Giáo án Lớp 9 - Môn học Ngữ văn: Ôn tập kiến thức

Giáo án Lớp 9 - Môn học Ngữ văn: Ôn tập kiến thức

Mục tiêu cần đạt

 - Giúp HS ôn luyện các phép tu từ trong Tiếng Việt.

 - Vận dụng các phép tu từ trong bài văn thuyết minh

B. Lên lớp

I. Lí thuyết:

 1. Phép so sánh

 2. Phép nhân hoá.

 3. Phép ẩn dụ.

 

doc 119 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1675Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn học Ngữ văn: Ôn tập kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
ôn tập kiến thức ngữ văn 
A. Mục tiêu cần đạt
 - Giúp HS ôn luyện các phép tu từ trong Tiếng Việt.
 - Vận dụng các phép tu từ trong bài văn thuyết minh
B. Lên lớp
I. Lí thuyết:
 1. Phép so sánh 
 2. Phép nhân hoá.
 3. Phép ẩn dụ.
 4. Phép hoán dụ.
 5. Phép chơi chữ.
 6. Phép nói giảm nói tránh.
 7. Phép nói quá.
 8. Phép tương phản.
 9. Phép điệp ngữ
 10. Câu hỏi tu từ.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1: Xác định và nêu tác dụng của các phép tu từ trong các trường hợp sau:
a. Trăng như cái liềm vàng giữa đồng sao
b. Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
c. "Chao ôi ! Mong nhớ ! ôi mong nhớ:
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn "
 (Xuân - CLV)
d. Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
 ( Ca dao)
e. Trên quê hương quan họ
Một làn nắng cũng mang điệu dân ca.
 ( Phó Đức Phương)
g. Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi! Nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi! Sao hỡi nhớ ai sao mờ?
 ( Ca dao)
h. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 ( “ Bài ca vỡ đất” Hoàng Trung Thông)
GV chia nhóm cho HS làm và trình bày.
Bài tập 2: Viết đoạn văn trình bày tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
Ôi, có chi anh được về với Huế
Không đợi trưa nay, phượng nở với cờ
Về với phá Tam Giang, như con Chích, con Chuồn dưới bể
Về với rừng lá bến tuần lợp nón bài thơ
 (Bài ca quê hương - TốHữu)
*GVHD:
Đọc kĩ khổ thơ và tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Xác định phép tu từ trong khổ thơ và tìm hiểu tác dụng của nó.
Viết thành đoạn văn diễn dịch.
*HS viết bài và trình bày trong lớp.
*GV nhận xét và đánh giá.
Bài tập 3: Viết đoạn văn thuyết minh về cây phượng trên sân trường em trong đó có sử dụng một số phép tu từ trên.
GVHD:
*Xác định đối tượng thuyết minh:
Đối tượng thuyết minh: Thuyết minh về loài cây ( cây phượng).
Phạm vi: Trên sân trường em.
* Tìm hình ảnh và phép tu từ phù hợp:
Gọi tên cây: bác phượng( nhân hoá)
Miêu tả các bộ phận của cây: 
 + Thân phượng bạc phếch vì nắng gió -> như khoác chiếc áo nâu đã bạc màu.
 + Lá phượng: nhỏ xíu như chiếc móng tay em bé; cành phượng như bàn tay vẫy vẫy dưới ánh mặt trời thật duyên dáng
 + Hoa phượng: Đỏ như chùm hoa lửa , như những chiếc đèn lồng thắp sáng cả một góc sân trường.
Yêu cầu: HS viết thành đoạn văn và trình bày.
GV chữa và đánh giá.
Bài tập 4: Viết đoạn văn phân tích tác dụng của các phép tu từ được dùng trong bài thơ “ Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm đạy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng, càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
( Tố Hữu)
*Yêu cầu HS đọc kĩ bài thơ; tìm các phép tu từ; phân tích tác dụng của các phép tu từ đó- viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
*Về nhà: Ôn tập văn thuyết minh.
tiết 2
ôn tập văn thuyết minh
Thuyết minh về đồ dùng
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS ôn luyện kĩ năng viết bài văn thuyết minh về đồ dùng 
B. Lên lớp: 
 I. Lý thuyết:
 H: Thế nào là thuyết minh ?
 H: Bố cục của bài văn thuyết minh ?
 H: Dàn ý đại cương của bài văn thuyết minh ?
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Thuyết minh về một đồ vật gắn bó với tuổi thơ em.
*HD tìm hiểu đề:
- Thể loại: Kiểu bài văn thuyết minh về đồ vật.
- Đối tượng: đồ vật gắn bó với tuổi thơ em( chiếc bút, quyển sách, chiếc cặcp sách)
- Phạm vi: Đồ dùng.
*HD lập dàn ý:
Mở bài:
Giới thiệu đối tượng thuyết minh: giới thiệu chiếc bút.
Khái quát cảm nghĩ của em về chiếc bút.
Thân bài:
* Giới thiệu về lịch sử của chiếc bút:
Từ thời nguyên thuỷ: con người đã dùng cành cây vạch xuống đất, vách núi những kí hiệu để nhận đường đi và báo tin cho những người trong bộ lạc của minh những điều cần thiết hoặc họ dùng dao khắc lên thân cây, tảng đá để đánh dấu mốc thời gian..
Thời phong kiến: Con người đã biết chế tạo những chiếc bút bằng lông ngỗng viết lên vỏ cây tre hoặc giấy để ghi lại những biến cố trong lịch sử hoặc những kinh nghiệm trong đời sống nhằm lưu giữ tri thức của loài người.
Khi các ngành thủ công chế tác kim laọi ra đời: con người đã chế tạo ra các loại bút có thân bút bằng gỗ, kim loại, nhựa và vì thế bút có nhiều chủng loại và công dụng khác nhau
 *Giới thiệu cấu tạo của bút: Bút chì hay bút máy, bút biđều có 3 bộ phận.
Ngòi bút: có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng đều dùng để viết( ngòi bút mực, bút máy, bút bi)
Thân bút: là phần người viết cầm để viết cũng được làm bằng nhựa, kim loại hay gỗ
Nắp bút: là bộ phận dùng để bảo quản ngòi bút
* Giới thiệu công dụng của bút:
Đối với các cô bé , cậu bé học trò, học sinh sinh viên : bút là đồ dùng thân thuộc nhất giúp các bạn ghi chép lại kiến thức bài cô giảng
Đối với nhà khoa học thì bút giúp họ ghi lại những khám phá, phát minh tiến bộ nhằm phục vụ lợi ích của con người
 Đối với người chiến sĩ: bút giứp họ ghi chép những điều mới lạ trên mỗi chặng đường hành quân và viết những lá thư chan chứa nghĩa tình cho người thân
Đối với người thầy thuốc: Bút giúp họ ghi lại quá trình theo dõi người bệnh và kê đơn thuốc chữa cho người bệnh
Đối với nhà thơ, nhà văn: Ghi lại những cảm xúc sâu sắc nhất đem lại những giây phút sảng khoái cho người đọc
Đối với người nông dân, công nhân: ghi lại kinh nghiệm sản xuất và kết quả lao động
Đối với các hoạ sĩ, nhạc sĩ: Ghi lại những sản phẩm tinh thần làm thoả mãn đời sống tinh thần cho con người
=> Bút là thứ đồ dùng cần thiết, gắn bó và có công dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người.
* Giới thiệu cách bảo quản bút:
Bút chì: người dùng phảI giữu gìn để ngòi khỏi gãy và luôn gọt hơi nhọn cho dễ viết
Bút lông: Viết xong phải rửa ngòi và căm vào lọ để cho khô và sạch
Bút quản gỗ: luôn lau cho ngòi sạch và đậy nắp cho khỏi gai ngòi.
Bút mực và bút máy: Chấm và bơm mực vừa đủ để mực khỏi ra tay, đậy nắp bút để bảo quản ngòi.
c. Kết bài:
Đánh giá vai trò và giá trị của bút đối với mỗi chúng ta( người dùng và người sản xuất)
Khẳng định cảm xúc với đồ vật( chiếc bút).
*Yêu cầu: HS viết bài và trình bày.
 GV chữa bài và đánh giá chung.
Bài tập 2: Thuyết minh về chiếc quạt.
HD :
- Thể loại: Thuyết minh về đồ vật.
- Đối tượng: Chiếc quạt.
- Phạm vi: Đồ dùng gia đình.
HD lập dàn ý:
Mở bài:
Giới thiệu về chiếc quạt.
Khái quát về công dụng và cảm xúc về đồ vật ( chiếc quạt).
Thân bài:
* Giới thiệu về lịch sử của chiếc quạt:
- Từ xa xưa con người đã dùng chiếc mo cau làm quạt.
 + Dùng nan tre để đan quạt nan.
 + Dùng giấy và nan tre để làm nên những chiếc quạt bằng giấy có thể gấp lại được trông rất đẹp và tiện lợi.
 + Dùng lông chim để làm những chiếc vừa nhẹ lại vừa mềm mại duyên dáng.
Khi khoa học kĩ thuật phát triển và phát minh ra nguồn điện:
+ Chế tạo ra những chiếc quạt có cánh bằng nhựa, kim loại và chạy bằng động cơ
+ Quạt gồm có nhiều chủng loại: to, nhỏ tuỳ theo người dùng; quạt bàn, quạt cây, quạt treo tường, quạt treo trên trần nhàdựa vào các đặc điểm đó người ta đặt tên các loại quạt
* Đặc điểm cấu tạo của chiếc quạt: chiếc quạt gồm nhiều bộ phận và mõi bộ phận có nhiệm vụ riêng để phục vụ tiện lợi nhất cho con người
 + Quạt mo cau, lá cọ: Dù được làm bằng 1 chiếc mo cau hoặc tàu lá cọ thì cũng có phần để cầm và phần tạo gió
 + Quạt nan: Có cán để cầm quạt, có phần tạo gió và được đan thành nhiều loại có hình dáng khác nhau: hình bán nguyệt, hình tròn, hình trái tim
 + Quạt giấy: Có hình tam giác, có bộ phận để cầm quạt; có hơn chục nan và được gắn với nhau bằng loại giấy mỏng nhiều màu, khi không dùng có thể gấp lại được
 + Quạt điện: được chạy bằng động cơ, tạo gió mạnh hay nhẹ tuỳ theo người dùng lựa chọn ; quạt có bộ phận tạo gió là những chiếc cánh mỏng có thể làm bằng nhựa hoặc kim loại; để bảo vệ người dùng loại quạt này thường có bộ phận bảo vệ cánh quạt được làm như chiếc lồng nhỏ; những chiếc cánh đó được gắn một động cơ phía sau và được bảo vệ bằng vỏ nhựa; Phần dưới là thân quạt ( độ ngắn dài tuỳ ý người sản xuất và dùng( quạt cây, quạt bàn, quạt tường, quạt trần)
* Công dụng: Đem lại những luồng gió mát cho con người vào những ngày hè oi ả bảo đảm sức khoẻ cho mọi người trong lúc lao động cũng như khi nghỉ ngơi
* Cách sử dụng:
- Các loại quạt mo, quạt nan, quạt giấy: phải dùng tay và sức người để quạt 
- Quạt cây, quạt bàn, quạt tường, quạt trần: dùng động cơ điện
* Cách bảo quản:
- Các loại quạt làm bằng chất liệu như lá cây, mo cau, tre khi dùng xong phải giữ khô; khi quạt phảI nhẹ nhàng không gấp hoặc vo lại
- Các loại quạt chạy bằng động cơ: Khi dùng phải điều chỉnh điện hợp lí, khi không dùng phảI tắt quạt và phải lau sạch và tra dầu bảo vệ động cơ
c.Kết bài:
Đánh giá vai trò của chiếc quạt đối với đời sống con người.
Cảm xúc của em về chiếc quạt trong gia đình
*Yêu cầu: Dùng các yếu tố nghệ thuật và miêu tả để thuyết minh về chiếc quạt.
VD: 
- Quạt tự giới thiệu về mình ( nghệ thuật nhân hoá)
- Dùng yếu tố miêu tả những chiếc quạt giấy, quạt lông chim( quạt của các nghệ sĩ múa, chèo, tuồng, hoặc của vua chúa ngày xưa).
*HS viết hoàn chỉnh và chữa.
Tiết 3
Cảm thụ văn học.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS củng cố kĩ năng dựng đoạn văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Tích hợp với văn thuyết minh để giới thiệu về tác giả
B. Lên lớp:
I. Lý thuyết:
1. Thế nào là đoạn văn?
2. Các bước tạo lập văn bản?
3. Kiểu đoạn văn và cách xây dựng đoạn?
a. Đoạn văn diễn dịch?
b. Đoạn văn qui nạp?
c. Đoạn văn móc xích?
d. Đoạn văn song hành?
e. Đoạn văn tổng phân hợp.
4. Cách giới thiệu tác giả của văn bản?
II. Luyện tập:
BàI tập 1: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu.
HD:
* Đoạn văn diễn dịch:
- Câu mở đầu: Giới thiệu về tác giả và kháiquát cảm xúc về bài thơ
- Các câu thân đoạn(khai triển):
+ Nêu và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Cách dùng các tính từ chỉ màu sắc ; dùng yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm; dùng thể thơ lục bát với ngôn ngữ giản dị mà có sức gợi cảm
+ Trình bày cảm nhận sâu sắc về nội dung của bài thơ: Tiếng lòng của người tù cách mạng đối với quê hương; niềm khát khao tự do; tình yêu quê hương đất nước thiết tha
- Câu kết: Khẳng định lại giá trị nghệ thuật và nội dung của bàithơ và liên hệ
HS trình bày thành đoạn văn diễn dịch và chuyển thành đoạn văn qui nạp.
GV chữa bàivà nhận xét.
Bài tập 2 : Trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ “ Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh.
*HD tìm hiểu đề:
Thể loại: Biểu cảm về tác phẩm văn học.
Đối tượng biểu cảm: Văn bản “ Quê hương”.
Phạm vi: Văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ( thơ Tế Hanh).
* HD tìm ý:
- Nghệ thuật: 
 + Thể thơ: Tự do, nhịp thơ nhẹ nhàng, tha thiết; ngôn ngữ thơ mộc mạc mà đằm thắm.
 + Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
 + Kết hợp nhuần nhị cá ... gười chia sẻ tâm tình-> Tác giả so sánh trăng với người tri kỉ khiến cho ta nhận thấy ở thơ ông niềm vui, sự cảm động và trân trọng ánh trăng trong những ngày gian khổ ấy.
- Đến khổ thơ thứ 2 ta lại được đón nhận một thái độ chân thành của nhà thơ với trăng: Khi cuộc sống còn thiếu thốn và con người luôn phải đốimặt với khó khăn nguy hiểm thì trăng gần gũi như thiên nhiên cây cỏ quanh ta-> cảm xúc chân thành mà bình dị 
- Hai câu thơ cuối khẳng định về mối liên hệ bền vững giữa người với trăng. Vầng trăng không còn là sự vật vô tri vô giác nữa mà nó trở thành con người đầy tình nghĩa.
b. Hai khổ thơ tiếp ( khổ 3,4):
*Khổ 3: Nguyễn Duy tái hiện lại cuộc sống của con người vào những năm hoà bình khi họ sống trong điều kiện đầy đủ và hiện đại..họ đã đổi thay: 
“Từ hồi về thành phố
 quen ánh điện cửa gương”
Họ không coi trăng là bạn tri kỉ nữa và lúc này đây trăng trở nên xa lạ. Trăng đi qua ngõ mà không được mời chào vẫy gọi thiết tha bởi con người đã coi nó là người dưng đi qua đường mà thôi. Con người nhìn trăng lạnh lùng, bình thản:
“ vầng trăng đi qua ngõ
 như người dưng qua đường”
*Khổ 4: Đâu phải lúc nào cuộc sống cũn bình lặng đủ đầy. Bằng hình ảnh ẩn dụ độc đáo Nguyễn Duy đã diễn tả cái thời khác bất thường của cuộc đời con người qua hình ảnh thơ: “Thình lình đèn điện tắt
 phòng buyn đinh tối om”
Và trong điều kiện ấy con người đã voọi bật tung cửa sổ để đón nhạn ánh sáng của tự nhiên. Họ bắt gặp vầng trăng xưa vẫn chiếu sáng trên bầu trời bằng thứ ánh sáng lung linh huyền ảo khiến họ nhớ tới vầng trăng trong quá khứ, nhớ về cuọc sống thuở xưa
- Nguyễn Duy đã dùng một loạt các từ cùng trường từ vựng để diễn tả sự ngạc nhiên , ngỡ ngàng của con người trước vầng trăngtừ đó gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp viên mãn của trăng cùng quá khứ đẹp đẽ của con người từng bầu bạn với trăng. Trăng vẫn thuỷ chung mà con người lãng quên trăng đến khi cuộc sóng có biến động họ mới nhớ và cần đến trăng-> Thái độ sống của mỗi người đối với quá khứ
c. Hai khổ thơ cuối:
*Khổ 5:Cuộc gặp gỡ của hai người bạn cũ “ ngửa mặt lên nhìn mặt” – họ đối diện với nhau , nhìn nhau chăm chú. Trăng vẫn dịu dàng tình gnhĩa với người nên người mới nhận ra cái khác biệt trong mình bấy lâu nay-> con người đối diện với quá khứ và lương tâm họ thức tỉnh bởi vậy mà “có cái gì rưng rưng” -> tâm trạng xúc động nghẹn ngào khi nghĩ tới kỉ niệm tuổi ấu thơ và những năm chiến đấu khổ nơi chiến trường=> Rõ ràng trăng đã đánh thức trong ta điều tưởng chừng lãng quên 
*Khổ 6: Bằng nghệ thuật đối lập, tác giả làm nổi bật lên trạng thái của trăng và tâm trạng của con người khi đối diện với trăng. Mặc dù con người vô tình quên lãng và bội bạc với bạn xưa nhưng người bạn ấy vẫn thuỷ chung yêu mến con người:
 “Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình”
- Trăng lặng im không một lời trách cứ nhưng con người vẫn nhận thấy ở trăng lời nhắn nhủ chân thành bởi sự im lặng thuỷ chung của trăng khiến người ta giật mình nhận ra mình và day dứt bởi mình vô tình quá:
 “ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
-> Câu thơ gợi trong ta bao điều nghĩ suy về thái độ sống: uống nước nhớ nguồnĐó là bài học đạo lí sâu sắc mà nhà thơ gửi đến chúng ta hôm nay
*Đánh giá và mở rộng: Một lần nữa ta có thể khẳng định rằng bài thơ là tiếng lòng tha thiết chân thành của Nguyễn Duy nhắc nhở người đọc đừng quên quá khứ, đừng quên đi những tháng năm gian khổ và hào hùng của dân tộc. Hãy biết ơn những người làm nên lịch sử và sống sao cho xứng đáng với những gì cha anh ta đã để lại cho ta hôm nay.Bài thơ khiến ta liên tưởng tới câu chuyện về người hoạ sĩ trong truyện ngắn của “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu.
C. Kết bài:
1. Khẳng định cảm xúc về giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
2. Liên hệ.
 Suy nghĩ về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
A. Mở bài:
1. Giới thiệu về đề tài: Tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng đã trở thành đề tài quen thuộc của thi ca
2. Giới thiệu tác phẩm, tác giả: Có nhiều nhà thơ và tác phẩm viết về người mẹ thật cảm động như và đặc sắc nhất là bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên
3. Khái quát cảm xúc về bài thơ: Qua hình tượng con cò , nhà htơ giúp người đọc cảm nhận được tấm lòng người mẹ bao dung, tình yêu thương của mẹ ấm áp vô cùngmẹ luôn dành cho con tình cảm thiết tha trìu mến, mơ ước cho con điều tốt đẹp và tình mẹ theo con suót cuộc đời.
B. Thân bài:
1.Tác giả: Chế lan Viên:
- Là nhà thơ trưởng thành từ phong trào “ Thơ mới” với tập thơ nổi tiếng “ Điêu tàn”
- Sau CM tháng 8-1945, CLV lấy ngòi bút của mình phục vụ cho sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Ông được xem là 1 trong số ít nhà thơ tiêu biểu nhất của thế kỷ XX.
- Thơ CLV thường giàu suyngẫm triết lý, nhiều sáng tạo bất ngờ.
2. Đề tài:
- Trong thơ ca VN hình tượng con cò rất quen thuộc không chỉ trong ca dao mà cả thơ ca hiện đại.
- Con cò gắn bó với đồng ruộng, có nhiều phẩm chất tốt đẹp trở thành hình ảnh tượng trưng cho người lao dộng nghèo khó hay người phụ nữ vất vả, đảm đang, tần tảo.
- CLV vận dụng độc đáo, hình ảnh đó trong tác phẩm của mình.
3. Tác phẩm:
a. Khổ 1: Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ:
	- Tác giả vận dụng lời ca dao quen thuộc: cánh cò gợi lên làng quê yên ả hay nơi sầm uất, ở đâu ta cũng có cò làm bạn, qua lời ru, cánh cò còn là thân phận đáng thương của kiếp người.
	- Nhứng tâm sự đó con hưa thể hiểu song mẹ vẫn hát ru con lời ru ăn sâu vào tâm hồn đứa trẻ 1 cách vô thức, nuôi nấng tâm hồn con người. Lời ru cũng là tiếng hất yêu thương mẹ dành con.
	- Đứa con ngủ yên trong vòng tay mẹ. Đứa con lớn lên cùng lời ru và dòng sữa ngọt lành từ mẹ.
b.Khổ 2: Cò đi vào tiềm thức tuổi thưo và gắn bó suốt đời con người.
	- Cò từ hình ảnh trong lời ru bước ra cuộc đời rất hữu hình cụ thể. Xuyên suốt bài thơ là sự sóng đôi quấn quýt không thể chia rời giữa con và cò.
	- Cò ấp ủ che chở, vỗ về cho giấc ngủ bé thơ, cò là niềm tin dẫn đường chỉ lối cùng con đi học, cò rợp cánh trong câu văn khi con trưởng thành.
	- Điệp từ “lớn lên” cho thấy sự trưởnh thành của con người song trên mỗi bước đường đời con và cánh cò vẫn mãi bên nhau.
	- Khổ thơ còn gửi gắm ước mơ của mẹ : Con làm thi sĩ-người biết yêu, trân trọng cái đẹp, có tâm hồn biết mộng mơ và tô điểm cho cuộc đời.
c. Khổ 3: Cảm nghĩ về mẹ và ý nghĩa của lời ru:
- Tác giả khái quát mọi thăng trầm cuộc đời con người lúc vui hay buồn, hạnh phúc hay khổ đau thì bên cạnh ta luôn có mẹ. Lời thơ trở nên dàn trải như muốn nêu lên 1 chân lý cuộc đời.
- Con cò cũng là cuộc đời, qua lời ru của mẹ chúng ta hiểu thêm về cuộc đời. Lời ru cho ta khôn lớn về nhận thức, nuôi dưỡng tâm hồn nên ý nghĩa quan trọng với tuổi thơ đừng bao giờ đánh mất.
4. Liên hệ hình ảnh người mẹ Tà ôi yêu con thắm thiết:
	“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	 Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”	
C. Kết bài:
- Thể thơ tự do, phóng khoáng, phát huy có sáng tạo chất liệu ca dao cùng lối triết lý quen thuộc trong thơ CLV đã tạo nên hơi thở mới, cuộc sống cho tác phẩm này.
- Bài học lớn về tình mẫu tử không ai được phép lãng quên hay trà đạp lên.
Đề bài số 17 : Thiên nhiên trong “ Truyện Kiều” - Nguyễn Du.
A. Mở bài:
- Giới thiệu về đề tài thiên nhiên.
- Trước thiên nhiên mỗi tác giả bộc lộ 1 tâm trạng, suy nghĩ khác nhau
- Truyện Kiều với nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật không chỉ thể hiện 1 cách sinh động cuộc đời bất hạnh của Thuý Kiều bên cạnh đó là những trang viết đầy xúc động về thiên nhiên. Đây cũng là nét độc đáo của kiệt tác này.
B. Thân bài:
1. Giới thiệu chung về Nguyễn Du: SGK
2. Giới thiệu khái quát về đề tài:
- Có nhiều tác giả thành công như: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi
- Thiên nhiên trong “ Truyện Kiều” mang tính nghệ thuật cao toàn mĩ nó không chỉ thể hiện bức tranh thiên nhiên sinh động mà còn thể hiện cảm xúc của tác giả
3. Luận điểm 1: Qua truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ ngòi bút tài hoa tái hiện cảnh thiên nhiên tươi đẹp, sinh động ( Đoạn trích: Cảnh ngày xuân )
- Khung cảnh thiên nhiên qua không gian thời gian .
- Bức hoạ tuyệt đẹp qua 2 câu thơ: “Cỏ non xanh rợn  hoa”: Sự hài hoà tuyệt diệu của mùa xuân mới mẻ tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, thanh khiết.
- Diễn tả ngày hội đông vui, náo nhiệt qua đó gợi lên một truyền thống văn hoá xa xưa.
- Cảnh du xuân trở về thanh dịu của ngày xuân đã hết còn đượm cả tâm trạng man mác của thiếu nữ trước bước đi nhẹ nhàng của mùa xuân ( dùng các từ láy gợi hình, diễn tả cảm xúc của người để tả cảnh thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh và diễn tả tâm trạng của người trong cảnh đó).
=> Bút pháp điêu luyện không tả mà chỉ gợi, nắm bắt cái thần của sự vật từ đó ND vẽ lên khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trong sáng, sinh động. Mỗi mùa trong năm trong thơ ND đều được diễn tả bằng vần thơ chính xác, gợi cảm:
	“ Dưới trăng quyên đã gọi hè
	 Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”
 hay: “ Long lanh đáy nước in trời
	 Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”
-> Qua đó cảm nhận tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Tố Như : Xúc cảm trước thiên nhiên thật tinh tế qua cái nhìn của một hồn thơ thiết tha yêu cuộc sống và con người nên cảnh thiên nhiên trong thơ ND tươi sáng, đẹp đẽ vô cùng
4. Luận điểm 2: Thiên nhiên trở thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, bút pháp tả cảnh ngụ tình bậc thầy của Nguyễn Du. ( Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”)
- Giới thiệu về cảnh ngộ Thuý Kiều bằng hình ảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn của nhân vật:
“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
+ Một khung cảnh mênh mông hoang vắng: những dãy núi mờ xa, cồn cát bụi bay mù mịt, vầng trăng lẻ loi.
+ Đằng sau khung cảnh là hình ảnh mênh mông rợn ngợp của không gian, bao vây lấy nàng là nỗi cô đơn, lẻ loi chỉ biết làm bạn với mây sớm đèn khuya.
* Tám câu thơ cuối:
 + Theo quan sát của Kiều hiện lên bức tranh cảnh chiều tà bên bờ biển với cánh buồm thấp thoáng, hoa trôi man mác, nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất. Cảnh hiện lên từ xa đến gần, từ đậm đến nhạt, từ màu sắc đến âm thanh=> khung cảnh mênh mông, man mác đến lo âu kinh sợ, cảnh tượng hãi hùng dự báo số phận của nàng Kiều trước giông bão dập vùi và xô đẩy Kiều vào cơn bĩ cực.
+ Điệp từ “ Buồn trông”: cảnh nhuốm nỗi buồn sâu lắng của người trong cảnh-> cảnh đẹp mà thật buồn
=> Nguyễn Du từng nói :“ Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” nên đằng sau cảnh vật là bức tranh tâm trạng được diễn tả bằng những rung cảm yêu thương ND của ND.
5. Mở rộng:
- Một số tác giả và tác phẩm tả cảnh ngụ tình thành công như bà Huyện Thanh Quan với tác phẩm “Qua đèo Ngang”:
“ Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
Và Nguyễn Trãi cũng từng góp cho đời những vần thơ mang điệu buồn man mác của thi nhân qua “ Bài ca Côn Sơn”
C. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của “Truyện Kiều”.
- Cảm phục tài năng của ND, tự hào về kiệt tác Truyện Kiều.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an on tap Ngu van 9.doc