Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Lương Hòa Lạc - Tuần 31

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Lương Hòa Lạc - Tuần 31

. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Cơ sở của quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội.

2. Kĩ năng:

- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nứoc và quản lí xã hội của công dân.

- Tự giác tích cự tham gi các công việc chung của trường lớp và địa phương

- Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung của lớp, trường và xã hội.

3. Thái độ:

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Lương Hòa Lạc - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31	
Tuần 31	
Bài 16: quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ( tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:	
1. Kiến thức: 
- Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Cơ sở của quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội.
2. Kĩ năng:
- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nứoc và quản lí xã hội của công dân.
- Tự giác tích cự tham gi các công việc chung của trường lớp và địa phương
- Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung của lớp, trường và xã hội.
3. Thái độ:
- Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXHCNVN. 
- Tuyên truyền vận động mọi người tam gia các hoạt động xã hội.
II.Tài liệu và phương tiện: 
1.Tài liệu: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
 - Hiến pháp năm 1992. 
 - Luật khiếu nại tố cáo, luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, HĐND.
2.Thiết bị:
- Tranh ảnh, câu chuyện
-Bút dạ, giấy khổ lớn. đèn chiếu.
3.Phương pháp:
-Kể chuyện. 
-Phân tích.
-Thảo luận nhóm.
-Diễn giải - đàm thoại.
III.Tiến trình bài dạy:
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
a.Kiểm tra hs đã chuẩn bị bài mới:
-Xem kĩ bài học ở nhà. 
-Xem trước bài tập. 
- Đọc trước bài ở nhà.
b.Kiểm tra hs chuẩn bị bài cũ: 
? Trong các quyền sau đây, quyền nào thẻ hiện sự tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân?
 a. Quyền bầu cử.
 b. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe?
 c. Quyền ứng cử.
 d. Quyền khiếu nại tố cáo.
 đ. quyền tự do kinh doanh
 HS: trả lời theo nội dung bài học.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
2.Giới thiệu bài:
a.Giới thiệu: 
Trong tiết1 các em đã được tìm hiểuphần đặt vấn đề
 GV : yêu cầu HS trình bày lại nội dung tiết 1.
b.Các hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động2
Thảo luận tìm hiểu nội dung bài học 
GV: cho các nhóm trình bày
? Em hãy nêu những phương thức thực hiện tham gia quyền quản lí nhà nước của công dân.
HS: thảo luận trả lời.
GV:Gợi ý HS lấyví dụ.
HS:..
Ví dụ: Tham gia quyền bầu cử quốc hội
 Tham gia quyền ứng cử vào HDN D
VD: Góp ý xây dựng phát triển kinh tế địa phương.
Goáp ý việc làm của cơ quan quản lí nằhnớc trênbáo.
? Em đã tham gia gópý kiến để quản lí nhà nước, xã hội như thế nào?
HS:.
? Nêu ý nghĩa của quyền tha gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân.
HS:.
GV: Gợi ý thêm quyền .
+ Làm chủ tự nhiên.
+ Làm chủ xã hội
+ Làm chủ bản thân.
GV: Gợi ý: Thự hiện mục tiêu xây dựng đất nước: “ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”
? Nêu những điềukiện để đảm bảo thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân.
HS:.
Vậy đói với công dân thì cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền trên?
HS:
GV: Gợi ý:..
- Học tập tốt, lao động tốt.
- Tham gia xây dựng lớp, chi đoàn.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV: Tổ chứccho HS giải bài tập.
GV: Gợi ý.
? Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao?
a. Chỉ cán bộ nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước.
b. Tham gia quản lí nhà nước, quảnlí xã hội à quyềncủa mọi người.
2. Phương hướng thực hiện:
* Trực tiếp: tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội.
* Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3. ý nghĩa: 
- Đảm bảo cho công dân có quyền làm chủ, tạo nn sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và quản lí đắtnớc.
- Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, xh để đem lại lợi ích cho bản thân, xh.
4. Điều kiện đảm bảo thực hiện.
* Nhà nước: 
- Quy định bằng pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
* Công dân
- Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện.
- Nâng cao năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt.
4. Củng cố:
 Quyền tham gia quản lí nhà nước, và XH của công dân lầ quyền chính trị quan trọng nhất đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, trách nhiệm của công dân. Công dân phải hiểu rõ nọi dug của quyền đó và không ngừng học tập nâng cao nhận thức và năng lực để thực hiện và sử dụng có hiệu quả..
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà học bài, làm bài tập.
 - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi.
RúT KINH NGHIệM
Tiết 32	
Tuần 32	
Bài 17: nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
I. Mục tiêu bài học:	
1.Kiến thức:
- Vì sao cần phải bảo vệ tổ quốc 
- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân.
- Trách nhiệm của bản thân.	
2.Kĩ năng:
- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự ở nơi cư trú và trong trường học.
- Tuyên ruyền vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
3.Thái độ:
- Tích cự tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
- Sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc
II.Tài liệu và phương tiện: 
1.Tài liệu: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
 - Hiến pháp năm 1992. Luật nghĩa vụ quân sự.
2.Thiết bị:
- Tranh ảnh, câu chuyện
-Bút dạ, giấy khổ lớn. đèn chiếu.
3.Phương pháp:
-Kể chuyện. 
-Phân tích.
-Thảo luận nhóm.
-Diễn giải - đàm thoại.
III.Tiến trình bài dạy:
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
a.Kiểm tra hs đã chuẩn bị bài mới:
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
- Đọc trước bài ở nhà.
b.Kiểm tra hs chuẩn bị bài cũ: 
1. Học sinh lớp 9 có quyền tham gia góp ý kiến về quyền trẻ em ko?
a. Được tham gia
b. Đây là việc của phụ huynh và thầycô giáo.
2. Nêu nhiệm vụ về việc làm trực tiếp và gián tiếp của bố mẹ em trong việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
 HS: trả lời theo nội dung bài học.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
2.Giới thiệu bài:
a.Giới thiệu: 
GV : giới thiệu bài thơ thần của Lí Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống : 
Bác Hồ đã khẳng định chân lí :
 Không có gì quý hơn độc lập tự do
b.Các hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động2
Thảo luận tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề GV: cho HS quan sát ảnh và thảo luận:
GV: đưa ảnh sưu tầm thêm.
ảnh 1: chiến sĩ hải quân bảo vệ vùng biển của tổ quốc.
ảnh 2: Dân quân nữ cũng là một trong những lực lượng bảo vệ tổ quốc.
ảnh 3: Tình cảm của thế hệ trẻ với ngườimẹ có công góp phần bảo vệ tổ quốc.
? Em có suy nghĩ gì khi xem các bức ảnh trên? 
HS:.
? Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai?
HS: .
GV: Động viên HS giới thiệu các bức ảnh mà các em đã chuẩn bị trước đó..
GV: Kết luận, chuyển ý:
Ngày nay xây dưbngj chủ nghĩa XH, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả của CM , bảo vệ chế độ XHCN là trách nhiệm của toàn dân và của nhà nước ta.
Hoạt động3
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Tổ chứccho HS thảo luận nhóm:
HS: Chia HS thành 4 nhóm 
Nhóm 1: Bảo vệ tổ quốc là gì?
HS: thảo luận trả lời.
Nhóm 2: Vì sao phải bảo vẹ tổ quốc?
HS:
- Non sông đất nước ta là do ông cha ta đa bao đời đổ mồ hôi, sương máu, khai phá bồi đắp giữ gìn nên mới có được.
- Hiện nay vẫ còn nhiều thế lực đang âm mưu thôn tính đất nước ta.
? Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì?
GV:ÔNg cha ta đã phải chiến đấu và chiến thắng bao nhiêu kẻ thù trong suốt 400 năm lịch sử, đất nước từ Hà Giang đêns Cà Mau là do ông cha ta xây dựng nên.
Trong xã hội còn nhiều tiêu cực, công tác lãnh đạo, quản lí còn kém. Kẻ thù đang lợi dụng phá hoaị chúng ta.
? HS chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tổ quốc?
HS:
? Em hãy kể 1 số ngày kỉ niệm và lễ lớn trong năm về quân sự?
HS: Ngày22/12, ngày 27/7
? Nêu độ tuổi tgham gia nhập ngũ?
HS: từ 18 dến 27 tuổi.
GV: Kết luận chuyển ý.
Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của công dân.
GV: Gợi ý.
? Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao?
a. Chỉ cán bộ nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước.
b. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội à quyền của mọi người.
I. Đặt vấn đề
Suy nghĩ của em:
Những bức ảnh trên giúp em hiểu được trách nhiệm bảo vẹ tổ quốc của mọi công dân trong chiến tranh cũng như trong hòa bình.
Bảo vệ tổ quốc là tra chjs nhiệm của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của công dân.
II. Nội dung bài học.
1. Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ X HCN và nhà nước CHXHCNVN.
2. Bảo vệ tổ quốc bao gồm:
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
- Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
3. Vì sao phải bảo vẹ tổ quốc?
( Ghi như bên trái)
4. TRách niệm của HS:
- Ra sức học tập tu dưỡng đạo đức.
- Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
- Tích cực tham giaphong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú.
- Sẵn sàng tham gianghĩa vụ quân sự, vận động người kác làm nghĩa vụ quân sự.
“ Cờ độc lập phải được nhuộm bằng máu.
Hoa độc lập phải được tưới bằng máu” ( Nguyễn Thái Học)
4. Củng cố:
 GV: Cho HS liên hệ các hoạt động bẩo vệ tổ quốc.
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
HS:Giới thiệu về hoạt động bảo vệ tổ quốc.
GV: Nhận xét chung
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà học bài , làm bài tập.
 - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi
RúT KINH NGHIệM

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9_T31.32.doc