Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 23, 24

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 23, 24

Qua bài học học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức:

 - H/S biết dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào.

 - Biết vị trí của các kim loại trong dãy hoạt động hoá học.

 - H/S ghi nhớ 4 ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.

2. Kĩ năng:

 - Có kĩ năng tiến hành một số thí nghiệm nghiên cứu để rút ra kim loại hoạt động mạnh ,yếu và sắp xếp chúng.

 - Rèn kĩ năng vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để giải quyết những bài liên quan.

3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức thận trọng trong quá trình tiến hành thí nghiệm nghiện cứu.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1 - G/V: * Bộ dụng cụ, hoá chất cho 4 thí nghiệm:

 + TN1: - Một đinh sắt, một đoạn dây đồng

- Hai ống nghiệm riệng biệt đựng dd FeSO4 và dd CuSO4.

+ TN2: - Một mẩu dây đồng và một mẩu dây bạc.

- Hai ống nghiệm đựng 2 dd: CuSO4, AgNO3.

+ TN3: - Một đinh sắt, một đoạn dây đồng.

- Hai ống nghiệm đều đựng dd HCl

+ TN4: - Một mẩu Na, dd Phenolphtalein, một panh kẹp,

- Hai cốc nước cất.

ã Bảng phụ ghi nội dung 4 thí nghiệm.

ã Dãy hoạt động hoá học của kim loại

2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học

 

doc 7 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1004Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Ngày soạn: 01/11/2009
Tiết: 23
Ngày dạy: 09/11/2009
Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
	- H/S biết dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào.
	- Biết vị trí của các kim loại trong dãy hoạt động hoá học.
	- H/S ghi nhớ 4 ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
2. Kĩ năng:
	- Có kĩ năng tiến hành một số thí nghiệm nghiên cứu để rút ra kim loại hoạt động mạnh ,yếu và sắp xếp chúng.
	- Rèn kĩ năng vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để giải quyết những bài liên quan.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức thận trọng trong quá trình tiến hành thí nghiệm nghiện cứu.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: * Bộ dụng cụ, hoá chất cho 4 thí nghiệm:
	+ TN1: - Một đinh sắt, một đoạn dây đồng
Hai ống nghiệm riệng biệt đựng dd FeSO4 và dd CuSO4.
+ TN2: - Một mẩu dây đồng và một mẩu dây bạc.
Hai ống nghiệm đựng 2 dd: CuSO4, AgNO3.
+ TN3: - Một đinh sắt, một đoạn dây đồng.
Hai ống nghiệm đều đựng dd HCl
+ TN4: - Một mẩu Na, dd Phenolphtalein, một panh kẹp,
Hai cốc nước cất.
Bảng phụ ghi nội dung 4 thí nghiệm.
Dãy hoạt động hoá học của kim loại
2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
	?. Trình bày TCHH của kim loại, viết PTHH minh hoạ.
3. Nội dung.
- Mở bài: Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào? ý nghĩa của nó là gì? Bài học giúp chúng ta trả lời câu hoải đó. 
G/V
H/S
HĐ1. Tìm hiểu dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào:
 - G/V: Yêu cầu học sinh đọc nội dung 4 thí nghiệm SGK
- G/V: Treo bảng phụ có ghi nội dung 4 thí nghiệm.
- G/V: Y/C mỗi nhóm H/S tiến hành một thí nghiệm
- G/V: Lưu ý học sinh ở thí nghiệm 4 chỉ nên lấy một lượng nhỏ Na ( Bằng hạt đậu xanh)
- G/V: Yêu cầu nhóm một trình bày nội dung TN1: 
 + Hiện tượng ?
 + Giải thích ?
 + Kết luận ?
- G/V: Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng người ta xếp sắt đứng trước đồng:
 Viết: Fe, Cu.
- G/V: Yêu cầu nhóm hai trình bày nội dung TN2:
- G/V: Xếp: Cu, Ag.
- G/V: YC nhóm 3 trình bày TN3:
- G/V: Xếp các nguyên tố theo thứ tự:
 Fe, H, Cu.
- G/V: YC nhóm 4 trình bày TN4:
- G/V: Xếp: Na, Fe.
?. Căn cứ vào kết quả 4 TN em hãy sắp xếp các nguyên tố: Cu, Fe, Ag, Na, H. thành dãy có mức hoạt động hoá học giảm dần từ trái qua phải.
- G/V: Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau ngưới ta đã so sánh được mức độ hoạt động hoá học giữa các kim loại rồi xếp chúng thành một dãy và gọi là dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- G/V: Cho H/S quan sát dãy hoạt động hoá học của kim loại
HĐ2. Tìm hiểu dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
- G/V: Yêu cầu học sinh quan sát dãy hoạt động hoá học của kim loại rồi trả lời một số câu hỏi:
? Các K/L được sắp xếp như thế nào trong dãy hoạt động hoá học.
?. Kim loại ở vị trí nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
?. K/L ở vị trí nào phản ứng với dd axit ( HCl, H2SO4 loãng) giải phóng H2.
?. K/L ở vị trí nào đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối.
?. Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa gì?
I. Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào:
Một số thí nghiệm:
- H/S: Đọc nội dung 4 thí nghiệm
-H/S: Nhận dụng cụ hoá chất cho nhóm mình rồi tổ chức tiến hành thí nghiệm nhóm.
TN1: + Khi cho đinh sắt vào dd CuSO4 thấy màu xanh của dd nhạt dần, đồng thời có một lớp kim loại màu đỏ phủ ngoài đinh sắt.
+ Giải thích: Sắt đã đẩy đồng ra khỏi dd CuSO4.
PT: Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu
+ K/L: Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.
TN2: + Hiện tượng: Khi cho dây đồng vào dd AgNO3 thấy dd chuyển dần sang mày xanh lam đồng thời có một lớp kim loại màu trắng xám bám ngoài dây đồng
+ giải thích: Đồng đã đẩy bạc ra khỏi dd AgNO3.
+ Cu +2AgNO3 --> Cu(NO3)2 + 2Ag
+ K/L: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn bạc.
TN3:+ Hiện tượng: Khi cho sắt vào dd HCl thấy xuất hiện bọt khí
Cho Cu vào dd HCl không có hiện tượng gì.
+ G/T: Sắt đã đẩy H2 ra khỏi dd HCl
 Đồng không đẩy được H2 ra khỏi dd HCl.
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
+ K/L: Sắt HĐHH mạnh hơn Hidro
 Đồng HĐHH yếu hơn Hidro.
TN4: + HT: cho Na và Fe vào H2O thì chỉ có Na phản ứng tạo bọt khí, còn Fe thì không phane ứng.
+ 2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2
+ K/L: Na hoạt động hoá học mạnh hơn Fe
- H/S: Một H/S lên bảng xếp các nguyên tố vào một dãy, các H/S khác nhận xét, bổ sung.
 Na, Fe, H, Cu, Ag.
- H/S: Quan sát dãy hoạt động hoá học của kim loại và ghi nhớ vị trí của mỗi kim loại trong dãy.
II. Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
- H/S: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Các K/L được xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học .
+ K/L đứng trước Mg.
+ K/L đứng trước H2
+ Kể từ Mg
- H/S: Đọc nội dung kết luận SGK 
4. Củng cố – Luyện tập
- G/V: Cho H/S làm một số bài tập củng cố:
	Bài 1:
	Cho các kim loại: Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au.
	Kim loại nào tác dụng với:
	a, dd H2SO4 ( loãng)
	b, dd AgNO3. Viết PTHH.
	Bài 2:
	Hoàn thành các PTHH sau ( nếu có)
Zn + HCl --->
Al + Mg(NO3)2 --->
Fe + CuCl2 --->
Cu + FeSO4 --->
Ag + HCl --->
Zn + AgNO3 --->
Mg + H2SO4 (l) --->
Na + H2O --->
Zn + H2O --->
 ( Yêu cầu 3 học sinh lên bảng trình bày, H/S khác nhận xét bổ sung)
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học
	- Ghi nhớ dãy hoạt động hoá học và ý nghĩa của nó.
	- Làm các bài tập: 1 ----> 5/SGK/Tr 54
	15.5 ----> 15.21/SBT
Tuần:12
Ngày soạn: 01/11/2009
Tiết: 24
Ngày dạy: 11/11/2009
Nhôm
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học học sinh cần đạt được:
1. kiến thức:
- Biết được tính chất vật lý của kim loại Al
- Biết được tính chất hoá học của Al: Tính chất của kim loại và tính riêng 
- Biết ứng dụng và phương pháp sản xuất nhôm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết PTHH và làm các TN hoá học
3. Thái độ:
	- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các vận dụng sử dụng hàng ngày.
 B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V:* Hoá chất: Al bột, Al lá, CuCl2, NaOH đặc
 * Dụng cụ: 	- ống nghiệm, đèn cồn, bìa giấy
 - Sơ đồ điện phân Al2O3 nóng chảy
2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định lớp 	
2. Kiểm tra bài cũ 
? Nêu tính chất hoá học của kim loại? Viết PTPƯ
? Nêu dãy hoạt động hoá học của kim loại, ý nghĩa?
3. Bài mới 
- Mở bài: Nhôm là kim loại có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, vậy nhôm có những TCHH nào? và ứng dụng gì ......
G/V
H/S
HĐ1.Tìm hiểu tính chất vật lý của nhôm
- G/V: Yêu cầu HS quan sát dây nhôm, nhận xét tính chất vật lý
HĐ2. Tìm hiểu tính chất hoá học của nhôm.
?. Căn cứ vào TCHH chung của kim loại và vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hoá học hãy dự đoán TCHH của nhôm.
?. Để chứng minh cho nhận định ta cần tiến hành những thí nghiệm nào.
G/V: Định hướng, tổ chức cho H/S tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán.
TN1: Phản ứng của Al với phi kim ( O2 và Cl2)
TN2: Phản ứng của Al với với dd HCl.
TN3: Phản ứng của Al với dd CuSO4.
?. Qua kết quả TN của các nhóm em có kết luận gì? 
G/V: Ngoài thể hiện TCHH của một kim loại thì nhôm còn có TCHH gì khác.
- G/V: Yêu cầu học sinh đọc nội dung thí nghiệm 4/SGK
- G/V: Yêu cầu một nhóm đại diện trình bày hiện tượng TN và rút ra kết luận.
- G/V: liên hệ thực tế về hiện tượng đựng vôI vữa trong các thau bằng nhôm sẽ dẫn tới nhanh bị hỏng
?. Vậy qua nội dung 4 TN em có kết luận gì?
HĐ3. Tìm hiểu những ứng dụng và phương pháp sản xuất nhôm
?. Kể tên một số ứng dụng của nhôm trong đời sống sản xuất?
- G/V: bổ sung một số thông tin liên quan
- G/V: Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
?. Trong tự nhiên nhôm thường tồn tại ở dạng nào?
?. Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì?
?. Trình bày phương pháp sán xuất nhôm?
?. Viết PTHH điện phân nhôm oxit
G/V: cho H/S quan sát sơ đồ bể điện phân nhôm nóng chảy rồi giới thiệu qua sơ đồ.
I. Tính chất vật lý (SGK)
- H/S: Quan sát và nhận xét:
+Là chất rắn, màu trắng bạc, có ánh kim , nhẹ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
+ Dẻo, dễ dát mỏng
II. Tính chất hoá học.
- H/S: Đưa ra dự đoán của mình
- H/S: Trình bày tên một số thí nghiệm
- H/S: Làm thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên, mỗi nhóm một thí nghiệm rồi báo cáo trước lớp.
Yêu cầu: 
TN1: Nhôm cháy sáng tạo chất rắn màu trắng.
PT: 4Al + 3O2 à 2Al2O3
TN2: Nhôm tan trong dd HCl, xuất hiện bọt khí.
PT: 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2
TN3: Có lớp kim loại màu đỏ bám ngoài dây nhôm, màu của dd nhạt dần.
PT: 2Al + 3CuSO4 à Al2(SO4)3 + 3Cu
Kết luận: Nhôm mang đầy đủ TCHH của một kim loại
H/S: Đọc nội dung thí nghiệm rồi tổ chức làm thí nghiệm.
H/S: + Hiện tượng: Xuất hiện bọt khí, nhôm tan dần.
 +K/L: Nhôm tác dụng được với dd kiềm
Kết luận: Nhôm vừa mang TCHH chung của kim loại lại vừa thể hiện tính chất hoá học riêng.
III. ứng dụng:
H/S: Làm đồ dùng gia đình, Vật liệu xây dựng, dây dẫn điện...
IV. Sản xuất nhôm:
- H/S: Đọc thông tin SGK
+ Phần lớn tồn tại ở dạng oxit nhôm.
+ Quặng boxit
+ Điện phân nóng chảy Al2O3 có có criolit
2Al2O3 ------> 4Al + 3O2
4. Củng cố – Luyện tập
- Y/C H/S nhắc lại nội dung chính của bài:
	+ Tính chất vật lí
	+ tính chất hoá học
	+ Phương pháp sản xuất nhôm.
- Y/C H/S làm bài tập 3/SGK/Tr58.
	Trả lời: Không nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng vì trong nước vôi, vữa xây dựng có dd kiềm. dd kiềm sẽ phản ứng với nhôm làm phả huỷ các vật dụng làm bằng nhôm.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Xem lại nội dung bài học.
	- làm bài tập: 1,2,4,5,6/SGK/Tr58.
	 18.1 ----> 18.7/SBT
	- Đọc trước bài sắt.

Tài liệu đính kèm:

  • docT23 - T24.doc