Giáo án Giáo dục công dân 6 - Trường THCS Hiếu Giang

Giáo án Giáo dục công dân 6 - Trường THCS Hiếu Giang

BÀI 6: BIẾT ƠN

 A. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn, cần biết ơn những ai, cách thể hiện lòng biết ơn và ý nghĩa của nó.

 2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.

 Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã giúp đỡ mình.

 3. Thái độ: HS trân trọng ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Có thái độ không đồng tình, phê phán những hành vi vô ơn, bội nghĩa.

 B. Phương pháp:

 - Kích thích tư duy

 - Giải quyết vấn đề.

 - Tổ chức trò chơi

 - Thảo luận nhóm.

 

doc 57 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 - Trường THCS Hiếu Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2006
TIẾT 7:	
BÀI 6: BIẾT ƠN
	A. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn, cần biết ơn những ai, cách thể hiện lòng biết ơn và ý nghĩa của nó.
	2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.
	Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã giúp đỡ mình....
	3. Thái độ: HS trân trọng ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Có thái độ không đồng tình, phê phán những hành vi vô ơn, bội nghĩa...
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Tổ chức trò chơi
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...
	2. Học sinh: Bài hát, cd,tn,dn theo chủ đề bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: 
	II. Kiểm tra bài cũ:
1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật mang lại những lợi ích gì?.
2. Trong những hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính kỉ luật?
	a. Đi xe vượt đèn đỏ.
	b. Đi học đúng giờ.
	c. Nói chuyện riêng trong giờ học.
	d. Đi xe đạp dàn hàng ba.
	e. Mang đúng đồng phục khi đến trường.
	g. Viết đơn xin phép nghĩ học khi bị ốm.	
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề 
	Các em hãy cho biết chủ đề của những ngày kỉ niệm sau ( gv chuẩn bị máy chiếu): Ngày 10-3 ( al); ngày 8-3; ngày 27-7; ngày 20-10; ngày 20-11...
GV. Những ngày trên nhắc nhở chúng ta nhớ đến: Vua Hùng có công dựng nước; Nhớ công lao những người đã hy sinh cho độc lập dân tộc; nhớ công lao thầy cô và công lao của bà, của mẹ.
	Đúng vậy, truyền thống của dân tộc ta là sống có tình, có nghĩa, thuỷ chung, trước sau như một. trong các mối quan hệ, sự biết ơn là một trong những nét đẹp của truyền thống ấy.
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* HĐ 1:Tìm hiểu truyện đọc.
+ Gọi HS đọc truyện sgk.
? Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng những việc gì?.
HS: - Rèn viết tay phải.
 - thầy khuyên" Nét chữ là nết người".
? Chị Hồng đã có những việc làm và ý nghĩ gì đối với thầy?
HS: - Ân hận vì làm trái lời thầy.
 - Quyết tâm rèn viết tay phải.
 - Luôn nhớ lời dạy của thầy.
 - Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi và mong có dịp được đến thăm thầy. 
? Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì?. 
* HĐ2: Nội dung bài học.
GV: Theo em biết ơn là gì?.
HS: Thảo luận nhóm. ( gv chia lớp thành các nhóm nhỏ- theo bàn). Phát phiếu học tập cho các em 
* Nội dung: Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao?.
Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại ( gv chuẩn bị ở bảng phụ).
? Trái với biết ơn là gì? 
? Em thử đoán xem điều gì có thể xảy ra đ/v những người vô ơn, bội nghĩa?.
? Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự biết ơn? ( ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ.....)
HS: Tự trả lời.
GV: Treo ảnh cho HS quan sát...
 ? Vì sao phải biết ơn?.
 HĐ3 :Ý nghĩa
* HĐ4: Rèn luyện lòng biết ơn.
+ Hướng dẫn HS làm bài tập a, ở SGK/18. và bt 1 sbt/17
? Theo em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn?
BT: Trong những câu ca dao tục ngữ sau câu nào nói về lòng biết ơn?.
1. Ăn cháo đá bát
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3. Công cha như núi Thái sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguờn chảy ra.
4. Uống nước nhớ nguồn
5. Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
6. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
7 Qua cầu rút ván.
GV: Hãy hát một bài hát thể hiện lòng biết ơn?
( nếu còn thời gian gv đọc truyện " Có 1 HS như thế" ( sbt/19) cho cả lớp nghe)
1 . Truyện đọc :
"Lá thư của một học sinh cũ"
- Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chị Hồngcách đây 20 năm . Chị vẫn nhớ và trân trọng .
- Chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy - Một truyền thống đạo đức của dân tộc ta .
1. Thế nào là biết ơn?
 Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.
2. Ý nghĩa của sự biết ơn:
 - Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
3. Cách rèn luyện:
- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.
- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ....
- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
	IV. Cũng cố:
	Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài
	V. Dặn dò: 
	- Học bài, làm bài tập b, c SGK/19.
Xem trước bài 7. sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên.
********************************
Ngµy so¹n :21/10/2006
TIẾT 8:	
BÀI 7: 
 YÊU THIÊN NHIÊN SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thiên nhiên bao gồm những gì và vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.
	2. Kĩ năng: HS biết yêu thiên nhiên, kịp thời ngăn chặn những hành vi cố ý phá hoại môi trường, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
	3. Thái độ: HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Tổ chức trò chơi
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị :
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...
	2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: 
	II. Kiểm tra bài cũ: 
1. Thế nào là biết ơn? Chúng ta cần biết ơn những ai?.
2. Vì sao phải biết ơn? Hãy hát một bài hát thể hiện sự biết ơn?
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề : 
GV cho HS quan sát tranh về cảnh đẹp thiên nhiên sau đó GV dẫn d¾t vào bài 
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: Tìm hiểu truyện đọc.
GV: Gọi HS đọc truyện sgk.
? Những chi tiết nào nói lên cảnh đẹp của địa phương , đất nước mà em biết .
? Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước cảnh đẹp của thiên nhiên?
* HĐ2: Nội dung bài học.
?Thiên nhiên là gì?.
? Hãy kể một số danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết?
? Thế nào là yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên?
HS: Thảo luận nhóm. ( gv chia lớp thành các nhóm nhỏ- theo bàn). 
* Nội dung: Hãy kể những việc nên và không nên làm để bảo vệ thiên nhiên.
Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại 
GV: Thiên nhiên có vai trò ntn đối với cuộc sống của con người?
Ví dụ: 
+ Học sinh làm bài tập a sgk/22.
? Hãy kể những việc làm của em thể hiện yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên? 
? Học sinh cần có trách nhiệm gì?
* HĐ3: Tổ chức trò chơi.
1) "Thi vẽ tranh về cảnh đẹp thiên nhiên".
HS: vẽ theo nhóm.
Trình bày, nhận xét; gv đánh giá, cho điểm.
2) Trò chơi tiếp sức :
Đánh dấu x vào ô trống tuơng ứng thể hiện tình yêu thiên nhiên và sống hoà hợp với thiên nhiên. 
a) Mùa hè cả nhà Thuỷ thường đi tắm biển ở Sầm sơn .
b) Lớp Tuấn tổ chức đi cắm trại ở một khu đồi có nhiều bãi cỏ xanh như tấm thảm.
c) Trường Kiên tổ chức đi tham quan vịnh Hạ Long . Một di tích văn hoá thế giới .
d) Lớp Hương thường xuyên chăm sóc cây và hoa trong vườn trường . 
e) Bạn Nam xách túi rác của nhà mình vứt ra vườn hoa .
1. Truyện đọc : " Một ngày chủ nhật bổ ích "
1. Thiên nhiên 
 Thiên nhiên là: những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.
Bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản...
* Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
2. Vai trò của thiên nhiên:
 - Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người:
+ Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.
+ Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân.
-> Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.
3. Trách nhiệm của HS
- Phải bảo vệ thiên nhiên.
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.
	IV. Cũng cố: 
	Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
	V. Dặn dò: 
	- Học bài, làm bài tập b SGK/22.
Xem lại nội dung các bài đã học, 
Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
*******************************
Ngày soạn: 28/10/ 2006
TIẾT 9:	 	
 KIỂM TRA 1 TIẾT
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
	2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
	3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
	B. Phương pháp:
	- Tự luận
	- Trắc nghiệm.
	C. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên: Đề kiểm tra
	2. Học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: 
	II. Kiểm tra bài cũ: KiÓm tra sù chuÈn bÞ bµi KT cña HS	
Đề ra
Câu 1:( 2,5 điểm) Cho những hành vi sau đây, hãy điền vào cột tương ứng với bổn phận đạo đức đã học:
1. Biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác
2. Cư xử đúng mực khi giao tiếp với người khác..
3. Tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội......
4. Cần cù, tự giác, quyết tâm làm mọi việc...
5. Bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa.....
Câu 2: (1,5 điểm). 
a. Muốn có sức khoẻ tốt, chúng ta cần phải làm gì? 
b. Khi có người dụ dỗ em hút thuốc lá, hoặc uống rượu, bia em sẽ làm gì? 
Câu 3: ( 2 điểm)
 a. Vì sao phải siêng năng, kiên trì? 
b.Hãy kể những việc làm thể hiện tính siêng năng của em? 
Câu 4: ( 4 điểm).
a.Vì sao phải biết ơn?. 
b. Chúng ta cần biết ơn những ai? 
c. Hãy nêu chủ đề và ý nghĩa của những ngày kỉ niệm sau: 	
- Ngày 20 tháng 10: 
- Ngày 20 tháng 11:
- Ngày 27 tháng 7:
- Ngày 19 tháng 5:
- Ngày 10 tháng 3 ( âm lịch)
Đáp án
Câu 1: ( 2,5 điểm)
1. Tiết kiệm
2. Lễ độ.
3. Tôn trọng kỉ luật.
4. Siêng năng, kiên trì.
5. Biết ơn.
Câu 2:(1,5 điểm) 
a. Muốn có sức khoẻ tốt, chúng ta cần phải biết tự chăm sóc, rèn luện thân thể cụ thể là: 
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Ăn uống điều độ.
- Tích cực phòng và chữa bệnh.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao.
- Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.
b. Em sẽ kiên quyết từ chối và khuên người đó không nên sử dụng các chất đó vì nóp rất có hại cho sức khoẻ.
Câu 3: ( 2 điểm) 
a. Vì siêng năng, kiên trì giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống 
b ( tuỳ theo cách trình bày của HS để đánh giá)
Câu 4: ( 4 điểm).
a. Phải biết ơn vì:
 - Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
b. Chúng ta cần biết ơn: Ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ, các nhà khoa học.....)
c. Chủ đề và ý nghĩa của những ngày trên là:
- Ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ( Nhớ công lao của bà, mẹ chị, cô giáo....)
- Ngày hiến chương nhà giáo VN ( nhớ công lao của các thầy cô giáo...)
- Ngày thương binh liệt sĩ ( nhớ công lao của các anh hùng..)
- Ngày sinh của Bác  ... nh ảnh...
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định:
	II. Kiểm tra bài cũ:
	1. Nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông hiện nay?.
	2. Nêu các loại tín hiệu giao thông mà em biết?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề: Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: Tìm hiểu các quy tắc về đi đường.
Gv: Để hạn chế tai nạn giao thông, người đi đường cần phải làm gì?.
Gv: Cho hs thảo luận xử lí tình huống sau:
Tan học Hưng lái xe đạp thả 2 tay và lạng lách, đánh võng và đã vướng phải quang gánh của bác bán rau đi giữa lòng đường.
Hãy nêu sai phạm của Hưng và bác bán rau?.
Gv: Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào?.
Gv: Cho hs quan sát tranh và nêu các vi phạm trong bức tranh ( gv chuẩn bị ở bảng phụ).
HS: Làm một số bài tập ở sách BT tình huống.
Gv: Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào?.
Gv: Muốn lái xe máy, xe mô tô phải có đủ những điều kiện nào?.
Gv: Để thực hiện TTATGT đường sắt mọi người phải tuân theo những quy định gì?.
* HĐ2: tìm hiểu trách nhiệm của HS.
Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?.
* HĐ3:Luyện tập.
Gv: HD học sinh làm các bài tập ở SGK.
2. Một số quy định về đi đường: 
a. Các loại tín hiệu giao thông: 
b. Quy định về đi đường:
- Người đi bộ:
+ đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường.
+ đi đứng phần đường và đi theo tín hiệu giao thông.
Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vấc đồ cồng kềnh đi ngang trên đường.
- Người đi xe đạp:
+ Cấm lạng lách, đánh võng, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng 1 bánh.
+ Không được dang hàng ngang quá 2 xe.
+ Không được sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác.
+ Không mang vác, chở vật cồng kềnh.
+ Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi.
+ Trẻ em dưới 7 tuổi không được đi xe đạp người lớn.
 ( Đường kính bánh xe quá 0,65 m).
- Người đi xe máy, xe mô tô:
- Quy định về an toàn đường sắt:
3. Trách nhiệm của HS: 
- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và cá quy điọnh về an toàn giao thông.
- Đi về bên phải theo chiều đi của mình.
- Tuân thủ nguyên tắc về nhường đường, tránh và vượt nhau.
	IV. Cũng cố:
	Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
	V. Dặn dò:
	- Học bài, làm các bài tập còn lại.
Xem trước nội dung bài 15. Sưu tầm những tấm gương học tốt.
****************************
TIẾT 24:	BÀI 14: 	
 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (T2)
Ngày soạn: 28/02.
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được một số quy định khi tham gia giao thông. Quy định đối với người đi bộ đi xe đạp và xe máy.
	2. Kĩ năng: HS biết tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông.
	3. Thái độ: HS có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an toàn giao thông. Biết phản đối những việc làm vi phạm an toàn giao thông.
 	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Hệ thống biển báo. Tranh ảnh...
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: 
	II. Kiểm tra bài cũ:
	1. Nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông hiện nay?.
	2. Nêu các loại tín hiệu giao thông mà em biết?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề : Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: Tìm hiểu các quy tắc về đi đường.
Gv: Để hạn chế tai nạn giao thông, người đi đường cần phải làm gì?.
Gv: Cho hs thảo luận xử lí tình huống sau:
Tan học Hưng lái xe đạp thả 2 tay và lạng lách, đánh võng và đã vướng phải quang ghánh của bác bán rau đi giữa lòng đường.
Hãy nêu sai phạm của Hưng và bác bán rau?.
Gv: Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào?.
Gv: Cho hs quan sát tranh và nêu các vi phạm trong bức tranh ( gv chuẩn bị ở bảng phụ).
HS: Làm một số bài tập ở sách BT tình huống.
Gv: Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào?.
Gv: Muốn lái xe máy, xe mô tô phải có đủ những điều kiện nào?.
Gv: Để thực hiện TTATGT đường sắt mọi người phải tuân theo những quy định gì?.
* HĐ2: tìm hiểu trách nhiệm của HS.
Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?.
* HĐ3: Luyện tập.
Gv: HD học sinh làm các bài tập ở SGK.
2. Một số quy định về đi đường: 
a. Các loại tín hiệu giao thông: 
b. Quy định về đi đường:
- Người đi bộ:
+ đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường.
+ đi đứng phần đường và đi theo tín hiệu giao thông.
Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vấc đồ cồng kềnh đi ngang trên đường.
- Người đi xe đạp:
+ Cấm lạng lách, đánh võng, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng 1 bánh.
+ Không được dang hàng ngang quá 2 xe.
+ Không được sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác.
+ Không mang vác, chở vật cồng kềnh.
+ Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi.
+ Trẻ em dưới 7 tuổi không được đi xe đạp người lớn.
 ( Đường kính bánh xe quá 0,65 m).
- Người đi xe máy, xe mô tô:
- Quy định về an toàn đường sắt:
3. Trách nhiệm của HS: 
- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và cá quy điọnh về an toàn giao thông.
- Đi về bên phải theo chiều đi của mình.
- Tuân thủ nguyên tắc về nhường đường, tránh và vượt nhau.
	IV. Cũng cố:
	Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
	V. Dặn dò:
	- Học bài, làm các bài tập còn lại.
Xem trước nội dung bài 15. Sưu tầm những tấm gương học tốt.
******************************
TIẾT 25:	 BÀI 15: 	
 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (T1)
Ngày soạn: 8/3
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu nội dung, ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập.
	2. Kĩ năng: HS biết phân biệt đúng sai trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập.
	3. Thái độ: HS yêu thích việc học.
 	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Luật giáo dục.
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: 
	II. Kiểm tra bài cũ:
	1. Nêu những nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ?.
	2. Người đi bộ và đi xe đạp phải tuân theo những nguyên tắc nào khi tham gia giao thông?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, vậy nội dung đó được thể hiện như thế nào. GV dẫn dắt vào bài.
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: HD học sinh phân tích truyện đọc sgk.
gv: Gọi HS đọc truyện sgk.
HS thảo luận theo nội dung những câu hỏi sau:
1. Cuộc sống của người dân ở Cô Tô trước đây như thế nào?.
2. Ngày nay Cô Tô có sự thay đổi gì?.
3. Gia đình, nhà trường và xã hội đã có những việc làm gì cho trẻ em ở đây?.
* HĐ2: tìm hiểu sự cần thiết của việc học.
Gv: Vì sao chúng ta phải học tập?.
Gv: Nếu không học những nguy cơ gì có thể xảy ra?.
* HĐ3:Tìm hiểu những quy định về quyền và nghĩa vụ học tập .
Gv: Nêu tình huống cho Hs thảo luận:
ND: An và khoa tranh luận với nhau.
An nói, học tập là quyền của mình , muốn học hay không là quyền của mỗi người không ai được ép buộc mình học.
- Khoa nói, tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào cả vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó phải học ở các lớp riêng hoặc không được đi học mới đúng.
 Em hãy nêu suy nghĩ của mìnhvề ý kiến của An và Khoa?.
Gv: Theo em những ai có quyền học tập?.
Gv: Hãy kể các hình thức học tập mà em biết?
Gv: HD học sinh làm các bài tập ở SGK.
Gv: Công dân phải có những nghĩa vụ gì trong học tập?.
* HĐ4: Luyện tập.
Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/42.
1. Vì sao phải học tập?.
- Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng.
- Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện.
- Học để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
2. Quyền và nghĩa vụ học tập
a. Quyền học tập:
- Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.
- được học bằng nhiều hình thức.
- Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.
b. Nghĩa vụ học tập:
- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.
- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
	IV. Cũng cố: 
	Nêu nội dung về quyền và nghĩa vụ học tập của CD?. 
	V. Dặn dò: 
	- Học bài, làm các bài tập còn lại.
Xem trước nội dung còn lại của bài.
 **********************************
TIẾT 26:	 BÀI 15: 	
 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (T2)
Ngày soạn: 15/3
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập. Trách nhiệm của nhà nước đối với việc học của công dân.
	2. Kĩ năng: HS thực hiện tốt những qui định về quyền và nghĩa vụ học tập có phương pháp học tập tốt để đạt kết quả cao trong học tập.
	3. Thái độ: HS yêu thích việc học, tự giác và sáng tạo trong quá trình học tập.
 	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Luật giáo dục. một số gương vượt khó trong học tập.
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: 
	II. Kiểm tra bài cũ:
	1. Tại sao nói học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân?.
	2. Hãy kể một số hình thức học tập và các bậc học hiện nay ở nước ta?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề : Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: HD học sinh tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước về giáo dục.
Gv: cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung bài tập d sgk/42.
Hs: Thảo luận, trình bày, bổ sung.
Gv: chốt lại.
Gv: Nhà nước ta đã có những việc làm gì thể hiện sự quan tâm đến ngành giáo dục?.
Gv: Nhà nước cần có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền học tập?.
* HĐ2:Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Gv: Chia lớp thành 2 nhóm.
- Nhóm 1: Tìm những biểu hiện tốt trong học tập.
- Nhóm 2: Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập.
HS: lần lượt lên ghi lại kết quả của nhóm mình.
Gv: Theo em là một học sinh, cần làm gì để việc học ngày một tốt hơn?.
* HĐ3: Luyện tập.
Gv: HD học sinh làm các bài còn lại sgk/42, 43.
Làm các bài tập ở sách bài tập tình huống.
Đọc truyện và giới thiệu một số gương về học tập. ( sbt/47)
3. trách nhiệm của nhà nước:
- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:
+ Mở mang hệ thống trường lớp.
+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.
+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.
4. Trách nhiệm của học sinh:
- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.
- Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập.
	IV. Cũng cố:
	Nhà nước và công dân cần có những trách nhiệm gì trong học tập.
	V. Dặn dò:
	- Học bài, 
	- Ôn lại nội dung các bài đã học trong học kì II.( từ bài 12 đến bài 15).
Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
**************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 6 tron bo.doc