1) Khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái
a) Môi trường là bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.
b) Có 4 loại môi trường phổ biến: Môi tường trong đất, môi trường nước, môi trường trên mặt đất- không khí và môi trường sinh vật.
Nhân tố sinh thái : là các nhân tố vô sinh và hữu sinh có tác đọng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 9 HKII Chuơng I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái Môi trường là bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. Có 4 loại môi trường phổ biến: Môi tường trong đất, môi trường nước, môi trường trên mặt đất- không khí và môi trường sinh vật. Nhân tố sinh thái : là các nhân tố vô sinh và hữu sinh có tác đọng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. Có 2 loại nhân tố sinh thái. + Nhân tố vô sinh: Bao gồm tất cả những yếu tố không sốngcủa thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.. + Nhân tố hữu sinh: bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái sinh vật. Nhân tố sinh thái con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên. Giới hạn sinh thái: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái. Ví dụ: Giới hạn chịu nhiệt của cá rô phi là từ 5oC đến 42oC ; 5oC là giới hạn dưới, 42oC là giới hạn trên, điểm cực thuận là 30oC. 2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật a) Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh a.1 Ánh sáng Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho mọi hoạt động sống của sinh vật. Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ. Động vật ăn thực vật, vì động vật gián tiếp sử dụng năng lượng mặt trời. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, có cây ưu bóng, có cây ưu sáng. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian, ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Nhịp chiếu sáng ngày đêm đã hình thành nhóm sinh vật ưu hoạt động ngày(ưu sáng) và nhóm ưu hoạt động đêm (ưu tối). a.2 Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật. + Sinh vật biến nhiệt: Thực vật và các động vật biến nhiệt (ví dụ: ếch nhái, bò sát) có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. + Sinh vật hằng nhiệt: Chim, thú có khả năng điều hoà thân nhiệt nên nhiệt độ cơ thể ổn định. Do nhiệt độ cơ thể ổn định cho nên những loài động vật hằng nhiệt có khả năng phân bố rộng. + Sự biến đổi nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. Ví dụ, ruồi giấm là động vật biến nhiệt vì nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kì sống của chúng càng ngắn. a.3 Độ ẩm Động thực vật ở cạn đều có một giới hạn chịu đựng về độ ẩm. Do vậy, có nhóm thực vật ưu ẩm và thực vật chịu hạn ; có nhóm động vật ưu ẩm và động vật ưu khô. b) Ảnh hưởng của các nhóm nhân tố hữu sinh b.1) Quan hệ cùng loài Thể hiện mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh: + Quần tụ: các cá thể có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành các quần tụ cá thể để được bảo vệ và chống đỡ các điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn. Ví dụ, quần tụ cây có tác dụng chống gió, chống mất nước tốt hơn ; quần tụ cá chịu được nồng độ chất độc cao hơn + Khi gặp các điều kiện bất lợi, sự cạnh tranh làm cho một số cá thể động vật phải tách khỏi quần tụ đi tìm nơi sống mới. b.2) Quan hệ khác loài Thể hiện mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch: + Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh là quan hệ có lợi và cần thiết cho cả hai bên. Ví dụ, vi khuẩn lam cộng sinh với nấm tạo thành địa y. Quan hệ hội sinh là quan hệ chỉ có lợi cho một bên. + Quan hệ đối địch: Quan hệ cạnh tranh : các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: động vật này tiêu diệt động vật khác (mèo bắt chuột, cáo bắt gà). Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh: sinh vật này sống bám vào cơ thể sinh vật khác (giun, sán kí sinh ở động vật và người). Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác. Thông qua các mối quan hệ cùng loài và khác loài, các sinh vật luôn hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau. - Con người sống trong môi trường, con người đã tác động một cách mạnh mẽ vào sinh vật và môi trường sống của chúng. Con người đã thường xuyên chặt tỉa, săn bắn, đốt rẫy, phá rừng, chăn nuôi, trồng trọt, làm đường, xây dựng Tất cả những hoạt động đó đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sống của sinh vật. Chương II: HỆ SINH THÁI Khái niệm quần thể sinh vật Quần thể là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khu vực nhất định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Đặc trưng của quần thể sinh vật Quần thể có một số đặc trưng : mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn và các điều kiện sống khác, nhiều cá thể phát tán đi nơi khác hoặc phát sinh bệnh tật và bị chết. Khi đó, mật độ quần thể lại được điều chỉnh về mức cân bằng. Quần thể người Ngoài những đặc trưng chung của một quần thể sinh vật, quần thể người còn có những đặc trưng riêng mà các quần thể sinh vật khác không có. Đó là những đặc trưng về kinh tế - xã hội như : pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hoá. Khái niệm quần thể sinh vật Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định và các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã sinh vật Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. Số lượng các loài được đánh giá qua những chỉ số về độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp Thành phần các loài được thể hiện qua việc xác định ưu thế, loài đặc trưng Mỗi quần xã sinh vật đều có một vài quần thể ưu thế, trong các quần thể ưu thế thường có một quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã gọi là quần thể đặc trưng của quần xã sinh vật. Mỗi quần xã sinh vật có một độ đa dạng nhất định. Quần xã ở môi trường thuận lợi có độ đa dạng cao (rừng nhiệt đới), ở môi trường sống khắc nghiệt có độ đa dạng thấp (rừng thông phương Bắc). 6. Khái niệm hệ sinh thái Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau : + Các chất vô sinh như đất đá, nước, thảm mục + Sinh vật sản xuất là thực vật. + Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm 7. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn - Chuỗi thức ăn : là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ. - Lưới thức ăn : Mỗi loài trong quần xã sinh vật thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. Chương III: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG 1) Tác động của con người tới môi trường tự nhiên Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt, lũ quétMỗi người cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình. Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra như việc đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, khí đốt), trong công nghiệp giao thông vận tải ; sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất độc hoá học Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới sức khoẻ vá phát sinh nhiều bệnh tật cho con người và các sinh vật khác. Con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường. Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường như xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh Chương IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Các dạng tài nguyên. Tài nguyên không tái sinh: là tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. Việc khai thác tận lực nguyền tài nguyên này đang đặt ra nguy cơ tài nguyên cạn kiệt và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Tài nguyên tái sinh: là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phục hồi. Con người đã và đang khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên tái sinh, là cho rừng và đất ngày càng bị thu hẹp, thoái hoá, nhiều loài thực vật,động vật, tài nguyên thuỷ sản bị đánh bắt quá mức ( Cá voi, cá ngừ,cá thu, tôm hùm.) Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu( Năng lượng mặt trời, gió, sóng thuỷ triều..) được nghiên cứu và sử dụng ngày càng nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sư dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. Bảo vệ môi trường: Là những hành động có ý thức để gìn giữ sự nguyên vẹn, ổn định của môi trường trong sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các biện pháp bảo vệ môi trường: Bảo vệ rừng và thiên nhiên hoang dã, cải biến khí hậu và khử mặn nưýơc biển, sử dụng hợp lí, bảo vệ và phhục hồi tài nguyên thiên nhiên. Luật bảo vệ môi trường: Bao gồm các quy định về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ngăn chặn các tác động tiêu cực, phục hồi các tổn thất, không ngừng cải thiện tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Sự phát triển bền vững: là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại không những không làm hại khả năng đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ mai sau, có thể cải thiện chất lượng cuộc sống trong phạm vi có thể chất nhận được
Tài liệu đính kèm: