Giáo án Hóa học 9 - Tiết 16: Phân bón hoá học

Giáo án Hóa học 9 - Tiết 16: Phân bón hoá học

I. Mục tiêu bài dạy.

* Kiến thức:Học sinh biết phân bón hoá học là gì? vai trò của các nguyên tố hoá học đối với đới sống cây trồng. Biết CTHH, tính chất của một số loại phân bón thường gặp.

* Kĩ năng:Các em phân biệt được một số loại phân bòn hoá học.

 Củng cố kĩ năng làm bài tập tính theo công thức hoá học.

* Thái độ:Các em thấy được tầm quan trọng của phân bón hóc học.

 II. Chuẩn bị.

* GV: Các mẫu phân bón hoá học, bảng phụ.

* HS:Sưu tầm chuẩn bị kiến thức về một số loại phân bón hoá học III. Tiến trình bài giảng.

1. ổn định lớp.

2. Kiểm tra?1: Em hãy cho biết cách khai thác và ứng dụng của muối NaCl.

?2: Bài tập 4 (SGK – Tr 36).

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 16: Phân bón hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2007
Ngày giảng:
 tiết 16: phân bón hoá học
I. Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức:Học sinh biết phân bón hoá học là gì? vai trò của các nguyên tố hoá học đối với đới sống cây trồng. Biết CTHH, tính chất của một số loại phân bón thường gặp.
* Kĩ năng:Các em phân biệt được một số loại phân bòn hoá học.
 Củng cố kĩ năng làm bài tập tính theo công thức hoá học.
* Thái độ:Các em thấy được tầm quan trọng của phân bón hóc học.
 II. Chuẩn bị.
* GV: Các mẫu phân bón hoá học, bảng phụ.
* HS:Sưu tầm chuẩn bị kiến thức về một số loại phân bón hoá học III. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra?1: Em hãy cho biết cách khai thác và ứng dụng của muối NaCl.
?2: Bài tập 4 (SGK – Tr 36).
3. Bài mới.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
Những nguyên tố hoá học nào là cần thiết cho sự phát triển của cây trồng?
Công dụng của các loại phân bón đối với cây trồng như thế nào?
Hoạt động 2:
GV: Em hãy cho biết thực vật có thành phần hoá học như thế nào?
HS: H2O, C, H,O, N, K, Ca, P
GV: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm?
HS: Xấp xỉ 90%.
GV: Các chất còn lại 10% là các chất khác trong đó C, H, O, N, P, K, Cachiếm khoảng 99% còn 1% là các nguyên tố vi lượng: B, Cu, Zn, Fe, Mn
 - Các nguyên tố hoá học có vai trò như thế nào đối với cây trồng?
HS: Đọc SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Hoạt động 3.
GV: Thế nào là phân bón đơn?
HS: Phân bón đơn là phân bón chỉ chứa 1 trong ba nguyên tố N, P, K
GV: Hãy cho ví dụ về một số loại phân bón đơ mà em biết.
HS: Đạm, lân, kali.
GV: Em biết những loại phân đạm nào? Chúng có những tính chất gì? (Mầu sắc, tính tan)
Loại phân đạm nào chứa nhiều N nhất?
Cách sử dụng như thế nào là hợp lý?
HS: Đạm urê 
GV: Cách bảo quản chúng như thế nào?
HS: Để kín nơi khô ráo thoáng mát.
GV: Hãy kể tên và ứng dụng của các loại phân lân mà em biết?
HS: Trả lời
GV: Phân ka li có tính chất và ứng dụng gì?
HS: Làm cho cây cứng cáp, quả chín đẹp
GV: Thế nào là phân vi lượng? Lờy ví dụ
- Nó có tác dụng gì?
I. Những nhu cầu của cây trồng.
1/ Thành phần của thực vật.
SGK
2/ Vai trò của các nguyên tố hoá học đối với thực vật.
SGK
II. Những phân bón hoá học thường dùng.
1/ Phân bón đơn.
a/ Phân đạm.
- Urê: CO(NH2)2, N chiếm 46 %
- Amôni nitrat: NH4NO3, Nchiếm 35%
- Amôni sunfat:(NH4)2SO4,N chiếm 21 %
b/ Phân lân.
- Phốt phát tự nhiên: Thành phần chính Ca3(PO4)2 không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
- Supe phôtphát là laọi phân bón đã qua chế biến hoá học, thành phần chính là Ca(H2PO4)2
c/ Kali
Thường dùng: KCl
2/ Phân bón kép.
Có chứa cá 2 hoặc 3 nguyên tố: N, P, K
3/ Phân vi lượng.
VD: Một số loại phân bón lá
4 Củng cố.Luyện tập.Kiểm tra đánh giá Bài tập 2 (SGK – Tr 39).
Bài tập 2 ( Trên bảng phụ).
Tính thành phần trăm của các nguyên tố có trong phân đạm urê
GV: Cho học sinh đọc mục em có biết (SGK – Tr 39)
5/Hướng dẫn học tập ở nhà BTVN: 2,3.
Hướng dẫn bài tập 2:Dùng dung dịch Ca(OH)2 đun nhẹ.
 - Ôn tập các kiến thức đã học.
 - Chuẩn bị giấy trong bút dạ.
 - Làm trước các bài tập trong bài “ Mối quan hệ giữa các laọi hựp chất vô cơ”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet16h.doc