Giáo án lớp 2 - Tuần 21

Giáo án lớp 2 - Tuần 21

1. KT: Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa tự do tắm nắng mặt trời.

HSKK: Nắm chữ e

2. KN: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; Đọc rành mạch được toàn bài. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5.

* HSKG trả lời được câu hỏi 3.

 

doc 88 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2189Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
Tập đọc:
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I/ Mục tiêu :
1. KT: Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa tự do tắm nắng mặt trời.
HSKK: Nắm chữ e 
2. KN: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; Đọc rành mạch được toàn bài. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5.
* HSKG trả lời được câu hỏi 3.
HSKK: Luyện đọc chữ c 
* KNS: Thể hiện sự cảm thông; Tư duy phê phán.
3. TĐ: Hãy để cho chim tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa tự do tắm nắng mặt trời.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
- Gọi HS đọc bài Mùa xuân đến và trả lời câu hỏi tương ứng với đoạn 
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài (2’):
 Tuần này các em sẽ học tập đọc về chủ đề chim chóc .
2/ Luyện đọc( 33’):
2.1 Đọc diễn cảm cả bài.
Giọng đọc phù hợp với từng đoạn 
2.2 Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ 
a/ Đọc từng câu:
- Chú ý các từ: nở lồng, lìa đời, héo lả, long trọng, tắm nắng. 
b/ Đọc từng đoạn trước lớp:
- Hướng dẫn cách đọc.
- Ghi các câu để hướng dẫn luyện đọc Chim véo von mãi / rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm //
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Gọi từng nhóm đọc 
d/ Thi đọc giữa các nhóm 
- Hướng dẫn lại cách đọc 
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp lắng nghe 
- Nghe và quan sát tranh 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn 
- Luyện đọc từ khó 
- Nối tiếp nhau đọc tuèng đoạn trong bài 
- Luyện đọc các câu do GV hướng dẫn
- Đọc chú giải cuối bài 
- Các nhóm đọc từng đoạn, nhóm khác nhận xét 
- Các nhóm thi nhau đọc (từng đoạn hoặc cả bài).
TIẾT 2
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài (18’):
H: Trước khi bỏ vào lồng chim và hoa sống thế nào ?
H: Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm ?
H: Điều gì cho thấy cậu bé rất vô tình đối với chim với hoa ?
H: Hành động của các cậu bé gây ra
chuyện gì đau lòng ?
- Em muốn nói gì với các cậu bé .
4/ Luyện đọc lại (15’:
- Đọc lại lần 2 
C/ Củng cố dặn dò (5’):
- Nhận xét tiết học 
- Hãy bảo vệ chim và hoa 
- Chuẩn gị bài cho tiết học sau 
- Chim tự do bay nhảy hót véo von, sống trong một thế giới bao la. Cúc sống tự do bên bờ rào giữa đám cỏ dại. Nó tươi tắn và xinh xắn 
- Vì chim bị nhốt trong lồng 
* HSKG trả lời.
- Sơn ca chết, cúc héo tàn .
- Đừng bắt chim, đừng hái hoa 
- Lắng nghe 
- Vài em thi đọc truyện 
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu 
1. KT: Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng cách thực hành tính và giải toán .
HSKK: Nắm được một số chữ số và nắm cách viết chữ số 3.
2. KN: Thuộc bảng nhân 5.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có 1 phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.
* HSKG làm thêm BT5.
HSKK: Đọc được một số chữ số và viết chữ số 3.
3. TĐ: Hứng thú làm dạng toán vừa học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Giới thiệu bài (2’):
 Luyện tập 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập(33’):
 Bài 1: Phần a: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Kiểm tra việc ghi nhớ bảng nhân 5 của HS 
 Phần b: Cho HS tự làm rồi chữa bài . Giúp HS bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán (Chưa dùng tên gọi tính chất giao hoán) 
 Bài 2: Cho HS làm bài tập vào vở rồi trình bày theo mẫu 
 5x 4 – 9 = 20 – 9 
 = 11
 7 x 5 – 15 = 35 – 15 
 = 20 
 Bài 3: Cho HS tự đọc thầm rồi nêu tóm tắt (bằng lời ) và giải bài toán 
 Bài 5: 
C/ Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau. 
- Làm bài vào bảng con 
- Vài em đọc lại kết quả 
- Làm bài 
- Cùng GV sửa chữa 
- Làm vào vở và trình bày theo mẫu của GV
- Nêu tóm tắt và giải bài toán 
 Bài giải 
 Số giờ liên học trong mỗi tuần lễ là :
 5x 5 = 25 ( giờ )
 Đáp số : 25 giờ 
* HSKG làm.
Buổi chiều:
 Luyện từ và câu:
 TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC.
 ĐẶT VÀ TRẢ TỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU ?
I/ Mục tiêu:
1. KT: Mở rộng vốn từ về chim chóc 
HSKK: Nắm chữ e và viết chữ e.
2. KN: Xếp tên 1 số loài chim theo nhóm thích hợp (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu (BT2,3).
HSKK: Luyện viết chữ e.
3. TĐ: Hứng thú với dạng BT vừa làm.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh đủ 9 loài chim ở bài tập 1
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
 - Kiểm tra đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ khi nào ?
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài (2’):
 - Tiết hôm nay các em sẽ đặt và trả lờ câu hỏi ở đâu.
2/ Hướng dẫn làm bài tập (30’):
Bài 1: miệng 
 - Nêu yêu cầu 
 - Giới thiệu tranh ảnh về 9 loài chim 
 - Phát bút dạ và giấy khổ to 
 - Cùng lớp nhận xét chốt lại câu trả lời đúng 
Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
 - Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu ?
3/ Củng cố, dặn dò (2’):
 - Nhận xét tiết học 
 -Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về loài chim
 -Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- 2 cặp HS đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ khi nào ?
- Lắng nghe 
- Đọc yêu cầu 
- Xem tranh 
- Làm vào giấy khổ to 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Đọc yêu cầu 
- Cả lớp đọc thầm 
- Từng cặp HS hỏi – đáp
HS1: Bông cúc trắng mọc ở đâu ?
HS2: Bông cúc trắng mọc bên bờ rào.
- 1 em đọc yêu cầu của bài 
- 1 em đặt câu kể, 1 em đặt câu có cụm từ ở đâu ?
a.Sao chăm chỉ mọc ở đâu ?
b.Em ngồi ở đâu ?
c.Sách em để ở đâu ?
Tự nhiên xã hội:
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
1. KT: Hiểu 1 số hoạt động nghề nghiệp nơi mình sống.
2. KN: Nêu được 1 số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
* HSKG mô tả được 1 số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị. 
* KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
 3. TĐ: HS có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Hình vẽ trong SGK 
 - Tranh ảnh sưu tầm về nghề nghiệp và hoạt động chính của người dân.
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’) :
- Để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp các em phải làm gì ?
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài (2’):
 Cuộc sống xung quanh 
2/ Các hoạt động (22’):
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
 Bước : Làm việc theo nhóm 
- Cho HS xem tranh.
- Đến từng nhóm và có thể nêu câu hỏi gợi ý:
+ Những bức tranh trang 44, 45 diễn tả cuộc sống ở đâu ? Tại sao em biết ? 
+ Những bức tranh trang 46 ,47 diễn tả cuộc sống ở đâu ? tại sao em biết ? 
+ Kể tên các nghề nghiệp của người dân trong tranh từ hình 2 đến hình 8 trang 44, 45 và hình 2 đến 5 trang 46, 47.
Bước 2 : Cho các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ trả lời 1 câu hỏi.
* Kết luận: Những bức tranh trang 44, 45, thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân nông thôn, các vùng miền của đất nước. Những bức tranh trang 46,47 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt ở thành phố, thị trấn .
* Hoạt động 2: Nói về cuộc sống ở địa phương .
- Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh nói về cuộc sống hay nghề nghiệp ở địa phương 
- Cho đại diện nhóm lên trình bày tranh ảnh của mình trước lớp .
* Hoạt động 3: Vẽ tranh 
 Bước 1: Vẽ có thể là nghề nghiệp, chợ quê em, nhà văn hoá......
- Cho HS vẽ 
Bước 2: Cho HS dán tranh lên tường gọi một số em mô tả tranh
- Khen một số em vẽ tranh đẹp 
3/ Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị học tiết sau 
- Bám chắc người ngồi trước để đảm bảo an toàn 
- Lắng nghe 
- Quan sát tranh ở SGK và nói về những gì các em nhìn thấy trong tranh. 
- Các nhóm lên trình bày 
- Lắng nghe và bổ sng cho nhóm bạn.
- Lắng nghe.
- Sưu tầm tranh ảnh .
- Đại diện nhóm trình tranh ảnh .
- Nghe gợi ý .
- Vẽ tranh vào giấy 
- Dán tranh lên tường.
Đạo đức:
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I/ Mục tiêu : 
1. KT: Biết 1 số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
2. KN: Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, phù hợp hằng ngày.
* HSKG mạnh dạng khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hằng ngày.
* KNS: Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng.
 3. TĐ: quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp .
II/ Chuẩn bị :
- Tranh tình huống cho hoạt động 1 
- Phiếu học tập 
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài (2’) :
 2/ Các hoạt động (23’): 
Hoạt động 1: Thảo luận 
- Cho HS xem tranh 
- Giới thiệu tranh và hỏi: Trong giờ học vẽ Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm. Em hãy đoán xem Nam sẽ nói gì với bạn Tâm.
* Kết luận: Muốn mượn bút chì của bạn Tâm, Nam cần sử dụng những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng lịch sự như vậy là Nam đã tôn trọng bạn 
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
 - Cho HS xem tranh 
 - Các bạn trong tranh đang làm gì ?
 - Em có đồng tình với việc làm của các bạn không ? Vì sao ? 
* Kết luận: Việc làm trong tranh 2,3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ .
- Việc làm trong tranh 1 là sai vì bạn đó dù là anh nhưng muốn mượn đồ chơi của em để xem cũng phải nói cho tử tế .
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ .
 - Đánh dấu vào phiếu mà em cho là tán thành 
 - Phát phiếu cho HS 
* Kết luận : Ý kiến đ là đúng, ý kiến a, b, c, d là sai .
3/ Củng cố, dặn dò (3’):
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị cho tiết học sau 
- Lắng nghe .
- Quan sát tranh 
- Phán đoán nội dung tranh 
- Cả lớp phán đoán về các đề nghị 
- Lắng nghe .
- Xem tranh .
- Cả lớp cùng thảo luận 
- Một số HS trình bày trước lớp .
- Lắng nghe .
- Nhận phiếu và làm bài tập 
- Vài em đọc bài làm của mình ở phiếu 
Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012
Toán:
ĐƯỜNG GẤP KHÚC - ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
 I/ Mục tiêu : 
1. KT: Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
HSKK: Nắm được một số chữ số và nắm cách viết chữ số 3.
2. KN: Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
HSKK: Đọc được một số chữ số và viết chữ số 3.
3. TĐ: Hứng thú với dạng toán vừa học.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Mô hình đường gấp khúc gồm 3 đoạn 
 III/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/ Giới thiệu (8’): 
 Đường gấp khúc. Độ dài đường gấp khúc .
- Vẽ sẵn đường gấp khúc lên bảng, giới thiệu: Đây là đường gấp khúc ABCD (chỉ vào hình vẽ)
 - Hướng dẫn nhận dạng đường gấp khúc ABCD.
- Hướng dẫn HS biết độ dài đường gấp khúc 
- Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB; C; D 
2/ Thực hành (25’):
Bài 1: Nối các điểm để được đường gấp khúc.
Bài 2: Tính độ dài đường gấp khúc theo mẫu .
- HD mẫu.
Bài 3: Hướng dẫn cho HS bàng cách vẽ hình lên bảng.
3/Củng cố, dặ ... n ton.
- Biển to lớn thế, vẫn là trẻ con.
- Đọc thầm cả bài, suy nghĩ và lựa chọn 
- Nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nhìn trên bảng đọc bài.
- Xung phong đọc thuộc lòmg.
- Vài em đọc.
Toán:
 LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
1. KT: Củng cố 1 số dạng toán vừa học.
HSKK: Nắm được một số chữ số và nắm cách viết chữ số 3.
2. KN: Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu của phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản. 
- Biết giải bài toán có 1 phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Biết tìm số hạng trong 1 tổng; tìm thừa số.
* HSKG làm thêm BT3.
HSKK: Đọc được một số chữ số và viết chữ số 3.
3. TĐ: Hứng thú với dạng bài tập trên.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
- Kiểm tra bài tập số 2.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài (2’):
 Học bài Luyện tập chung.
2.Thực hành (30’):
Bài 1: Tính (theo mẫu)
- Hướng dẫn tính theo mẫu.
3 x 4 = 12 viết: 3 x 4 : 2 = 12 : 2 
12 : 2 = 6 = 6
- Cho cả lớp làm vào bảng con.
Bài 2:Tìm x:
 Hướng dẫn phân biệt tìm một số hạng trong một tổng và tìm một thừa số trong một tích.
Bài 3:Hình nào đã được tô màu?
Bài 4: 
- Hướng dẫn cách giải bằng hệ thống câu hỏi.
Bài 5: Hướng dẫn HS cách sắp xếp hình 
- Xếp mẫu.
3. Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Hai em đọc yêu cầu.
- Theo dõi mẫu.
- Làm vào bảng con.
- Đọc yêu cầu.
- Làm vào vở.
- Hskg.
- Trả lời miệng. (HSKG làm)
- Lắng nghe hướng dẫn cách giải.
- Cả lớp làm vào vở
 -Cả lớp cùng xếp.
Âm nhạc:
*********************
Thứ năm ngày 1 tháng 3 năm 2012
Toán:
GIỜ, PHÚT
I/ Mục tiêu: 
1. KT: Biết 1 giờ có 60 phút.
HSKK: Nắm được một số chữ số và nắm cách viết chữ số 3.
2. KN: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12,3,6.
- Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
- Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
HSKK: Đọc được một số chữ số và viết chữ số 3.
3. TĐ: Thích xem đồng hồ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mô hình đồng hồ bằng nhựa.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
 Tính : 5 x 6 : 3
 6 : 3 x 5
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài (10’’):
 Giờ, phút.
- Giới thiệu cách xem giờ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).
a. Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút.
- Viết: 1 giờ = 60 phút.
- Sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ để chỉ vào 8 giờ.
Hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Quay tiếp cho kim phút chỉ vào số 3 và nói. Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút, quay tiếp kim phút chỉ số 6 và nối 8 giờ 30 hay còn gọi là 8 giờ rưỡi.
b. Gọi HS lên bảng.
 - Đọc giờ, phút.
c. Yêu cầu HS lên bảng tự làm trên mô hình đồng hồ .
- Nêu : Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ, 10giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút 
2. Thực hành (20’)
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Đại diện mỗi nhóm 4 em lên làm.
Bài 2: Mỗi tranh vẽ ứng với đồng hồ nào?
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Treo tranh cho đại diện nhóm trình bày kết quả vừa thảo luận được.
Bài 3: Tính (theo mẫu):
- Hướng dẫn mẫu:
 1 giờ + 2 giờ = 3 giờ 
 5 giờ - 2 giờ = 3 giờ.
3. Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Hai em làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
- Lắng nghe.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ.
- Vài em quay tiếp đồng hồ và nêu giờ, phút.
- Vài em lên bảng làm, cả lớp theo dõi 
- Đọc yêu cầu.
- Mỗi nhóm 4 em lên bảng làm, cả lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Các nhóm nhìn sách và thảo luận.
- Đại diện nhóm xem tranh to và trả lời.
- Cùng cô giáo chốt lại ý đúng.
 + Hình C ứng với Mai ngủ dậy lúc 6 giờ.
 + Hình B ứng với Mai đến trường ...
 + Hình A ứng với Mai tan học...
 + Hình D ứng với Mai ăn sáng ...
- Đọc yêu cầu.
- Xem mẫu.
- Làm vào vở.
Mĩ thuât:
*****************
Tập viết 
CHỮ HOA : V
I/ Mục tiêu:
1. KT: Biết cách viết chữ hoa V.
HSKK: Nắm chữ e và viết chữ e.
2. KN: Viết đúng chữ hoa V (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Vượt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Vượt suối băng rừng (3 lần).
* HSKG viết đúng và đủ các dòng. 
HSKK: Luyện viết chữ e.
3. TĐ: Thích viết chữ hoa V.
II/ Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ V đặt trong khung chữ.
Viết sẵn chữ mẫu trên nền ô li.
Vở tập viết .
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Giới thiệu bài (2’):
 Viết chữ V và cụm từ ứng dụng: Vượt suối băng sông.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa (7’):
a. Hướng dẫn quan sát, nhận xét chữ V.
- Nêu cấu tạo, cách viết chữ hoa: V 
- Viết mẫu lên bảng .
b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- Uốn nắn cho em viết chưa đúng.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng (7):
a. Giới thiệu cụm từ:
 Vượt suối băng rừng.
- Giải thích cụm từ.
b. Quan sát cụm từ ứng dụng, nêu nhận xét.
- Gợi ý cho HS nêu nhận xét.
- Viết chữ Vượt lên bảng.
c. Hướng dẫn HS viết vào bảng con.
- Uốn nẵn cách viết cho em lúng túng.
4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết (21’):
- Nêu yêu cầu viết.
Theo dõi giúp đỡ em lúng túng.
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5 đến 7 bài và nêu nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét chung về tiết học.
- Khen những em viết đẹp.
- Tập viết thêm phần ở nhà.
- Theo dõi cách viết.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Vài em đọc cụm từ ứng dụng.
- Lắng nghe để hiểu ý nghĩa cụm từ.
- Nêu độ cao của các chữ, cách đặt dấu thanh và khoảng cách giữa các chữ.
- Theo dõi cách viết.
- Cả lớp tập viết vào bảng con.
- Luyện viết vào vở theo yêu cầu trên.
- Nộp vở cho giáo viên.
- Lắng nghe để rút kinh nghiệm.
Chính tả (nghe viết):
BÉ NHÌN BIỂN
I/ Mục tiêu:
1. KT: Hiểu nội dung bài CT.
HSKK: Nắm chữ e và viết chữ e.
2. KN: Nghe. Viết chính xác bài CT, trình bày đúng 3 khổ thơ 5 chữ.
- Làm được BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b.
HSKK: Luyện viết chữ e.
3. TĐ: Thích luyện viết chữ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh các loài cá.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
 Đọc: chịu trói, trùm, đỡ ngã, đổ.
B/ Bài mới:
1 .Giới thiệu bài(2’):
Nghe viết : Bé nhìn biển.
2. Hướng dẫn nghe viết (20’):
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc 3 khổ thơ đầu 
Hỏi :+ Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấy biển như thế nào ?
 +Mỗi dòng thơ có mấy tiếng .
 +Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở.
b. Đọc cho HS viết chính tả vào vở.
- Đọc to, rõ ràng, từng cụm, dòng thơ cho HS viết vào vở.
- Đọc lại bài lần cuối cho HS soát lại bài 
c. Chấm, chữa bài.
- Chấm 5 đến 7 bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập (10’):
Bài 2: 
- Cho HS xem tranh.
- Chia nhóm và cho các nhóm thảo luận 
Bài 3: 
- Chọn cho HS làm câu a.
- Cho cả lớp làm vào bảng con.
- Cùng lớp chốt lại lời giải đúng.
Chú - trường – chân.
4. Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Hai em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con .
- Hai em đọc lại .
- Biển rất to lớn, có nhuiững hành động giống như con người.
- Có 4 tiếng.
- Bắt đầu từ ô thứ 3.
- Lắng nghe và viết vào vở.
- Soát lại bài lần cuối.
- Nộp vở.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Đọc yêu cầu.
- Quan sát tranh.
- Thảo luận để thống nhất tên các loài cá.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Hai em chỉ tranh đọc lại kết quả.
- Đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào bảng con.
Thứ sáu ngày 2 tháng3 năm 2012
Toán:
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I/ Mục tiêu: 
1. KT: củng cố về xem đồng hồ.
HSKK: Nắm được một số chữ số và nắm cách viết chữ số 3.
2. KN: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12, 3,6.
- Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
- Nhận biết các khoảng thời gian 15’, 30’.
HSKK: Đọc được một số chữ số và viết chữ số 3.
3. TĐ: Thích xem đồng hồ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Mô hình đồng hồ. 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Giới thiệu bài:
 Thực hành xem đồng hồ.
2. Thực hành (35’):
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy gờ?.
Bài 2: Mỗi câu dưới đây ứng với đồng hồ nào?
- Cho HS làm nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Bài 3: Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:
- Cho HS lên thực hành trên mặt đồng hồ.
- Nhận xét hướng dẫn thêm.
3. Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Xem tranh đọc giờ trên mặt đồng hồ.
 4giờ 15phút; 1giờ 30phút
 9giờ 15phút 8giờ 30phút
- Đọc yêu cầu.
- Lập 4 nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời:
+ Câu a ứng với đồng hồ A.
+ Câu b ứng với đồng hồ D.
+ Câu c ứng với đồng hồ B.
+ Câu d ứng với đồng hồ E.
+ Câu e ứng với đồng hồ C.
+ Câu g ứng với đồng hồ G.
- Đọc yêu cầu.
- Quay kim trên mặt đồng hồ theo yêu cầu: 2giờ, 1giờ 30phút, 6giờ 15phút, 5giờ rưỡi.
Tập làm văn:
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý.
 QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI
I/ Mục tiêu:
1. KT: Biết cách đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường.
2. KN: Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường (BT1,2).
- Quan sát tranh về biển, trả lời được các câu hỏi trong tranh (BT3).
* KNS: Giao tiếp; lắng nghe tích cực.
3. TĐ: Hứng thú với dạng bài tập vừa làm.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Giới thiệu bài (2’):
Học bài đáp lời đồng ý, quan sát tranh trả lời câu hỏi.
2. Hướng dẫn làm bài tập (3o’):
Bài tập 1: 
Hỏi:+Hà cần nói với thái độ như thế nào?
 + Bố dũng nói với thái độ như thế nào?
Bài tập 2: 
- Khuyến khích nhiều em nói lời đồng ý 
- Lời của bạn Hương (tình huống a)
- Lời của anh (tình huống b).
Cần nói với thái độ như thế nào ?
- Khen những em đáp lời đồng đúng nghi thức, thể hiện thái độ lịch sự, chân thành.
Bài tập 3: Nhắc HS: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi .
Quan sát kỹ từng tranh, đọc câu hỏi và trả lời vào vở.
3. Củng cố,dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS tập đáp lời đồng ý đúng.
- Đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Lời Hà lễ phép.
- Lời bố Dũng niềm nở.
- Từng cặp HS đóng vai (bố Dũng, Hà).
- Cả lớp bình chọn cặp đối thoại đúng nhất.
- Đọc yêu cầu:
- Lắng nghe.
- Lời của bạn Hương biểu lộ sự biết ơn vì được Hương giúp đỡ .
- Lời của anh vui vẻ, biết ơn vì được em cho mượn đồ chơi.
- Vài cặp thực hành đóng vai.
- Đọc yêu cầu.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi vào vở.
- Vài em nối tiếp nhau đọc kết quả.
Chẳng hạn:
+ Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng.
+ Sóng biển xanh nhấp nhô.
+ Những cánh buồm đang lướt sóng, những cánh hải âu đang chao lượn.
Thể dục:
*********************
 SINH HOẠT LỚP
I/ Đánh giá tuần qua:
- Tổ trưởng đánh giá tình hình của tổ về các mặt:
+ Học tập 
+ chuyên cần 
+ Lao động 
+ Vệ sinh 
+ Nề nếp 
+ Các hoạt động khác .....
- Tổ trưởng đánh giá chung về tình hình của lớp.
- Giáo viên tổng kết lại các tình hình của lớp và:
+ Tuyên dương các việc làm tốt của cá nhân, tổ, lớp.
+ Nhắc nhở những việc làm chưa hoàn thành của cá nhân, tổ, lớp.
II/ Kế hoạch tuần tới:
 + Đi học chuyên cần.
 + Chăm học bài ở nhà, luyện đọc và viết nhiều hơn.
 + Lao động, vệ sinh sạch sẽ.
 + Tham gia các hoạt động đầy đủ.
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21-25.doc