Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 28: Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (tiết 2)

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 28: Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (tiết 2)

 A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được khái niệm về trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí.

2. Kĩ năng: Biết xử sự đúng với các qui định của PL. Phân biệt được hành vi tôn trọng và vi phạm PL để có thái độ và cách xử sự phù hợp.

3. Thái độ: Hình thành ý thức tôn trọng PL, nghiêm chỉnh chấp hành PL; Tích cực ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2044Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 28: Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 28: Bài 15 VI PHẠM PHÁP LUẬT
 VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN(T2)
Ngày soạn:23/3
Ngày dạy: 24/3	
	A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được khái niệm về trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí.
2. Kĩ năng: Biết xử sự đúng với các qui định của PL. Phân biệt được hành vi tôn trọng và vi phạm PL để có thái độ và cách xử sự phù hợp.
3. Thái độ: Hình thành ý thức tôn trọng PL, nghiêm chỉnh chấp hành PL; Tích cực ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
	B. Phương pháp:
	Kích thích tư duy,
	Giải quyết vấn đề, 
	Thảo luận nhóm..
	C. Chuẩn bị của GV và HS:
	1. GV: Sách GV, SGK GDCD lớp 9, các bộ luật HS, DS, HC....
	2. HS: Chuẩn bị các điều kiện để sắm vai.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định tổ chức:( 2 phút)
	II.Bài cũ:( 5 phút) 
	1. Vi phạm PL là gì? Có mấy loại vi phạm PL?.
	2. Hãy nêu những dấu hiệu vi phạm PL?.
	III. Bài mới: 
	1. Đặt vấn đề:(2 phút) Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
	2. Triển khai bài:
*HĐ1: (12 phút)HD học sinh tìm hiểu khái niệm về trách nhiệm pháp lí.
Gv: Yêu cầu HS xem lại phần ĐVĐ ở sgk.
Gv: Hãy nêu trách nhiệm pháp lí của từng hành vi?.
Gv: Nêu một số hành vi vi phạm PL và biện pháp xử lí mà em được biết trong thực tế cuộc sống?.
( - Cải nhau gây mất trật tự, lấn chiếm vĩa hè -> Vi phạm hành chính-> Xử phạy hành chính.
- Trộm xe máy,Cướp giật TS-> Vi phạm hình sự->Hình phạt của bộ luật hình sự.
- Mượn xe máy để đặt lấy tiền-> Vi phạm dân sự-> Bồi thường dân sự.
- Viết vẽ bậy lên tường của lớp học..-> Vi phạm kỉ luật-> Phê bình trước lớp, trường..)
Gv: Trách nhiệm pháp lí là gì?.
Gv: Căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lí là gì?. (Vi phạm Pl là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí).
Gv: Có những loại trách nhiệm pháp lí nào?.
Gv: Thế nào là trách nhiệm hình sự,...? Lấy ví dụ minh hoạ?.
*HĐ2:(10 phút) tìm hiểu ý nghĩa của qui định áp dụng trách nhiệm pháp lí.
Gv: Giới thiệu một số điều trong bộ luật hình sự; pháp lệnh xử phạt hành chính; bộ luật dân sự....
Gv: Qui định trên được ban hành nhằm mục đích gì?. Vì sao nhà nước ta lại qui định như vậy?.
Gv: Theo em cần làm gì để hạn chế việc vi phạm PL?.
* HĐ3: Luyện tập (10 phút).
Gv: Gọi hs đọc phần tư liệu tham khảo SGK.
Gv: HD học sinh làm các bài tập 2,3,4,5,6 sgk/55,56.
- Đọc 2 câu chuyện ở sách những tình huống PL lớp 9
3. Trách nhiệm pháp lí:
* Là nghĩa vụ đặc biệt do nhà nước qui định mà các cá nhân tổ chức, cơ quan vi phạm PL phải chấp hành. 
* Các loại trách nhiệm pháp lí:
- Trách nhiệm hình sự.
- Trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm kỉ luật.
* Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí:
- Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo giáo dục người vi phạm PL.
- Răn đe, hạn chế mọi người không được vi phạm Pl. 
- Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào Pl và công lí trong nhân dân.
- Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh PL
4. Trách nhiệm của CD, HS:
- Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh HP và PL.
- Tích cực đấu tranh chống các hành vi , việc làm vi phạm PL.
	IV.Củng cố( 2 phút): 
	- Gv yêu cầu HS hệ thống lại ND bài học.
 	V. Dặn dò( 2 phút): 
	- Học bài.
	- hãy lập kế hoạch ngăn chặn những hành vi vi phạm PL và kỷ luật.
	- Xem trước nội dung bài 16.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 28.doc