi của văn chương hiện đại với ngôn ngữ đời sống hằng ngày của nhân dân. Ngôn ngữ văn chương hiện đại vẫn là ngôn ngữ nghệ thuật, vẫn là ngôn ngữ được cách điệu hoá. Song ngôn ngữ văn chương hiện đại không có khoảng cách quá lớn giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ đời sống. Nhiều câu thơ hiện đại nghe như lời nói thường :
 Ví dụ ''Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
 Ung dung buồng lái ta ngồi,
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
 ...Không có kính ừ thì có bụi,
 Bụi phun tóc trắng như người già
 Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.''
 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiết Duật)
Hai là, văn chương hiện đại có sự phong phú về phong cách ngôn ngữ. Trước hết là phong cách ngôn ngữ loại thể : Ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ truyện, ngôn ngữ kịch, ngôn ngữ chính luậnPhong cách ngôn ngữ tác giả cũng nhiều vẻ, mỗi tác giả có phong cách ngôn ngữ riêng và mỗi phong cách ngôn ngữ đó lại có nhiều nét, nhiều vẻ rất phong phú.
Ba là, ngôn ngữ văn chương hiện đại có sự phong phú về hình thái. trên cái nền chung của ngôn ngữ hiện đại, văn chương hiện đại sử dụng ở chừng mực nào đó ngôn ngữ các địa phương, 
 Ví dụ : Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc ít nhiều có màu sắc ngôn ngữ của đồng bào Tây Nguyên; Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ít nhiều có màu sắc của ngôn ngữ đồng bào Tây Bắc, lại có những tác phẩm nguồn gốc tiếng nước ngoài, Ví dụ :Truyện ngắn của Hồ Chủ Tịch vốn nguyên văn bằng tiếng Pháp. Nhật kí trong tù của Bác lại có nguyên văn chữ Hán . Các tác phẩm này được học qua bản dịch, khi giảng dạy giáo viên không thể không có lúc phải tìm đến nguyên bản.
Bốn là, ngôn ngữ văn chương hiện đại gắn bó chặt chẽ với cấu tứ, với hình tượng, với bố cục, với hình ảnh nghệ thuật. Nếu như ở văn chương cổ , cấu trúc của từng bài thường giống nhau theo một khuôn hình nhất định, như thơ Đường luật , thất ngôn bát cúthì ở thơ hiện nay số câu, số chữ cấu trúc là hoàn toàn tự do. Nói tự do có nghĩa là cấu trúc ngôn ngữ tuỳ thuộc theo cấu trúc hình tượng muôn hình muôn vẻ.
Năm là, ngôn ngữ văn chương hiện đại rất phong phú về các lớp từ và các hình thức, các biện pháp mĩ từ. Văn chương hiện đại phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân ta trên mọi lĩnh vực, ở mọi địa phương. Nó cũng phản ánh cuộc sống của nhân dân ta ngày xưa và cả cuộc sống tưong lai của dân tộc trên con đường tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, văn chương hiện đại mang từ ngữ hiện đại, từ ngữ chuẩn, nhưng cũng có từ ngữ cổ, từ địa phương. 
 Văn chương hiện đại tiếp thu và phát huy truyền thống văn chương dân gian, và cả những tinh hoa văn chương của nhân loại, cho nên ở đây có c ác hình thức, biện pháp mĩ từ của văn chương dân gian , văn chương cổ ,đồng thời cũng có nhưng hình thức biện pháp mĩ từ mới được sáng tạo trên cơ sở ngôn ngữ hiện đại.
 III. Cơ sở thực tiễn.
 Năm học 2009-2010 Hiệu trưởng nhà trường phân công tôi dạy Ngữ văn lớp 9A, qua dự giờ đồng nghiệp tôI thấy hầu hết khi giảng văn bản thân tôI cũng như các đồng nghiệp chưa bám sát các từ ngữ quan trọng để khai thác nên chất lượng khảo sát thấp
- Tổng số bài khảo sát lớp 9A: 31
 Giỏi: 1
 Khá: 10
 TB: 18
 Yếu: 2
Tôi mạnh dạn nghiên cứu và triển khai thực thi đề tài này trong hoạt động chuyên môn của tổ, nhằm cải thiện tình hình hiện tại.
IV. nội dung nghiên cứu
1. Nội dung và phương pháp khi phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại.
1.1	Trước hết là việc chọn từ ngữ để phân tích : Ngôn ngữ và từ ngữ trong tác phẩm văn chương hiện đại, vốn là ngôn ngữ từ ngữ quen thuộc trong đời sống, nhưng gắn bó với cấu trúc hình tượng nêu ở trong tác phẩm, từ ngữ được nhấn mạnh được làm sáng lên một nét nghĩa nào đó và được tạo thêm nghĩa mới .Vì thế,việc chọn từ ngữ để phân tích cần căn cứ vào cấu trúc hình tượng , vào sự phong phú về ý nghĩa của từ ngữ trong văn cảnh .
	Ví dụ : khi tìm hiểu khổ thơ thứ 5 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt 
	Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen 
	Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn 
	Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng 
?Vì sao ở 2 câu dưới tác giả dùng từ’’ngọn lửa’’mà không nhắc lại‘’bếp lửa‘’. Vậy nhất thiết phải phân tích 2 từ ’’ ngọn lửa ‘’ đây là nghệ thuật chuyển hoá hình ảnh thơ hợp lý và có ý nghĩa mới đó chính là tình bà nồng đượm ,đã ấp ủ sưởi ấm lòng cháu ,giúp cháu vượt qua và trưởng thành trong gian khó của cuộc đời và tình bà thắp sáng niềm tin cho cháu... 
	Hoặc khi phân tích bà thơ Việt Bắc của Tố Hữu ,nhất thiết phải phân tích hai từ "Mình" "Ta" bởi vì hai từ này gắn bó với cấu trúc hình tượng của bài thơ : Hai nhân vật chữ tình cách mạng đối đáp với nhau trong cuộc chia tay tưởng tượng. Khi phân tích hai từ này cần làm sáng tỏ cấu trúc đó ,đồng thời phải làm sáng tỏ những nét nghĩa mới của chúng trong bài thơ."Mình" "Ta" ở đây có phần là "Mình" "Ta" trong ca dao cũ. 
	"Mình về, mình nhớ ta chăng 
	Ta về ta nhớ hàm răng mình cười "
"Mình" "Ta" ở đây cũng là "Mình " "Ta" của cách mạng và của kháng chiến .	"Những đường Việt Bắc của ta 
	 Đêm đêm rầm rập như là đất rung".
"Mình" "Ta" ở đây là anh cán bộ kháng chiến miền xuôi và cô gái Việt Bắc."Mình " "Ta' ở đây là người cán bộ kháng chiến và nhân dân kháng chiến vì vậy "Mình " "Ta" rất biến hoá , rất cách điệu nhưng cũng là ngôn ngữ bình thường trong cuộc sống .
Về phương pháp chọn từ ,cần chú ý đến toàn bài , bởi vì cấu trúc hình tượng là hoàn chỉnh .Tuy nhiên, chú trọng hơn vẫn là tên đề bài thơ,bài văn,tên đề tác phẩm. Điều cần phải đặc biệt trú trọng hơn nữa là phần kết luận: ở văn chương cổ tên đề bài thường chung chung ,có khi không có tên (vô đề) .ở văn chương hiện đại tên tác phẩm thường mang cái cốt lõi của chủ đề ,cái tinh tuý của chủ đề tác phẩm ,cái đẹp của cấu trúc hình tượng .Cho nên ,việc tập chung chú ý chọn và phân tích các từ ngữ trong tên tác phẩm là điều cần thiết :
 - Ví dụ : Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, tên đề bài thơ đã chở hình tượng những con người có cùng chí hướng ,lý tưởng , là sự thông cảm sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau"Đồng chí "đó là hình tượng những người lính chân thực mà hào hùng .Trong kháng chiến chống Pháp - cùng nhau chia sẻ những gian lao ,thiếu thốn của đời lính,đoàn kết gắn bó keo sơn ,mộc mạc,không ồn ào, nhưng mà thấm thía.Tình" Đồng chí " là bản chất cách mạng của tình đồng độiQua đó ta thấy việc chọn và phân tích tên đề tác phẩm là rất quan trọng .Bởi tên đề tác phẩm là cốt lõi của chủ đề. 
 	 Còn bài thơ "Ta đi tới" của Tố Hữu ,bản thân tên đề bài thơ chở hình tượng cả dân tộc đi tới trên con đường cách mạng ,sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi ." Ta đi tới "có nghĩa là nhà thơ đi tới ,là nhân dân đi tới ,lịch sử đi tới ,có nghĩa là đi tới trên con đường cụ thể từ Việt Bắc về Hà Nội vào miền Trung ,ngược lên Tây Nguyên ,vào Nam Bộ ,cũng có nghĩa là đi trên con đường cách mạng,cũng là con đường tình cảm , con đường lý tưởng . Từ ngữ "Ta đi tới" mang nhiều ý nghĩa , chở nhiều hình tượng , có nhiều lớp chủ đề không thể không chọn và không phân tích 
	 Về phần " kết ' của tác phẩm , khi phân tích giáo viên cũng phải đặc biệt chú ý Ví dụ : Tên đề : ' Tắt đèn" cùng với câu kết thúc tác phẩm " Trời tối như mực và như tiền đồ của chị" đã thể hiện một mặt quan trọng của chủ đề tácphẩm . Đó là tư tưởng bi quan không nhìn thấy lối thoát , thấy ánh sáng cho số phận nhân vật và cho cả bức tranh xã hội  ."Tối như mực" hình ảnh này nói đến cái tối tăm đến cùng cực và" như tiền đồ của chị "lại so sánh một tầng nữa . Tiền đồ mà tối như mực , đen tối tới mức không có một chút ánh sáng nào dù lờ mờ : bi thảm , bi quan , bế tắc tưởng như không có từ ngữ nào , cách nói nào diễn tả được cái bi thảm , bi quan bế tắc đến như thế ! Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao , chi tiết cuối cùng tác phẩm"Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không , vắng người qua lại " cũng thể hiện tư tưởng bế tắc , bi quan của tác phẩm . Sau những từ ngữ định danh : cái lò gạch , là các định từ "xa nhà , xa cửa " và"vắng người qua lại ". Nó xác định tính chất : vắng vẻ , heo hút và quan trọng hơn là tính chất : nơi có thể làm việc lén lút , không ai biết , không ai hay. Chính hàng loạt định ngữ ấy đã giúp tác giả khắc hoạ hình ảnh "Cái lò gạch " gợi lại nơi Chí Phèo ra đời và nơi người ta nhặt được hắn ở đầu truyện , biểu đạt một cách xa xôi , bóng gió cái ý nghĩ thầm kín , thoáng hiện và không dám nghĩ hết , không dám diễn đạt thành lời của Thị Nở .Tuy vậy , qua các định ngữ,điệp ngữ ấy, bạn đọc cũng nắm bắt được ý nghĩ đó của" Thị", nắm được hình ảnh một Chí Phèo con ra đời . Có thể nói không có cách diễn đạt nào , cách dùng từ nào lại có thể miêu tả được ý nghĩ đó như thế .
1.2. Về nội dung phân tích , giáo viên cần chú ý đến các lớp nghĩa và các sắc thái ý nghĩa của từ , nhất là các nét nghĩa , những sắc thái nghĩa được nhấn mạnh, được nhân lên , được tạo thêm trong văn cảnh . Sự phân tích nghĩa của từ cần đạt tới sự phân tích về nghệ thuật dùng từ để biểu đạt tư tưởng , tình cảm . Phải thấy được ý nghĩa tư tưởng , giá trị biểu đạt nội dung hiện thực và giá trị nhân văn của từ . Tại sao trong" Di chúc " Bác Hồ lại thay chữ " Tuổi " bằng chữ "Xuân "trong từ ngữ "Bảy mươi xuân" . Thay như vậy là dùng phép hoán dụ : Mỗi năm có một mùa xuân , mùa xuân là mùa tươi đẹp là mùa của đầu năm mới . Thay từ xuân cho từ tuổi để biểu hiện tấm lòng yêu đời , tinh thần lạc quan , lòng yêu cuộc sống của tác giả và còn tránh lặp từ...
Sự phân tích ý nghĩa và sắc thái của từ cũng cần đạt tới sự phân tích tâm lý ngôn ngữ thời đại , phong cách ngôn ngữ của từng loại thể của từng tác giả :
 Ví dụ : phân tích từ ngữ " Từ ấy " của Tố Hữu . Muốn hiểu giá trị biểu đạt , sức gợi cảm , sức vang ngân của từ ngữ " Từ ấy " ta phải trở lại với ngôn ngữ thơ lúc tác giả sáng tác bài thơ này . Đây là thời kỳ thơ ca lãng mạn đang thịnh hành . Và những câu thơ sau đây của thơ mới, của Xuân Diệu được nhiều người biết, nhiều người ưa thích" Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy ; Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên ". Câu thơ lãng mạn nói về cái lưu luyến của mối tình đầu. Tố Hữu – nhà thơ cách mạng đã nắm bắt lấy cái tâm lý ngôn ngữ đó để nói đến mối tình đầu của mình đối với cách mạng , từ ngữ "Từ ấy " với sự cộng hưởng của tâm lý thời đại có sức gợi tả, sức ngân vang biểu hiện mối tình đầu tha thiết, gắn bó mới mẻ mà mặn nồng đối với cách mạng. Cuối cùng sự phân tích ý nghĩa và sắc thái của từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại cần đạt tới tính khoa học và nghệ thuật sử dụng từ ngữ , khoa học và nghệ thuật viết văn .
	Ví dụ : Cần phân tích cho học sinh hiểu tại sao bài thơ "Thư trung thu ", Bác Hồ viết: " Trung thu trăng sáng như gương 
	 Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng "
Và ở bài ca: " Kêu gọi thiếu nhi Bác lại viết :
	 "Trẻ em như búp trên cành "
Lúc thì dùng" nhi đồng " từ gốc Hán , lúc thì dùng từ "trẻ em " từ thuần Việt là có lý do của nó . Lý do đó thuộc về tính khoa học và nghệ thuật dùng từ . Dùng từ như thế mới đúng và mới hay : Ta thử đổi vị trí mới thấy câu thơ bị hỏng tới mức nào . (Trung thu trăng sáng như gương ; Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương trẻ em )và (Nhi đồng như búp trên cành ...). Sở dĩ như vậy là vì hai từ " Nhi đồng " và "Trẻ em " tuy nghĩa giống nhau nhưng một bên là từ gốc Hán , một bên là từ thuần Việt . Từ gốc Hán thường có sắc thái trang trọng. Bác Hồ viết thư cho các cháu, các cháu nhỏ thật đấy, nhưng là đối tượng Bác viết thư nên Bác tôn trọng nhân phẩm của các cháu. Bác không dùng từ " trẻ em" mà dùng từ " nhi đồng" là vì thế. Còn ở bài thơ sau, cái mà Bác muốn nhấn mạnh, cần khắc sâu chính là cái non yếu, cái bé bỏng, cái mầm mới hé cần được chăm sóc, được giúp đỡ, được giáo dục. Vì vậy Bác dùng từ "Trẻ em" là hợp tình, hợp cảnh, hợp với hình ảnh thơ " Như búp trên cành”. Nếu dùng từ “ Nhi đồng” ở đây thì sẽ mang lại cho từ ngữ một sắc thái trang trọng quá, nó sẽ phá vỡ hình tượng thơ.
1.3.Về phương pháp cần chú ý dùng nhiều phương pháp khác nhau, có khi cần kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau khi phân tích từ. Ví dụ vừa dẫn về từ “ Nhi đồng” và từ “ trẻ em” là dùng phương pháp so sánh đối lập ,kết hợp với phương pháp thay thế. Nói so sánh là đối chiếu hai từ ở hai vị trí hai hoàn cảnh ngôn ngữ khác nhau . Nói thay thế là đổi vị trí của từ này vào vị trí của từ kia . Việc sử dụng các phương pháp cần hết sức linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của sự phân tích từ ngữ . Chẳng hạn , để đạt tới sự phân tích về đặc điểm phong cách ngôn ngữ của tác giả thì phương pháp có hiệu quả hơn là phương pháp hệ thống
Ví dụ để thấy ý nghĩa hàm ngôn của từ ngày mai trong hệ thống từ ngữ của thơ Tố Hữu . Cần hệ thống hoá các từ ngày mai trong các bài thơ :
 Giữa thành phố trụi (Ngày mai đã đến từng giây từng giờ ,
	 Ngày mai trở lại từng mô đất này )
Tiếng hát Sông Hương ( Ngày mai cô sẽ từ trong đến ngoài
...Ngày mai bao lớp đời dơ
...Ngày mai trong giá trắng ngần 
...Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng )
 Việt Bắc 	(Ngày mai rộn rã sơn khê 
	...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên ),vv.
Từ sự hệ thống hoá đó ,cái hàm ý ngày mai là tương lai đầy triển vọng của cách mạng , là tương lai thắng lợi trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nó trong thơ Tố Hữu , sẽ hiện lên rất rõ . Đó cũng là một trong những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ thơ của nhà thơ trữ tình cách mạng có cái ngọt ngào êm ái và đầy thương mến . Và do đó , cái hình ảnh :
"Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
 Đèn pha bật sáng như ngày mai lên ''
 Đúng là một biểu tượng hết sức sáng lạn và tươi đẹp của lòng tin vào sự thắng lợi tất yếu huy hoàng của công cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chúng ta . Hình ảnh đó ,cùng với từ ngữ ngày mai , trong hệ thống phong cách thơ Tố Hữu là hình tả thực đồng thời cũng là hình ảnh tượng trưng , rất hiện thực mà cùng rất lãng mạn 
	Đối với từ ngữ chính luận , việc phân tích phải đạt tới mức làm rõ thiên tài chính trị trong việc sử dụng từng trường hợp từ ngữ cụ thể.
 	Ví dụ: Khi phân tích từ " tin " trong đoạn sau: " Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng của các hội nghị Tê - hê ran và Cửu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt Nam". Từ " Tin " ở đây thể hiện thiên tài chính trị của Bác. Nếu thay " tin " bằng một từ khác chẳng hạn như: mong, biết, nghĩ, muốn... đều không đắt bằng, không hay bằng. Từ " tin " vừa nêu được điều mình muốn, đó là lẽ phải , là chân lý, vừa tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của người nghe. "Tin " ở họ tức là đánh giá cao họ, tranh thủ họ, lôi kéo họ về phía mình. Như vậy, những từ ngữ mà Hồ Chí Minh dùng trong tuyên ngôn độc lập đều là những từ ngữ " đắt" , những từ ngữ ấy đã làm nên giá trị của tác phẩm.
V. Kết quả nghiên cứu
Sau một học kì triển khai chuyên đề tôI và các đồng chí giáo viên đã tích cực đầu tư trong soạn giảng: đọc kĩ văn bản, tìm từ ngữ quan trọng trong văn bản, sử dụng hợp lý các phương pháp để truyền thụ kiến thức đến học sinh, nên chất lượng giờ dạy thành công hơn, chất lượng khảo sát học sinh cũng nâng cao rõ rệt
* Tổng số bài khảo sát: 	31
- Giỏi: 2
- Khá : 11
- TB: 18
- Yếu : 
* Cách giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại nêu trên:
	- Khiến học sinh hứng thú trình bày ý kiến về việc chọn từ và khám phá từ ngữ quan trọng trong tác phẩm văn chương .
	- Một số học sinh bỏ được lối mòn trả lời câu hỏi sách giáo khoa một cách thuần tuý, sơ sài, mà đã tìm hiểu từ ngữ qua từ điển, chú thích, nghĩa trong ngữ cảnh, để không những hiểu đầy đủ nội dung bài học mà còn hiểu sâu tác phẩm- Trong giờ học, học sinh hào hứng, sôi nổi phân tích từ ngữ mà giáo viên nhấn mạnh, cùng nhau làm sáng lên một nét nghĩa nào đó, hoặc tạo thêm nghĩa mới.
	- Học sinh yêu thích môn Ngữ văn hơn.
VI . Kết luận
 Giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại giữ một vị trí quan trọng trong giờ ngữ văn. Trước hết muốn hiểu được giá trị nội dung của tác phẩm thì ta cần phải xem nó thông qua hệ thống từ ngữ. Một tác phẩm có giá trị phải là một tác phẩm trong đó từ ngữ đựơc dùng một cách chính xác, có giá trị tạo hình, gợi cảm, có sức lôi cu ốn người tiếp nhận. Nói cách khác, từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại giữ một vị trí quan trọng, là một trong những nhân tố làm nên giá trị của tác phẩm. Tuy vậy, giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học hiện đại không phải bao giờ cũng thuận lợi vì ngôn ngữ văn chương rất gần với ngôn ngữ đời sống hằng ngày nên việc chọn từ ngữ nào để giảng và giảng các từ ngữ ấy với nội dung như thế nào, nhiều khi cũng khá nan giải. Theo tôi để làm đuợc điều này giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, phải có sự trăn trở, suy nghĩ , tìm tòi khi tìm hiểu những từ ngữ khó, những từ ngữ lạ. Nếu làm được như vậy thì việc giảng dạy tác phẩm văn học hiện đại trong giờ giảng văn mới thực sự sinh động và hấp dẫn.
VII. đề nghị
 Giáo viên giảng dạy Ngữ văn cần đầu tư soạn giảng, chú trọng việc giảng từ ngữ quan trọng trong tác phẩm văn học hiên đại, coi đó là một việc làm cần thiết, thường xuyên để diễn tả nổi bật trọng tâm bài giảng, làm sáng lên nét nghĩ mới nổi bật giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm văn chương. 
 IX. tài liệu tham khảo 
Tên tác giả
Tên tài liệu
Nhà xuất bản
Năm xuát bản
Nguyễn Khắc Phi
Sách giáo khoa Ngữ văn 9
Giáo dục
2007
Phan Thiều 
Nguyễn Quốc Tuý Nguyễn Thanh Tùng
Giảng dạy từ ngữ ở trường phổ thông
Giáo dục
2008
Đỗ Hữu Châu
Nguyễn Thị Ngọc Diệu
Giáo trình giản yếu về ngữ pháp văn bản
Giáo dục
2007
X.Mục lục
STT
Nội dung
Trang
 X.
Tên đề tài:
Đặt vấn đề
 Cơ sở lý luận
Cở sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục
1
2 +3
 4_+ 5
6
7 đ13
14
15
15
16
17

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem hay(1).doc