Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 14 - Tiết thứ 28 - Bài 26: Vùng duyên hải nam Trung Bộ

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 14 - Tiết thứ 28  - Bài 26: Vùng duyên hải nam Trung Bộ

1. Về kiến thức:

- HS cần hiểu được Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng lớn về kinh tế biển.Thông qua việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế HS nhận thức được sự chuyển biến mạnh mẽ trong kinh tế cũng như xã hội toàn vùng.

- Nắm được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động mạnh đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2014Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 14 - Tiết thứ 28 - Bài 26: Vùng duyên hải nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết ppct: 28
Ngày soạn: 12 tháng 11 năm 2008
Ngày day: 21 tháng 11 năm 2008
BÀI 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Về kiến thức:
- HS cần hiểu được Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng lớn về kinh tế biển.Thông qua việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế HS nhận thức được sự chuyển biến mạnh mẽ trong kinh tế cũng như xã hội toàn vùng.
- Nắm được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động mạnh đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng kết hợp kênh chữ với kênh hình để tìm kiến thức, phân tích giải thích một số vấn dề quan tâm trong điều kiện cụ thể của Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đọc xử lí các số liệu và phân tích quan hệ không gian:đất liền- biển và đảo, Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên
3. Về tư tưởng: 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, 
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu tham khảo:
	- Sách địa lý kinh tế Việt Nam, SGK, SGV.
 2. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp.
 3. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam 
- Một số tranh ảnh vùng 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định:
	9A1  	9A4 .......................................
9A2  	9A5 .
 	9A3  	9A6 .
 2. Kiểm tra bài cũ:
1. Điều kiện tự nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội?
2. Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có những đặc điểm gì?
 3. Bài mới:
* Trong công cuộc đổi mới Duyên Hải Nam Trung Bộ có bước tiến đáng kể theo hướng khai thác thế mạnh kinh tế biển, phát huy sự năng động cua dân cư trong nền kinh tế thị trường. Thành tựu này được thể hiện qua các nghành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
 GV yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm khí hậu và địa hình của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
+ Nông nghiệp
- Dựa vào hình 26.1, nhận xét tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của vùng? 
- Sản xuất nông nghiệp còn gặp những khó khăn gì?
- Vì sao nghề chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng đánh bắt thủy sản là thế mạnh của vùng?
-> Thuỷ sản 521,1 nghìn tấn chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản cả nước.
- Quan sát hình 26.1, hãy xác định các ngư trường ven bờ và trên Biển Đông. Bằng sự hiểu biết, hãy giải thích vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối và đánh bắt thủy sản biển?
+ Công nghiệp:
- Dựa vào số liệu trong bảng 26.2, hãy nhận xét tình hình phát triển công nghiệp của vùng so với cả nước? (kém) 
- Nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước?
Bảng 26.3. Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng, của cả nước thời kỳ 1995 – 2002(Nghìn tỉ đồng)
 Năm
 Vùng
1995
2000
2002
Duyên hải Nam Trung Bộ
5,6
10,8
14,7
Cả nước
103,4
198,3
261,1
+ Dịch vụ:
- Quan sát hình 26.1, hãy kể tên các hải cảng. Giải thích tầm quan trọng của các cảng?
- Hoạt động dịch vụ ở vùng này như thế nào?
- Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền trung:
- Tìm trên lược đồ (hình 26.1) vị trí địa lý của các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.(cho HS thảo luận về tầm quan trọng của 3 TP’ này đối với Tây Nguyên, bài 6)
- Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?
-> Đà Nẵêng là đầu mối giao thông quan trọng ở Tây Nguyên theo quốc lộ 14 để đi ra Bắc và một số khu vực khác.
-> Quy Nhơn là cửa ngõ của Gia Lai và Kon Tum qua quốc lộ 26 -> quốc lộ 25 nối các tỉnh Tây Nguyên và 3 tỉnh phía hạ Lào, 3 tỉnh Đông Bắc Campuchia. 
- Kể tên các vùng trọng điểm kinh tế miền Trung? Nêu tầm quan trọng của các vùng trọng điểm này?
IV. Tình hình phát triển kinh tế 
1. Nông nghiệp 
 - Chăn nuôi gia súc lớn chủ yếu là chăn nuôi bò đàn
- Thuỷ sản chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản cả nước.(2002) 
- Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản khá phát triển nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
2. Công nghiệp 
- SXCN còn chiếm tỷ trọng nhỏ (14,7nghìn tỷ đồng – trong đó cả nước là 261,1nghìn ty năm 2002û), nhưng tốc độ tăng trưởng khá cao.
- Cơ cấu công nghiệp của vùng bước đầu được hình thành và khá đa dạng 
- Một số cơ sở khai thác khoáng sản: cát (Khánh Hoà), titan (Bình định)
- Trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp: đà Nẵng, Quy Nhơn.
3. Dịch vụ 
- Các TP’ cảng biển vừa là đầu mối giao thông thuỷ bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.
Du lịch là thế mạnh của vùng các bãi biển nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né Phố cổ Hội An, và di tích Mỹ Sơn 
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm:
- Các trung tâm kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ đều là TP’ biển, hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch nhộn nhịp.
- Các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
4. Củng cố
1. Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng biển như thế nào? 
2. Kể tên các vùng trọng điểm kinh tế miền Trung? 
 - Nêu tầm quan trọng của các vùng trọng điểm này?
5. Hướng dẫn bài về nhà: 
- Chuẩn bị bài sau: Bài 27
- Hướng dẫn làm bài tập số 2: 
 6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14 TIET 28 BAI 26.doc