I/-MỤC TIÊU:
1/-Học sinh biết và hiểu thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là hiđrô và oxi, chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hiđrô và một phần oxi và tỉ lệ khối lượng là 8 oxi và một hiđrô.
2/-Kỹ năng: Quan sát hiện tượng thí nghiệm, viết PTHH.
3/-Thái độ: Học sinh có lòng tin vào khoa học.
II/-PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề , thuyết trình, vấn đáp.
III/-CHUẨN BỊ:
Dụng cụ điện phân nước bằng dòng điện.
Ngày dạy: TUẦN 27: Tiết 54: NƯỚC. I/-MỤC TIÊU: 1/-Học sinh biết và hiểu thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là hiđrô và oxi, chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hiđrô và một phần oxi và tỉ lệ khối lượng là 8 oxi và một hiđrô. 2/-Kỹ năng: Quan sát hiện tượng thí nghiệm, viết PTHH. 3/-Thái độ: Học sinh có lòng tin vào khoa học. II/-PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề , thuyết trình, vấn đáp. III/-CHUẨN BỊ: Dụng cụ điện phân nước bằng dòng điện. IV/-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/-Ổn định: Kiểm diện 2/-KTBC: 3/-Bài mới: *Hoạt động 1: Giáo viên: lắp thiết bị điện phân nước (pha thêm 1 ít H2SO4 để làm tăng độ dẫn điện của nước). Học sinh: Quan sát hiện tượng và nhận xét. Giáo viên: Tại cực âm có khí H2 sinh ra và tại cực dương có khí O2 sinh ra em hãy so sánh thể tích của H2 và O2 sinh ra ở 2 điện cực. *Hoạt động 2: Giáo viên mô tả thí nghiệm, nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận. -Khi đốt cháy hỗn hợp hiđrô oxi bằng tia lửa điện, có những hiện tượng gì? -Mực nước dâng lên có đầy ống không? -Khí O2, H2 có phản ứng hết không? -đưa tàn đóm vào phần khí còn lại, có hiện tượng gì? Vậy khí còn dư là khí nào? -Học sinh thảo luận để tính: +Tỉ lệ hoá hợp về khối lương giữa oxi, hiđrô. +Thành phần % về khối lượng của oxi, hiđrô trong nước. *Hoạt động 3: Giáo viên nêu câu hỏi: -Nước là hợp hợp chất tạo bởi những nguyên tố nào? -Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ về khối lượng và tỉ lệ thể tích như thế nào? -Rút ra công thức hoá học của nước. 4/-Củng cố và luyện tập: Bài tâp1:Tính thể tích khí hiđrô và khí oxi ở (đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 7,2 gam nước. Bài tập 2: Đốt cháy hh gồm 11,2 lít H2 và 1,68 (l) O2 (đktc) tính khối lượng nước tạo thành sau phản ứng kết thúc. 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: đọc bài đọc thêm. Làm bài tập 1,2,3,4/125. I/-Thành phần hoá học của nước: 1/-Sự phân huỷ nước: khi cho dòng điện 1 chiều chạy qua nước, trên bề mặt của 2 điện cực xuất hiện nhiều bọt khí thể tích H2 sinh ra ở điện cực âm gấp 2 lần thể tích khí O2 sinh ra ở điện cực dương. *Khi có dòng điện một chiều chạy qua nước bị phân huỷ thành khí hiđrô và oxi. -Thể tích khí hiđrô bằng 2 lần thể tích khí oxi. 2H2O (l) 2H2 (k) + O2 (k) 2/-Sự tổng hợp nước: Khi đốt bằng tia lửa điện, hiđrô và oxi đã hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích 2 : 1. 2H2 (k) + O2 (k) 2H2O.(h) Tính toán: a) Giả sử có 1 mol oxi phản ứng: ->mH2 phản ưng = 2 x 2 = 4g mO2 đã phản ứng :1x32=32(g) Vậy tỉ lệ hoá hợp về khối lượng giữa hiđro và oxi : b)Thành phần trăm về khối lượng: 3/-Kết luận: -Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđrô và oxi. -Tỉ lệ hoá hợp giữa hiđrô và oxi về thể tích là 2 : 1 và tỉ lệ về khối lượng là 8 phần oxi và 1 phần hiđrô. Vậy công thức hoá học của nước là H2O. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: