Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Kiến thức: Học sinh cần nắm:

- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần II của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Những thủ đoạn của thực dân Pháp về chính trị, văn hoá, giáo dục phục vụ cho chương trình khai thác lần này

- Sự phân hoá giai cấp và thái độ, khả năng cách mạng của các giai cấp trong chương trình khai thác lần 2

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 10813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	PHẦN III- LỊCH SỬ VIỆT NAM	
Tiết 16 Chương I VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1930 
 Bài 14
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIƠI THỨ NHẤT 
I . Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh cần nắm:
- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần II của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Những thủ đoạn của thực dân Pháp về chính trị, văn hoá, giáo dục phục vụ cho chương trình khai thác lần này
- Sự phân hoá giai cấp và thái độ, khả năng cách mạng của các giai cấp trong chương trình khai thác lần 2
	2. Tư tưởng:
- Giáo dục cho học sinh lòng căm thù đối với bọn thực dân Pháp áp bức, bóc lột dân tộc ta.
- Học sinh có sự đồng với sự vất vả, cực nhọc của người lao động sống dưới chế độ thực dân phong kiến 
	3. Kĩ năng:
- Rèn luuyện cho học sinh kĩ năng quan sát lược đồ, trình bày một vấn đề lịch sử bằng lượ đồ và sau đó rút ra nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử.
II . Đồ dùng
	- Kênh hình
	- Một số tài liệu và hình ảnh về cuộc khia thác thuộc địa lần 2 của Pháp và đời 
 sống cực khổ của nhân dân trong thời kì này
III . Các bước 
	1. ổn định 
2. Kiểm tra
? Tại sao nói “ Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc” ?
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần 2 đối với nước ta trong hoàn cảnh nào ? Nhằm mục đích gì ?
* Mở rộng:
Sau chiến tranh thế giới I, Pháp là con nợ lớn của Mĩ: năm 1920, số nợ quốc gia đã lên tới 300 tỉ Phrăng, Pháp bị tiêu huỷ hàng chục tỉ Phrăng. Sau cách mạng tháng 10 Nga ( 1917), Pháp mất thị trường đầu tư lớn nhất của mình ở châu Âu là Nga
? Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp là gì?
- Tăng cường đầu tư vốn vào Việt Nam 
 + Từ 1924 - 1930 vốn đầu tư gấp 6 lần ( 1898-1918) nhiều nhất là đầu tư vào nhà nước ( cao su) và khia thác mỏ ( mỏ than)
 + Năm 1927, số vốn đầu tư vào nhà nước là 400 triệu Phrăng
 + Khai thác than:
1919: 665.000 tấn
1929: 1.972.000 tấn
 + Khai thác thiếc: tăng gấp 3 lần; kẽm: 1,5 lần; Vônfram: 1,2 lần
- Về Công nghiệp: Mở thêm một số cơ sở Công nghiệp nhẹ => lợi nhuận nhanh, nhiều.
 ? Tại sao thực dân Pháp không đầu tư 
 vào Công nghiệp nặng ở Việt Nam ?
 - Để kinh tế Việt Nam phát triển không 
 cân đối, phụ thuộc vào chính quốc
- Về thương nghiệp:
- Về giao thông vận tải: Được đầu tư để chuyên chở hàng hoá Pháp, của cải. 
- Về Ngân hàng:
- Chính sách thuế
GV: yêu cầu học sinh dựa vào hình 27
? Thực dân Pháp đã khai thác những nguồn lợi nào ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ?
- Nông nghiệp-mỏ
- Công nghiệp nhẹ
- Xuất khẩu lúa gạo và Công nghiệp nhẹ
- Thuế má
? Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông dương ngay sau chiến tranh thế giới I ?
Kết luận: Chương trình khai thác lần 2 tấn công quy mô và toàn diện vào nước ta, kinh tế Việt Nam có những bước phát triển nhất định ( ngoài ý muốn chủ quan của Pháp). Tất cả thay đổi về kinh tế đã kéo theo những thay đổi về chính trị,văn hoá, giáo dục và xã hội
? Thực dân Pháp đã thi hành những chính sách cai trị nào đối với nước ta ?
? Mục đích của các thủ đoạn đó là gì ?
- Chia rẽ nhân dân ta
- Củng cố bộ máy chính quyền cai trị ở thuộc địa 
? Những chính sách cai trị về văn hoá -giáo dục của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 là gì ?
? Mục đích của các tủ đoạn này là gì ?
- Làm ngu dân để dễ bề thống trị
Giáo viên yêu cầu học sinh dọc SGK
? Em hãy trình bày sự phân hoá giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới I và thái độ chính trị của từng giai cấp
+ Giai cấp phong kiến 
 - Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp
 - Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân
 => Giai cấp phong kiến là đối tượng 
 của cách mạng ( trừ một bộ phận nhỏ 
 yêu nước)
 Minh hoạ: 
Địa chủ: 7% dân số, chiếm hơn 50% diện tích canh tác
Nông dâ chiếm hơn 90% dân số, chỉ có 42% diện tích canh tác
+ Giai cấp tư sản:
 - Ra đời sau chiến tranh thế giới II
 - Gồm 2 bộ phận: 
Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc
Tư sản dân tộc có tinh thần dân tộc, nhưng thái độ chính trị cải lương, dễ thoả hiệp
+ Tầng lớp tiểu tư sản:
 - Ra đời sau chiến tranh thế giới II 
 - Họ bị thực dân Pháp bạc đãi, chèn ép, 
 khinh miệt
+ Giai cấp nông dân:
 - Chiếm trên 90% dân số
 - Bị bần cùng hoá không lối thoát
 => Họ là lực lượng cách mạng hùng hậu
+ Giai cấp công nhân:
 - Chịu 3 tầng áp bức: đế quốc, phong 
 kiến, tư sản.
 - Gần gũi với nông dân
 - Kế thừa truyền thống yêu nước 
 => Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo 
 cách mạng 
I. Chương trình khai thác lần 2 của thực dân Pháp
- Sau chiến tranh thế giới I, thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nề.
=> Vơ vét và bóc lột thuộc địa để bù đắp vào sự thiệt hại trong chiến tranh 
- Nội dung:
 + Tăng cường đầu tư vốn vào nhà nước ( cao su) và khai thác mỏ ( than)
 + Chỉ đầu tư vào Công nghiệp nhẹ
 + Thương nghiệp: Đánh thuế nặng vào hàng các nước Trung Quốc, Nhật Bản => Hàng hóa Pháp nhập vào Việt Nam tăng lên.
 + Giao thông vận tải: Đầu tư thêm vào đường sắt
 + Ngân hàng Đông Dương nắm mọi huyết mạch kinh tế 
 + Tăng cường bóc lột thuế má.
II. Các chính sách chính trị, văn hoá- giáo dục 
 1. Về chính trị
- Mọi quyền hành đều tập trung vào tay người Pháp
- Thực hiện chính sách “ chia để trị”
 2. Về văn hoá-giáo dục 
- Thi hành chính sách văn hoá nô dịch, ngu dân 
- Trường học mở rất hạn chế
III. Xã hội Việt Nam phân hoá
 Xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc
- Giai cấp phong kiến 
- Giai cấp Tư sản
- Tầng lớp tiểu tư sản
- Giai cấp nông dân
- Giai cấp công nhân
	4. Củng cố:
? Nội dung chương trình khai thác lần 2 của Pháp ở nước ta ?
? Mục đích của các thủ đoạn chính trị, văn hoá - giáo dục của thực dân Pháp trong thời kì khai thác thuộc địa lần 2 là gì ?
	5. Dặn dò:
- Học kĩ bài cũ
- Xem trước bài tiếp theo
- làm bài tập số 2 /58 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 16.doc