Giáo án lớp 8 môn Sinh học - Trường THCS Núi Cấm

Giáo án lớp 8 môn Sinh học - Trường THCS Núi Cấm

1. Kiến thức :

- Học sinh nắm được khái niệm thoái hoá giống.

- Trình bày được nguyên nhân thoái hoá giống của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.

- HS trình bày được tạo dòng thuần ở cây ngô.

 2 . Kĩ năng : - Quan sát tranh hình hoạt động nhóm

 

doc 27 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Sinh học - Trường THCS Núi Cấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 – Tiết 37
NS : 	 Bài 34 : THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ 
ND : 	 GIAO PHỐI GẦN 
Lớp: 	
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
- Học sinh nắm được khái niệm thoái hoá giống. 
- Trình bày được nguyên nhân thoái hoá giống của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống. 
- HS trình bày được tạo dòng thuần ở cây ngô. 
 2 . Kĩ năng : - Quan sát tranh hình hoạt động nhóm 
 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
II. Đồ dùng dạy học.
 1. GV
_Tranh hình 34 sgk
_Tư liệu về hiện tượng thoái hoá.
 2. HS : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn tiết trước của GV.
III .Hoạt động dạy và học .
 1. KTBC
 _Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể gây đột biến ?
 _ Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lý và hoá học người ta thường sử dụng những phương pháp nào?
 _ Hãy nêu 1 vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống ?
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trả lời câu hỏi 
1. Hiện tượng thoái hoá ở thực vật và động vật
+ Hiện tượng thoái hoá ở thực vật động vật biểu hiện như thế nào ?
+ Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hoa ?ù
 +Tìm ví dụ về hiện tượng thoái hoá ?
+ GV yêu cầu học sinh khái quát kiến thức 
2. Khái niệm
_ GV nêu câu hỏi :
+ Thế nào là thoái hoá 
 + Giao phối gần là gì?
_GV gọi đại diện nhóm phát biểu nhóm khác theo doiõ bổ sung ’ Sau đó rút ra kết luận
- HS nghiên cứu sách giáo khoa + Quan sát hình thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
+Chỉ ra hện tượng thoái hoá
+Lí do thoái hoá ở thực vật , động vật
+ Hs nêu ví dụ : Hồng xiêm thoái hoá quả nhỏ , không ngọt 
- Đại diện HS trình bày ’ HS khác theo dõi bổ sung ’ Sau đó rút ra kết luận
* Tiểu kết
 1. Hiện tượng thoái hoá ở thực vật và động vật
 _Ở thực vật :cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ ’ chiều cao cây giảm, bắp dị dạng, hạt ít.
 _Ở động vật :thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai dị tật bẩm sinh
 _ Lý do thoái hoá : + Ở thực vật:do tự thụ phấn ở cây giao phấn
 + Ở động vật: do giao phối gần 
 2. Khái niệm
 - Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần bộc lộ tính trạng xấu năng suất giảm
 - Giao phối gần :là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹvới con cái
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
- GV nêu câu hỏi 
+ Qua các thế hệ tự thụ phấn ,giao phối cận huyết , tỉ lệ đồng hợp tử , dị hợp tử như thế nào ?
+ Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá
- GV mở rộng thêm : Ở 1 số ĐV TV cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá vì vậy có thể tiến hành giao phối gần.
- Học sinh nghiên cứu sgk thống nhất ý kiến trả lơiø câu hỏi 
+ Tỉ lệ đồng hợp tăng , dị hợp giảm 
+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu, Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện ’ Các gen lặn gặp nhau khi ở thể đồng hợp thì biểu hiện ra kiểu hình 
- HS rút ra KL
* Tiểu kết
 Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá là do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì quan hiều thế hệ tạo ra cá gặp gen động hợp lặn gây hại.
Hoạt động 3 :Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống
_GV nêu câu hỏi 
+Tại sao tự thụ bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái nhưng những phương này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống?
- Học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi yêu câù nêu 
+ Do xuất hiện cặp gen đồng hợp tử 
+ Xuất hiện tính trạng xấu 
+ Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu
+ Giữ lại tính trạng mong muốn tạo được dòng thuần
_Đại nhóm trình bày
* Tiểu kết 
_ Củng cố đặc tính mong muốn
_ Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp
_ Phát hiện gen xấu loại bỏ khỏi quần thể 
_ Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai
3. củng cố:
 -Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá ? Cho ví dụ?
 _Trong chọn giống người ta thường dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?
4. Hướng dẫn về nhà :
 _Học bài & trả lời câu hỏi sgk
 _ Xem bài mới : Bài 35 “Ưu thế lai”
 + Nêu khái niệm ưu thế lai , lai kinh tế?
+ Các biện pháp duy trì ưu thế lai , phương pháp tạo ưu thế lai ?
 + Phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta ?
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 19 – Tiết 38
NS : 	
 ND : 	 Bài 35 : ƯU THẾ LAI
Lớp: 	
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
- Học sinh nắm được 1 số khái niệm ưu thế lai , lai kinh tế 
 - Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai lí do không dùng ưu thế lai F1để nhân giống 
 - Các biện pháp duy trì ưu thế lai , phương pháp tạo ưu thế lai
 - Phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta
2 . Kĩ năng : - Quan sát tranh hình hoạt động nhóm 
 - Quan sát tổng hợp khái quát
 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức tìm tòi tôn trọng khoa học
II. Đồ dùng dạy học.
 1. GV
_ Tranh hình 35 sgk
 _ Tranh 1 số động vật như bò , lợn dê
 2. HS : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn tiết trước của GV.
III .Hoạt động dạy và học .
 1. KTBC
- Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá ? Cho ví dụ
- Trong chọn giống người ta thường dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1:Tìm hiểu hiện tượng ưu thế lai
- GV nêu câu hỏi 
+ So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây F1 trong hình 35 sgk
GV nhận xét và cho học sinh biết hiện tượng trên gọi là ưu thế lai
+ Ưu thế lai là gì ?
 + Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất?
+Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần quấcc thế hệ ?
 + Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì ?
- HS quan sát hình thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
 + HS nêu được:
 — Chiều cao thân cây
 — Chiều dài bắp số lượng hạt
 — Thân và bắp ngô có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ
+ Đại diện HS trả lời
+ Ưu thế lai rõ vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1
+ Các thế hệ sau giảm do tỉ lệ do tỉ lệ dị hợp giảm 
+ Nhân giống vô tính
- Đại diện nhóm trả lời nhóm khác thae dõi nhận xét bổ sung sau đó rút ra kết luận 
* Tiểu kết : 
 _ Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹvề sinh trưởng, phát triển khả năng chống chịu, năng suất chất lượng.
 _ Cơ sở di truyền của hiên tượng ưu thế lai
 + Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp ) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở tính trạng dị hợp ’ chỉ biểu hiện tính trạng trội
 + Tính trạng số lượng (hình thái , năng suất )do nhiều gen trội qui định
 VD: Aabbcc X aaBBCC con lai F1 có kiểu gen AaBbCc
Hoạt động 2: Các phương pháp tạo ưu thế lai
- GV giới thiệu : người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi 
- GV? 
+ Con người tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào? Nêu ví du?
+ Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng cách nào ? cho ví dụ
+Tại sao không dùng con lai
 kinh tế để nhân giống?
- GV gọi đại diện nhóm trả lời nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung sau đó rút ra kết luận? 
- HS nghiên cứu sgk thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
+ có 2 phương pháp :lai khác dòng và lai khác thứ 
+ HS quan sát tranh trả lời câu hỏi :
 — Phép lai kinh tế 
 — Aùp dụng ở lợn , bò
+ Nếu nhân giống thì thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện tính trạng
- Đại diện nhóm trả lời nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung sau đó rút ra kết luận
* Tiểu kết
1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng 
 _ Lai khác dòng : tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau
 VD:Ở ngô tạo được ngô năng suất cao hơn 25-30 %so với giống hiện có 
 _ Lai khác thứ : để kết hợp giữa tạo ưuthế lai và tạo giống mới 
2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi 
 _Lai kinh tế :làcho giao phối giữa hai loại vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai f1 làm sản phẩm 
 VD: Lợn ỉ móng cái x với lợn đại bạch ’ lợn con mới sinh nặng 0,8kg tăng trọng nhanh tỉ lệ nạc cao
 3. Củng cố:
 _ Ưu thế lai là gì ?Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?
 _ Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào
 4. Hướng dẫn về nhà :
 _Về nhà học bài , trả lời câu hỏi sgk
 _ Xem bài mới Bài 36 : “CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC”
 + Nêu những ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc này
 + Trìmh bày phương pháp chọn lọc cá thể , những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt , thích hợp sử dụng đối với đối tượng nào
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 20 – Tiết 39
NS : 	
 ND : 	 Bài 37 : CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
Lớp: 	
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
- Học sinh trình bày được phương pháp chọn hàng loạt 1 lần và nhiều lần thích hợp cho sử dụng đối với đối tượng nào
- Những ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc này
- Trìmh bày phương pháp chọn lọc cá thể , những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt , thích hợp sử dụng đối với đối tượng nào
2 . Kĩ năng : - tổng hợp , kháiquát, hoạt động nhóm
 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức lòng yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học.
 1. GV : _ Tranh sgk hình 36.1 và 36.2
 2. HS : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn tiết trước của GV.
III .Hoạt động dạy và học .
 1. KTBC
_ Ưu thế lai là gì ?Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?
_ Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1:T ìm hiểu vai trò của chọn lọc trong chọn giống
-  ... heo dõi trả lời tiếp câu hỏi
Aùnh sáng tăng dần trong ngày vào buổi trưa rồi lại giảm.
Hè dài hơn đông , mùa đông nhiệt độ xuống thấp, hè cao
- Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác theo dõi bổ sung
* Tiểu kết 
- Nhân tố vô sinh : + Khí hậu gồm :nhiệt độ , ánh ,sáng , gió..
 + Nứơc: ngọt ,mặn ,lợ
 + Địa hình :độ cao ,loại đất
- Nhân tố hữu sinh : + Nhântố sinh vật: các VSV ,nấm , thực vật ,động vật
+ Nhân tố con người :
 * Tác đôïng tích cực :cải tạo, nuôi dưỡng , lai ghép
 * Tác động tiêu cực :săn bắn, đốt phá
- Các nhân tố sinh thái tác động lên môi trường thay đổi theo từng môi trường và thời gian
Hoạt động 3: Tìm hiểu giới hạn sinh thái
- GV nêu 1 số câu hỏi 
+ Cá rô phi ở việt nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào ?
+ Tại sao ngoài nhiệt độ 42 và 5 độ thì cá rô phi chết ?
- GV? Từ các ví dụ trên em có nhận xét gì về khả năng chịu đựng của sinh vật với mỗi nhân tố sinh thái ?
- GV yêu cầu học sinh rút ra kết luận 
- HS quan sát hình 41.2 sgk trang 120
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến nêu được 
+ 5 -----42 độ 
+ Từ 20----35 độ
 + Vì quá giới hạn chịu đựng
- Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác theo dõi bổ sung
* Tiểu kết : Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
3 . Kiểm tra đánh giá
 _ Phân biệt các nhân tố sinh thái ?
 _ Môi trường sống của sinh vật là gì?
 _ Thế naò là giơi hạn sinh thái? cho ví dụ
4 .Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài & Trả lời câu hỏi sgk 
 - Xem bài mới : Bài 42 “Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật “
 + Chuẩn bị : kẻ bảng 42.1 trang 123 vào vở
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 22 – Tiết 44
NS : 	 Bài 42 : ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG 
ND : 	 SINH VẬT
Lớp: 	
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
- Học sinh nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẩu sinh lí và tập tính sinh vật
 - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi tưưòng
 2 . Kĩ năng : - Hoạt động nhóm , khái quát quá, phát triển tư duy, lôgic
 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. Đồ dùng dạy học.
 1. GV
- Tranh hình SGK
- Một số cây : lá lốt , cây lúa 
- Cây lá lốt trồng ngoài sáng.
 2. HS : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn tiết trước của GV.
III .Hoạt động dạy và học .
 1. KTBC
 - Môi trường sống là gì ? Phân biệt các nhân tố sinh thái ?
 - Thế nào là giới hạn sinh thái ? cho ví dụ ?
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1: Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật 
_GV nêu vấn đề :ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây như thế nào?
_GV cho học sinh quan sát cây cây lá lốt và cây lúa ..
- GV? Giải thích sự sắp xếp lá trên thân của cây lúa và cây lá lốt 
_ Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá trên cây nói lên điều gì ?
_ Người ta phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng dựa vào tiêu chuẩn nào ?
- Em hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưa bóng ?
_ Trong nông nghiệp người nông dân đã ứng dụng điều này vào sản xuất ntn?
Và có ý nghĩa gì ?
- GV gọi đại diện nhón phát biểu nhóm khác theo dõi bổ sung .
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1 
 - HS quan sát dưới sự hướng dẫn của GV 
 + Ánh sáng ảnh hưởng tới quang hợp 
+ Cây lá lốt xếp ngang nhận nhiều ánh sáng 
 + Cây lúa lá xếp nghiêng tránh tia nắng chiếu thẳng góc 
’ Giúp thực vật thích nghi với môi trường 
_ Dựa vào điều kiện thích nghi cảu chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường 
 - Đại diện HS cho VD
_ Trồng xen kẽ cây để tăng năng suất và tiết kiệm đất 
VD: trồng đỗ với cây ngô 
-Đại diện nhón phát biểu nhóm khác theo dõi bổ sung sau đó rút ra kết luận 
* Tiểu kết 
- Aùnh sáng ảnh hưởng tới hoạt đôïng sinh lí của thực vật như quang hợp hô hấp và hút nước của cây 
+ Nhóm cây ưa sáng gồm những cây sống nơi quang đãng 
 + Nhóm cây ưa bóng gồm ngững cây sống nơi ánh sáng yếu dưới tán cây khác
Hoạt động 2: Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật 
- GV cho HS nghiên cứu thí nghiệm sách giáo khoa trả lời câu hỏi 
+ Aùnh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào ?
+ Kể tên những động vật thưòng kiếm ăn vào lúc chập tối , ban đêm , buổi sáng ban ngày ?
+ Tập tính kiếm ăn và nơi ở liên quan với nhau như thế nào ?
GV thông báo thêm gà đẻ trưng ban ngày vịt ban đêm 
+ mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng cá chép đẻ trứng sớm hơn 
- Từ những ví dụ trên em hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật ?
- Trong chăn nuôi người ta dùng biện pháp gì để tăng năng suất ?
- Gv gọi đại diện nhón phát biểu nhóm khác theo dõi bổ sung
- Học sinh nghiên cứu thí nghiệm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
+ Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu 
+ Nơi ở phù hợp với tập tính kiếm ăn
 + VD: loài ăn đêm hay ở trong tối 
 + Chiếu sánh để cá đẻ 
- Tạo ngày nhân tạo để gà vịt đẻ nhiều trứng 
- Đại diện nhón phát biểu nhóm khác theo dõi bổ sung sau đó rút ra kết luận
* Tiểu kết :
- Aùnh sánh ánh hưởng tới các hoạt động của động vật . Nhận biết định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng , sinh sản
+ Nhóm động vật ưa sáng gồm những hoạt động ban ngày 
+ Nhóm động vật ưa tối gồm những động vật hoạt động về ban đêm sống trong hang hay hốc đất
3 . Kiểm tra đánh giá
 _Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng ?
 _Điền vào bảng 
TÊN CÂY
ĐẶC ĐIỂM
NHÓM CÂY
 _ Aùnh sáng có ảnh hưởng tới đời sống động vật như thế nào ?
4 .Hướng dẫn về nhà:
 _Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa 
 _ Đọc mục em có biết 
 _ Xem bài mới “Aûnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật”
 + Kẻ bảng 43.1 và 43.2 vào vở bài tập
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 23 – Tiết 45
NS : 	 Bài 43 : ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ND : 	 ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
Lớp: 	
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
- Trình bày được sự ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ, độ ẩm đến đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
 2 . Kĩ năng : - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm, làm việc với SGK
 3. Thái độ : - GD ý thức bảo vệ TV trước những tác động của MT
II. Đồ dùng dạy học.
 1. GV
_ Hình 41,2,3 SGK,
- Bảng phụ
 2. HS : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn tiết trước của GV.
III .Hoạt động dạy và học .
 1. KTBC
 _ Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng 
 _ Aùnh sáng có ảnh hưởng tới đời sống động vật như thế nào ?
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1: Aûnh Hưởng Của Nhiệt Độ Lên Đời Sống SV:
- Trong chương trình sinh học lớp 6 em đã học quá trình QH & HH của TV chỉ có thể diễn ra bình thường trong điều kiện MT ntn?
Bổ sung: Cây chỉ QH & HH tốt ở nhiệt độ 20 – 30oC , cây ngừng QH & HH ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (hơn 40oC )
_ YC: QS H. 43.1,2 SGK + N/c TT SGK à TL câu hỏi:
+ SV có thể sống được trong phạm vi nhiệt độ ntn?
_ Nhận xét, bổ sung: căn cứ vào sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thích nghi với môi trường sống người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:
+ SV biến nhiệt và SV hằng nhiệt.
_ YC: vận dụng hiểu biết về SV biến nhiệt & hằng nhiệt hoàn thành bảng 43.1 SGK.
_ Nhận xét thông báo đáp án đúng.
_ Liên hệ kiến thức cũ à TL:
+ ở nhiệt độ 20 – 30oC
_ QS tranh + NC TT sgk à TL:
 + Đd nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung:
- Phần lớn SV sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC, một số SV sống ở nhiệt độ rất cao ( 70 – 90oC: VK sống ở suối nước nóng) – hoặc rất thấp ( ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ – 27o C )
_ TLN à hoàn thành bảng 43.1,
_ Đ/ d nhóm hoàn thành bảng.
+ Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Nhóm SV
Tên SV
MT sống
SV biến nhiệt
. VK cố định đạm
. Cây lúa
. ếch
. Cá chép
. Rễ cây họ đậu
. Ruộng lúa
. Hồ, ao, ruộng
.Ao hồ, sông
SV hằng nhiệt
. Thỏ
. Chim bồ câu
.Vịt xiêm
. Rừng, nuôi ở nhà
. Rừng, nuôi ở nhà.
. Nuôi ở nhà 
* Tiểu kết 
_ Nhiệt độ của MT có ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí của SV 
_ Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50o C. Tuy nhiên cũng có một số loài nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hay rất cao. SV được chia thành 2 nhóm:
+ SV hằng nhiệt: chim, thú, con người 
+ SV biến nhiệt: VK, nấm, TV, ĐVKXS, cá, ếch, nhái, bò sát
Hoạt động 2: Aûnh Hưởng Của Độ Aåm Lên Đời Sống SV:
_ Y/C: NC TT + QS H.43.3 SGK TL câu hỏi:
+ Độ ẩm ảnh hưởng ntn đến đời sống SV?
+ Nx, bổ sung: TV chia thành 2 nhóm: TV ưa ẩm & TV ưa hạn; ĐV cũng chia thành 2 nhóm: ĐV ưa ẩm & ưa khô.
_ YC hoàn thành bảng 43.2 SGK
_ Nhận xét, tổng kết.
_ N/c TT + QS hình à TLN à TL:
+ Độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của SV: có SV thường xuyên sống trong nước hoặc MT ẩm ướt, có SV sống nơi khí hậu khô.
_ Đd nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung.
_ TLN à Hoàn thành bảng.
+ Đd nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. à kết luận
Các nhóm SV
Tên SV
Nơi sống
. TV ưa ẩm
. Lúa nước
. Dương xỉ
. Ruộng
. Dưới tán rừng 
. TV chịu hạn
. Xương rồng
. Thuốc bỏng
. Hoang mạc
. Nơi khô
. ĐV ưa ẩm
. Giun đất
. Eách nhái
. Trong đất ẩm
. Ven bờ nước ao, hồ
. ĐV ưa khô
. Thằn lằn bóng
. Lạc đà
. Vùng cát khô
. Sa mạc.
* Tiểu kết 
_ TV & ĐV đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với mt & độ ẩm khác nhau , TV chia thành 2 nhóm; ĐV cũng chia thành 2 nhóm: ĐV ưa ẩm & ưa khô.
3. Củng cố 
_ Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật như thế nào ?Cho ví dụ
_ Tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào ?
4. Hướng dẫn về nhà
_ Học bài , trả lời câu hỏi sgk
_ Đọc mục em có biết 
_ Xem bài mới “ 
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 CKTKN.doc