Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 23: Dãy hoạt động hoá học của kim loại

Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 23: Dãy hoạt động hoá học của kim loại

I- MỤC TIÊU:

1- Học sinh biết dãy hoạt động của hoá học của kim loại

 -Học sinh hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.

2- Biết làm thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động mạnh và cách xắp xếp theo từng cặp, rút ra cách sắp xếp của dãy.

3- Thái độ : Lòng tin vào khoa học.

II- PHƯƠNG PHÁP:

 Thí nghiệm , vấn đáp

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 23: Dãy hoạt động hoá học của kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :
Tuần 12 : 
Tiết 23 : DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
I- MỤC TIÊU:
1- Học sinh biết dãy hoạt động của hoá học của kim loại 
	-Học sinh hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
2- Biết làm thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động mạnh và cách xắp xếp theo từng cặp, rút ra cách sắp xếp của dãy.
3- Thái độ : Lòng tin vào khoa học.
II- PHƯƠNG PHÁP:
 Thí nghiệm , vấn đáp 
III- CHUẨN BỊ : 
Dụng cụ: ống nghiệm, giá, cốc, kẹp gỗ.
 Hoá chất: Na, Fe, Cu, Ag, CuSO4 FeSO4, AgNO3, HCl, H2O, Phenol talein .
IV – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định : Kiểm diện
2. KTBC : 
Nêu tính chất vật lí của kim loại, viết PTHH minh hoạ
-1 học sinh sửa bài tập 2/51
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 :
GV Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1
Cốc 1: cho Na và nước có sẵn và giọt phenolein 
Cốc 2: Có nước và vài giọt phenolein sau đó cho đinh sắt vào .Nhận xét viết PTHH 
Thí nghiệm 2: 
Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa 2ml dd CuSO4 
Cho dây đồng vào ống nghiệm có chứa 2ml dung dịch FeSO4.
Sau mỗi thí nghiệm GV gọi học sinh ở các nhóm báo cáo.
- Hiện tượng.
- Nhận xét
- Viết PTHH
Thí nghiệm 3 : 
Cho đồng vào ống nghiệm có chứa 5ml dung dịch AgNO3.
Cho dây bạc vào ống nghiệm chứa 5ml CuSO4.
Thí nghiệm 4 :
Ống 1 : Cho đinh sắt vào HCl
Ống 2 : Cho đồng vào HCl
Gọi đại diện nhóm nêu :
- Hiện tượng 
- Nhận xét 
- Viết PTHH
Căn cứ vào 4 thí nghiệm 1, 2, 3, 4. em hãy xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần.
GV : bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo mức giảm dần mức độ hoạt động hoá học.
Hoạt động 2 :
Cho học sinh dựa vào 4 thí nghiệm để nêu ý nghĩa, của dây hoạt động hoá học.
4/-Củng cố và luyện tập: 
 Đọc ghi nhớ 
Bài tập: Cho các kim loại Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au. Kim loại nào tác dụng được với :
a/ Dung dịch H2SO4
b/ Dung dịch FeCl2
c/ Dung dịch AgNO3
Viết PTHH.
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 - Bài tập về nhà: 1,2,3,4,5/54 . Hướng dẫn làm bài tập 5 :Tìm số mol hiđro , viết PTHH của kẽm tác dụng với axit .
àsố mol kẽm àkhối lượng đồng .
Học sinh trả lời đúng (10đ)
a/ Mg + 2HCl à MgCl2 + H2
b/ Cu+ 2AgNO3à Ca(NO3)2+ 2Ag
c/ 2Zn + O2 à 2ZnO
d/ Cu + Cl2 à CuCl2
e/ 2K + S àK2S
I - DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI ĐƯỢC XÂY DỰNG NHƯ THẾ NÀO ?
Cốc 1. Na chạy trên mặt nước có khí thoát ra, dung dịch có màu đỏ.
Cốc 2: Không có hiện tượng 
* Nhận xét : Na bị phản ứng với nước sinh ra dung dịch bazơ nên làm phenolphtalein đổi sang đỏ.
to
2Na(r)+H2O(l)–>2NaOH(dd)+ H2(k)
Kết luận: Natri hoạt động hoá học mạnh hơn sắt ta xếp natri đứng trước sắt.
Thí nghiệm 2 :
Hiện tượng :
Ống nghiệm 1 : có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
Ống nghiệm 2 : Không hiện tượng.
* Nhận xét : Sắt đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối đồng.
PTHH : Fe+CuSO4 à FeSO4 + Cu
 (r) (dd) (dd) (r)
Kết luận : Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng. ta xếp sắt trước đồng.
Thí nghiệm 3 : 
Hiện tượng : Có chất rắn màu xám bám vào dây đồng, dung dịch chuyển màu xanh.
Ống nghiệm 2 : Không có hiện tượng
Nhận xét : Đồng đẩy bạc ra khỏi dung dịch muối bạc.
Cu+2AgNO3àCu(NO3)2+2Ag
 (r) (dd) (dd) (r)
- Bạc không đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối.
Kết luận : Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc. Ta xếp Cu trước Ag.
4/ Thí nghiệm 4 :
Hiện tượng :
Ống 1 : có nhiều bọt khí thoát ra
Ống 2 : Không có hiện tượng.
 Nhận xét : Sắt đẩy hidrô ra khỏi xit.
PTHH : Fe+2HClàFeCl2+H2
 (r) (dd) (dd) (k)
Kết luận : Ta xếp sắt đứngtrướchidrô, đồng đứng sau hidrô.
Na, Fe, H, Cu, Ag
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
II- Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào ?
Mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.
Kim loại đứng trước magiê phản ứng với nước tạo thành kiềm và giải phóng hidrô.
Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit giải phóng khí hidrô.
Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sua ra khỏi dung dịch muối (Trừ Na, K)
V/- RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET23.doc