A. MỤC TIÊU:
1. HS hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch.
2. HS hiểu được các khái niệm: dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà và hiểu đựơc những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước dựoc nhanh hơn, đó là sự khuâý trộn, sự đun nóng và sự nghiền nhỏ chất rắn.
3. HS biết cách pha chế một dung dịch chưa bão hoà và dung dịch bão hoà.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Chương VI Dung dịch Tiết 60: Bài 40. dung dịch MụC TIÊU: HS hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch. HS hiểu được các khái niệm: dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà và hiểu đựơc những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước dựoc nhanh hơn, đó là sự khuâý trộn, sự đun nóng và sự nghiền nhỏ chất rắn. HS biết cách pha chế một dung dịch chưa bão hoà và dung dịch bão hoà. B. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động 1: quy tắc 2. Bài mới: GV làm thí nghiệm, Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: Trong TN1 sau khi khấy có nhận ra đâu là đường, đâu là nước nữa không? (không phân biệt được đâu là đường đâu là nướcàNước đường là chất lỏng đồng nhất) Trong TN2 sau khi khấy có nhận ra đâu là dầu ăn, đâu là nước nữa không? Trong TN2 sau khi khấy có nhận ra đâu là dầu ăn, đâu là xăng nữa không? à Kết luận. GV làm thí nghiệm biểu diễn. HS quan sát và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV đưa ra à Kết luận HS nghiên cứu SGK và rút ra kết luận. ? Tại sao khi khuấy (đun, nghiền) dung dịch lại làm cho chất rắn hòa tan nhanh hơn. I. dung môi – chất tan – dung dịch Dung môi là chất lỏng có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. II. dung dịch chưa bảo hòa. Dung dịch bảo hòa ở một nhiệt độ xác định: - Dung dịch chưa bảo hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. - Dung dịch bảo hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. III. làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn? Khấy dung dịch Đun nóng dung dịch. Nghiền nhỏ chất rắn. 3. Luyện tập tại lớp: - Học sinh làm bài tập 1, 3 SGK trang 138. 4. Bài tập: - Học sinh làm bài tập 2, 4, 5 và 6 trang 138 SGK. Ngày 18 tháng 04 năm 2007. Tiết 61: Bài 41: độ tan của một chất trong nước A. MụC TIÊU: 1. Bằng thực nghiệm, HS có thể nhận biết được chất không tan trong nước. 2. HS hiểu được độ tan của chất trong nước là gì; Biết những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước. B. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS1: Như thế nào là dung môi, chất tan, dung dịch? Lấy VD để minh họa? Hoạt động 1: quy tắc 2. Bài mới: GV làm thí nghiệm, Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: Trong TN1 sau khi bay hơi nước, trên tâm kính có để lại dấu vết không? Trong TN2 sau khi bay hơi nước, trên tâm kính có để lại dấu vết không? - Qua 2 TN trên ta có thể kết luận điều gì? GV giới thiệu cho HS biết bảng tính tan của một số chất ở trang 156 SGK . HS quan sát và trả lời các câu hỏi của GV đưa ra. Các axit có tan không? Những bazơ nào tan? .. GV thông báo cho HS định nghĩa về độ tan. Cho VD. I. chất tan và chất không tan 1. Thí nghiệm về tính tan của chất: Có chất không tan và có chất tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước. 2. Tính tan của một số axit, bazơ, muối: Axit : Hầu hết axit tan được, trừ H2SiO3 không tan. Bazơ : Phần lớn không tan, trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2 tan, Ca(OH)2 ít tan. Muối : Những muối : natri, kali, nitrat đều tan. Phần lớn các muối clorua, sùnat tan được Phần lớn các muối cacbonat không tan. II. độ tan của một chất trong nước 1. Định nghĩa : - Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bảo hòa ở một nhiệt độ xác định. Ví dụ : ở 250C độ tan của đường là 204g, của NaCl là 36 gam, của AgNO3 là 222 g 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan: - Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. - Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. 3. Luyện tập tại lớp: - Học sinh làm bài tập 1, 3 SGK trang 142. 4. Bài tập: - Học sinh làm bài tập 2, 4, 5 trang 142 SGK. Ngày 21 tháng 04 năm 2007. Tiết 62, 63: Bài 42: nồng độ dung dịch A. MUC TIÊU: HS biết ý nghĩa của nồng độ phần trăm, nồng độ mol và nhớ được các công thực tính nồng độ. HS biết vận dụng công thức để tính các loại nống độ của dung dịch và những đại lượng liên quan đến dung dịch như khối lượng chất tan, khối lượng ding dịch, lượng chất tan, thể tích dung dịch, thể tích dung môi. B. Tiến trình dạy học: Tiết 62: 1. Kiểm tra bài cũ: HS1: Độ tan của một chất trong nước là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan? Hoạt động 1: quy tắc 2. Bài mới: I. nồng độ phần trăm của dung dịch - Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%)của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. Công thức tính nồng độ % của dd là : Trong đó : mct là khối lượng chất tan, biểu thị bằng gam mdd là khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam Ví dụ 1: Hòa tan 20 gam NaCl vào 60 gam nước. Tính nồng độ % của dung dịch. Khối lượng của dung dịch nari clorua là: mdd = 20 + 60 = 80 (g). Nồng độ % của dung dịch nari clorua là: C% = = 25% Ví dụ 2: Một dung dịch KMnO4 có nồng độ 25%. Tính khối lượng KMnO4 có trong 200g dung dịch. Khối lượng KMnO4 có trong 200g dung dịch là: Ví dụ 3: Hòa tan 50 g đường vào nước, được dụng dịch nước đường có nồng độ 25%. Tính : Khối lượng dung dịch đường pha chế được. Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế. GV giới thiệu cho HS khái niệm về nồng độ %, cách kí hiệu và lấy ví dụ giải thích: Chẳng hạn: - Nồng độ % của dung dịch muối ăn là 15% ta hiểu trong 100g dung dịch muối ăn có chứa 15g NaCl. Giáo viên cho HS công nhận công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch. Lưu ý cho HS: mdd = mdm+ mct GV cho các ví dụ. HS nghiên cứu giải quyết. Các HS khác nhận xét, phân tích kết quả của bạn, bổ sung nếu cần. GV cho các ví dụ. HS nghiên cứu giải quyết. Các HS khác nhận xét, phân tích kết quả của bạn, bổ sung nếu cần. C% = 3. Luyện tập tại lớp: - Học sinh làm bài tập 1 SGK trang 145. 4. Bài tập: - Học sinh làm bài tập 5, 7 trang 145 SGK. Tiết 63: B. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nồng độ phần trăm của dung dịch cho ta biết gì? Viết công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch? 2. Bài mới: II. nồng độ phần mol của dung dịch - Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của dung dịch cho ta biết số mol chất tan có trong 1lít dung dịch. Công thức tính nồng độ % của dd là : Trong đó : n là số mol chất tan. V là thể tích dung dịch, biểu thị bằng lít (l) Ví dụ 1: Trong 300 ml dung dịch có hòa tan 40g CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch. Số mol CuSO4 có trong dung dịch: Nồng độ mol của dung dịch là: CM = Ví dụ 2: Trộn 2 lít dung dịch dịch 0,75M với 4,5 lít dung dịch 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn. Số mol đường có trong dung dịch 0,75M là: Số mol đường có trong dung dịch 1M là: Thể tích của dung dịch đường sau khi trộn là: Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn là là: (M) GV giới thiệu cho HS khái niệm về nồng độ mol, cách kí hiệu và lấy ví dụ giải thích: Chẳng hạn: - Nồng độ mol của dung dịch muối ăn là 1,5M ta hiểu trong 1 lít dung dịch muối ăn có chứa 1,5 mol NaCl. Giáo viên cho HS công nhận công thức tính nồng độ mol của dung dịch. GV cho các ví dụ. HS nghiên cứu giải quyết. Các HS khác nhận xét, phân tích kết quả của bạn, bổ sung nếu cần. GV cho các ví dụ. HS nghiên cứu giải quyết. Các HS khác nhận xét, phân tích kết quả của bạn, bổ sung nếu cần. CM = 3. Luyện tập tại lớp: - Học sinh làm bài tập 2 SGK trang 145. 4. Bài tập: - Học sinh làm bài tập 3, 4, 6 trang 145 SGK. Ngày 21 tháng 04 năm 2007. Tiết 64, 65: Bài 43: pha chế dung dịch A.MUC TIÊU: HS biết thực hiện phần tính toán các đại lượng liên quan đến dung dịch như: lượng (số mol) chất tan, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi, thể tích dung môi, để từ đó đáp ứng được yêu cầu pha chế một khối lượng hay một thể tích dung dịch với nồng độ theo yêu cầu pha chế. HS biết cách pha chế một dung dich theo những số liệu đã tính toán. B. Tiến trình dạy học: Tiết 64: 1. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nồng độ mol của dung dịch cho ta biết gì? Viết công thức tính nồng độ mol của dung dịch? GV cho HS ghi bài tập: ? Hãy tính toán khối lượng của chất tan và khối lượng của dung môi cần dùng. HS thực hiện. ? Từ số liệu vừa tính toán, hãy nêu cách pha chế dung dịch. ? Hãy tính toán số mol và tính ra khối lượng tương ứng của chất tan. HS thực hiện. ? Từ số liệu vừa tính toán, hãy nêu cách pha chế dung dịch. Hoạt động 1: quy tắc 2. Bài mới: I. cách pha chế một dung dịch theo nồng độ Bài tập 1: Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế: 100 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 15%. 100 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1,5M. a) Tính toán : Khối lượng của chất tan là: Khối lượng của dung môi là: mdm = mdd – mct = 100 – 15 = 85 (g). Cách pha chế : Cân lấy 15 g CuSO4 khan cho vào cốc có dung tích 100 ml. Cân lấy 85g nước cất, rồi đổ dần vào cốc và khuấy nhẹ. ĐƯợc 100g dung dịch CuSO4 15% b) Tính toán : Tính số mol chất tan: Khối lượng của 0,15 mol CuSO4 là: Cách pha chế : Cân lấy 24 g CuSO4 khan cho vào cốc có dung tích 100 ml. Đổ dần dần vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100ml dung dịch. Ta được 100ml dung dịch CuSO4 1,5M 3. Luyện tập tại lớp: - Học sinh làm bài tập 1 SGK trang 149. 4. Bài tập: - Học sinh làm bài tập 3 trang 149 SGK. Tiết 65: 1. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nồng độ mol của dung dịch cho ta biết gì? Viết công thức tính nồng độ mol của dung dịch? GV cho HS ghi bài tập: ? Hãy tính toán số mol của chất tan và thể tích của dung dịch cần dùng. HS thực hiện. ? Từ số liệu vừa tính toán, hãy nêu cách pha chế dung dịch. ? Hãy tính toán khối lượng có trong dung dịch 1,5%. ? Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế. HS thực hiện. ? Từ số liệu vừa tính toán, hãy nêu cách pha chế dung dịch. 2. Bài mới: II. cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước Bài tập 2: Có nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế: 100 ml dung dịch MgSO4 0,2M từ dụng dịch MgSO4 2M 150 g dung dịch CuSO4 1,5% từ dung dịch CuSO4 10% a) Tính toán: Tìm số mol chất tan có trong 100ml dung dịch MgSO4 0,2M Tìm thể tích dung dịch MgSO4 2M trong đó có chứa 0,02 mol MgSO4: Cách pha chế: Đong lấy 10ml MgSO4 2M cho vào cốc chia độ có dung tích 200 ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100ml và khuấy đều, ta được 100ml dung dịch MgSO4 0,2M. b) Tính toán: Tìm khối lượng CuSO4 có trong 150g dung dịch CuSO4 1,5% là: Tìm khối lượng dung dịch CuSO4 ban đầu có chứa 2,25 g CuSO4 là: Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế : Cách pha chế: Cân lấy 22,5 g dung dịch CuSO4 10% ban đầu, sau đó đổ vào cốc có dung tích 200ml. Cân lấy 127,5g nước cất sau đó đổ vào cốc đựng dung dịch CuSO4 10%. Khuấy đều ta được 150g dung dịch CuSO4 1,5%. 3. Luyện tập tại lớp: - Học sinh làm bài tập 2 SGK trang 149. 4. Bài tập: - Học sinh làm bài tập 4* và 5* trang 149 SGK.
Tài liệu đính kèm: