Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 44: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 44: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

I- MỤC TIÊU :

1. Học sinh hiểu được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị, Cacbon hoá trị IV, Oxi hoá trị II, Hiđro I.

Hiểu được mỗi chất hữu cơ có 01 công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết xác định, các nguyên tử Cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch Cacbon.

2. Viết được công thức cấu tạo của một số chất đơn giản phân biệt được các chất khác nhau qua công thức cấu tạo.

3. Thái độ: Lòng tin vào khoa học , thích học tập bộ môn.

II- PHƯƠNG PHÁP:

Quan sát, thảo luận , vấn đáp.

III- CHUẨN BỊ :

 Mô hình phân tử.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1143Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 44: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
	Tuần 22 : 
Tiết 44 : CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I- MỤC TIÊU :
Học sinh hiểu được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị, Cacbon hoá trị IV, Oxi hoá trị II, Hiđro I.
Hiểu được mỗi chất hữu cơ có 01 công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết xác định, các nguyên tử Cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch Cacbon.
Viết được công thức cấu tạo của một số chất đơn giản phân biệt được các chất khác nhau qua công thức cấu tạo.
Thái độ: Lòng tin vào khoa học , thích học tập bộ môn.
II- PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, thảo luận , vấn đáp.
III- CHUẨN BỊ : 
	Mô hình phân tử.
IV – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định : Kiểm diện.
 2/ KTBC: 
	Gọi 02 học sinh lên làm bài tập 3, 4/ 108
Gọi học sinh nhận xét .
GV : nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới.
GV: Giới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 1 : 
GV. Yêu cầu học sinh xác định hoá trị của Cacbon, Hiđro trong các hợp chất sau: CO2, H2O, CH4, K2O 
Sau đó giáo viên thông báo hoá trị của các nguyên tố: C, H, N, O ... trong hợp chất hữu cơ và giới thiệu cách biểu diễn hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
GV thực hiện trên mô hình.
HS thực hiện trên mô hình.
Dựa vào mô hình học sinh rút ra kết luận về sự liên kết giữa các nguyên tử.
Giáo viên ghi ví dụ: C2H6, C3H8, C3H6, hãy cho biết các nguyên tố ở mỗi hợp chất trên có liên kết theo đúng hoá trị không?
HS: Biểu diễn các liên kết trong 3 phân tử trên.
GV: Gọi học sinh nhận xét.
GV: Nhận xét và nêu kết luận.
Giáo viên gọi 02 học sinh viết công thức cấu tạo của C2H6O .
HS nhận xét về trật tự liên kết trong 02 chất.
Giáo viên giải thích sự khác nhau về trật tự liên kết là nguyên nhân gây lên sự khác nhau về tính chất của chúng.
Hoạt động 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại 02 ý nghĩa của công thức phân tử, sau đó viết công thức C2H6O lên bảng và hỏi đó là chất gì?
HS trả lời.
Giáo viên rút ra nhận xét: Muốn biết tính chất của một chất hữu cơ cần phải biết rõ công thức cấu tạo.
4/-Củng cố và luyện tập: 
 - 01 học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Bài tập 1
- Bài tập 2
- Bài tập 4.
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 - Làm bài tập 3, 5/ 112
- Hướng dẫn bài 5.
 Gắn 
Theo PTHH –>
–>y=3
 12x+y=30
Bài tập 3. 
CH4 >CH3Cl >CH2CL2 >CHCl3
Bài tập 4.
%C=40% ; % H= 6,67%
O% = 53,33%.
I/ Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
1. Hoá trị và liên kết giữa các phân tử.
- Trong các hợp chất hữu cơ Cacbon có hoá trị IV, Hiđro hoá trị I, và oxi hoá trị II: - C - ; - H ; -O – 
- Như vậy, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng.Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nốigiữa hai nguyên tử.
2. Mạch Cacbon.
C2H6: H H
 H – C – C - H 
 H H
C3H8: H H H
 H – C – C – C – H 
 H H H
C3H6: H H
 C
 H – C – C – H 
 H H
Kết luận: Những nguyên tử Cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành Cacbon.
* Có 3 loại mạch: Mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
VD: H H
 H – C – C – O – H 
 H H Rượu Êtylic 
C2H6: H H
 H – C – O – C – H 
 H H 
 Dimetyl ête
 H H H H
 H – C – C – C – C – H 
 H H H H 
Bu tan
C2H6: H H H
 H – C – C – C – H 
 H C H
 H C H
 H
Isobutan
* Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
II/ Công thức cấu tạo.
Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo.
 VD: Công thức cấu tạo của Mêtan
C2H6: H 
 H – C – H Viết gọn CH4 
 H 
Rượu Êtylic 
C2H6: H H
 H – C – C – O – H 
 H H 
Viết gọn CH3 – CH2 – OH 
Như vậy: Công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
V – RÚT KINH NGHIỆM:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET44.doc