Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 5 - Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới - - Nguyễn Văn Huệ

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 5 - Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới -  - Nguyễn Văn Huệ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào tình hữu nghị giữa các dân tộc, biểu hiện và ý nghĩa.

2. Về kỹ năng:

- Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 5 - Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới - - Nguyễn Văn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............/06
Ngày dạy: ............/06
Tiết 5	Bài 5 
tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào tình hữu nghị giữa các dân tộc, biểu hiện và ý nghĩa.
2. Về kỹ năng:
- Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
- ủng hộ chính sách hoà bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta..
II. Nội dung
1. Khái niện tình hữu nghị giữa các dân tộc, chính sách của Đảng, Nhà nướp ta.
2. Lợi ích của quan hệ hữu ngghị giữa các dân tộc.
3. Trách nhiệm của HS trong việc thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc.
III. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh, các bài báo, câu chuyện... thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc.
VI. Các hoạt động dạy - học
* ổn định lớp:
* Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút:
1. Bản thân em và các bạn có nên làm các việc sau đây để góp phần bảo vệ hoà bình? Vì sao?
Hoạt động
Nên
Không nên
- Đi bộ vì hoà bình.
- Vẽ tranh vì hoà bình.
- Viết thư cho bạn bè quốc tế.
- Luôn luôn gây gổ với mọi người xung quanh.
- ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Kêu gọi những người có lương tri nên hành động vì trẻ em.
2. Hãy nêu các hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình? (Vì sao phải .....)
Đáp án:
HS chọn đúng 3 điểm, giải thích được vì sao 1 điểm.
Nêu được tương đối đầy đủ các hoạt động bảo vệ hoà bình 6 điểm.
+ Hợp tác cùng phát triển.
+ Chống CT hạt nhân.
+ Chống khủng bố.
+ ......
* Bài mới:
* Giới thiệu bài: Một trong những việc quan trọng cần phải làm để bảo vệ hoà bình là xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Vì vậy thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc? Chúng ta phải làm gì để xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc? Bài học hôm nay sẽ lí giải điều đó.
- Hát tập thể bài "Trái đất này là của chúng mình"
 - GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Phân tích thông tin phần đặt vấn đề.
Mục tiêu: HS bước đầu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- HS theo dõi các số liệu, ảnh trong SGK.
- GV đưa ra câu hỏi, HS thảo luận:
+? Quan sát số liệu, ảnh trên, em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác như thế nào?.
- HS trả lời.
- GV nhân xét.
+? Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em được biết? Tác dụng của nó với sự phát triển đất nước?.
- HS lấy ví dụ.
- GV mở rộng thêm.
+? Vậy thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?.
- HS rút KL mục 1, 2 SGK.
- Tình hữu nghị giữa VN và các dân tộc trên thế giới ngày được mở rộng.
- Là quan hệ thân thiện giữa nước này với nước khác.
Hoạt động 2: Liên hệ thức tế về tình hữu nghị.
Mục tiêu: HS thấy tình hữu nghị giữa các dân tộc hiện nay.
+? Em biết gì về xu thế chung của thế giới hiện nay?.
- HS có thể giới thiệu các tư liệu sưu tầm về các hoạt động hữu nghị:
+ Của nước ta.
+ Của thiếu nhi.
+? Em biết gì về chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay?.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- GV chốt mục 3 phần nội dung.
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước.
Mục tiêu: Giúp HS biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị trong cuộc sống.
- GV phổ biến yêu cầu:
- Gợi ý một số hình thức: giao lưu, kết nghĩa, viết thư, tặng quà, xin chữ kí...
- Các nhóm thảo luận xây dựng.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
-GV kết luận.
+ Tên hoạt động.
+ Nội dung, biện pháp hoạt động.
+ Thời gian, địa điểm tiến hành.
+ Người phụ trách, người tham gia.
Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập.
Mục tiêu: Giúp HS biết rèn luyện tình đoàn kết, hữu nghị.
- GV đặt câu hỏi:
+? Nêu các hoạt động về hữu nghị của nước ta mà em biết? Những việc làm cụ thể của các hoạt động đó?
- HS trả lời.
- GV nhận xét.
+ Hãy kể những việc làm cụ thể của HS thể hiện tình hữu nghị? (kể cả việc làm chưa tốt).
- Quan hệ tốt đẹp, bền vững lâu dài với Lào, CPC.
- Thành viên hiệp hội các nước ĐNA...
+ Việc làm cụ thể:
- Quan hệ kinh tế, KHKT..
- Văn hoá, giáo dục, du lịch...
- Môi trường.
- Chống khủng bố...
Việc làm tốt
Chưa tốt
- Quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Tích cực tham gia lao động, hoạt động nhân đạo.
- Bảo vệ môi trường.
- Chia sẻ nỗi đau với các bạn mà nước họ bị khủng bố xung đột.
- Thông cảm, giúp đỡ các bạn ở nước nghèo đói.
- Cư sử văn minh, lịch sự với người nước ngoài.
- Thờ ơ với những nỗi bất hạnh của người khác.
- Thiếu lành mạnh trong lối sống.
- Không tham gia các hoạt động nhân đạo mà nhà trường tổ chức.
- Thiếu lịch sự, thô lỗ với khách nước ngoài.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.
- Thực hiện kế hoạch bày tỏ tình hữu nghị với thiếu nhi và dân tộc khác.
- Chuẩn bị bài 6 - Hợp tác cùng phát triển.
	Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET5.doc