Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 25 - Tiết 32: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950 (tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 25 - Tiết 32: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950 (tiếp theo)

 - Đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

 - Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục; âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946 – 1950).

 

docx 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 7681Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 25 - Tiết 32: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950 (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/2/2010 Ngày giảng: 9a: 25/3/2010
 9b: 1/3/2010
Bài25 - Tiết 32: 
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC 
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1946 – 1950 (TIẾP THEO).
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
a. Kiến thức:
 - Đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
 - Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục; âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946 – 1950).
b. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.
c. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá những hoạt động của địch và của ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng tranh ảnh, bàn đồ các chiến dịch và các trận đánh.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 a. Gv:
 - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong SGK, bản đồ treo tường” Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947”. 
 b. HS
- Chuẩn bị bài cũ và bài mới
- Sưu tầm tranh ảnh.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 a. Kiểm tra bài cũ: 5’
* Hỏi: Trình bày cuộc chiến đấu giam chân địch trong thành phố Hà Nội (19/12/1946 "17/12/1947).
* Trả lời:
 + Tại Hà Nội:
 - Cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt (từ 19/12/1946"17/12/1947), TW và chủ lực ta rút lui lên chiến khu Việt Bắc an toàn.
 + Tại Nam Định, Huế, Đà Nẵng.
 - Ta chủ động tiến công địch, giam chân chúng trong các thành phố. 
 => Ý nghĩa: Tạo điều kiện thuận lợi để TW Đảng, Chính phủ và chủ lực của ta rút lui lên chiến khu an toàn, chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài.
 b. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Với đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM đa đạt được những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục thực dân Pháp lai âm mưu tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Mở rộng phạm vi chiếm đóng là mục đích và cũng là khó khăn của TD Pháp , bởi chúng sẽ gặp phải sự cản trở lớn của quân ta.
Hỏi: Để giải quyết khó khăn đó chúng đã làm gì?
Hỏi: Âm mưu mới của Pháp là gì?
Hỏi: Để thực hiện âm mưu đó chúng đã hành động như thế nào?
GV dùng lược đồ trình bày chiến dịch, phân tích cho HS rõ chiến lược “2 gọng kìm” đường thủy và đường bộ của địch kết hợp với lực lượng địch chốt giữ ở Bắc Cạn, chợ Đồn, chợ Mới để nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến và tiêu diệt chủ lực của ta.
Hỏi: Nhận xét về kế hoạch của TD Pháp?
Hỏi: Em hãy trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc bằng lược đồ.
GV kết luận: Như vậy 2 gọng kìm đường bộ và đường thủy của địch đã bị bẻ gãy.
Hỏi: Em hãy trình bày kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc?
Hỏi: Em hãy cho biết âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương sau thất bại trong cuộc tấn công lên Việt Bắc thu – đông 1947.
Hỏi: Sau chiến tranh Việt Bắc, cuộc kháng chiến của ta được đẩy mạnh như thế nào?
Hỏi: Quá trình chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài thể hiện như thế nào?
Kết luận: Với những chính sách trên, đảng và nhà nước đã lần lượt được cung cố bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. Xây dựng kinh tế, văn hoá, giáo dục, nâng cao ý thức giác ngộ cho quần chúng nhân dân, tiến tới cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc được thành công.
 Tháng 3/1947, chúng cử Bô-la-éc sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương thay cho Đác-giăng-li-ơ.
Thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc với âm mưu chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” .
 -Chúng đã dùng 12.000 vạn quân tinh nhuệ, hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành 3 cánh quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc
Kế hoạch nguy hiểm, chuẩn bị chu đáo
- Thực hiện chỉ thị của TW Đảng, trên các hướng, khắp các mặt trận,chúng ta đánh địch nhiều hướng, bẻ gãy từng gọng kìm của địch.
- Tại Bắc Cạn:
+ Ta chủ động tiến hành bao vây, chia cắt, cô lập và đánh phục kích trên con đường Bắc Cạn "chợ Đồn"chợ Mới.
+ Vừa chặn đánh địch, ta vừa bí mật di chuyển cơ quan TW Đảng đến nơi an toàn.
- Ở hướng Đông , ta phục kích chặn đánh địch ở đường số 4, thắng lớn ở đèo Bông Lau (30/10/1947).
- Hướng Tây: ta chặn đánh địch ở sông Lô
- Cuối 10/1947, 5 tàu chiến địch đã lọt vào trận địa phục kích của ta tại Đoan Hùng.
- Đầu 11/1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô của địch từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta tại Khe Lau.
- Phối hợp với Việt Bắc, quân dân ta hoạt động mạnh trên khắp chiến trường toàn quốc.
 - Sau 75 ngày đêm chiến đấu, chiến dịch Việt Bắc thắng lợi.
- Căn cứ địa Việt Bắc thành “mồ chôn giặc Pháp “.
- TW Đảng đầu não kháng chiến an toàn.
- Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
-Sau thất bại Việt Bắc, thực dân Pháp tăng cường chính sách "Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh nhằm chống lại cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh của ta.
- Ta thực hiện phương châm” Đánh lâu dài” phá âm mưu của địch.
Tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ TW đến cơ sở. Tăng cường lực lượng vũ tranh nhân dân.
- Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
- Quân sự: vũ trang toàn dân và đẩy mạnh chiến tranh du kích.
- Chính trị, ngoại giao:
+ Hội đồng nhân dân được hình thành.
+ Tháng 6/1949, Việt Minh và Liên Việt thống nhất
+ Ngày 14/1/1950, HCM thay mặt Chính phủ VNDCCH tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN. 
- Kinh tế:
+ Ta chủ trương phá hoại kinh tế địch vừa xây dựng và củng cố kinh tế kháng chiến.
- Giáo dục:
+ 7/1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, 
+ Hướng giáo dục thực hiện: kháng chiến, kiến quốc đặt nền móng cho giáo dục dân chủ nhân dân.
IV.Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947:20’
1.Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
a. Âm mưu địch:
- Tháng 3/1947, của Bô-la-éc làm cao uỷ Pháp ở Đông Dương
- Âm mưu: Đánh nhanh, thắng nhanh.
b.Thực hiện:
- Ngày 7/10/1947, 1 binh đoàn dù nhảy xuống Bắc Cạn, chợ Đồn, chợ Mới.
- Cũng sáng 7/10/1947, 1 binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng vòng xuống Bắc Cạn. 
- Ngày 9/10/1947, 1 binh đoàn hỗn hợp từ sông Hồng lên sông Lô " sông Gâm " thị xã Tuyên Quang hình thành gọng kìm phía Tây căn cứ Việt Bắc.
2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
a. Diễn biến:
- Thực hiện chỉ thị của TW Đảng, ta đánh địch nhiều hướng, bẻ gãy từng gọng kìm của địch.
+ Tại Bắc Cạn, ta phục kích trên con đường Bắc Cạn "chợ Đồn, chợ Mới
+ Ở hướng Đông: Ta thắng lớn ở đèo Bông Lau (30/10/1947)
+ Hướng Tây: Ta thắng nhiều trận tại sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau .
b. Kết quả:
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu, ta thắng lớn.
V. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện: 15’
* Âm mưu của địch:
- Chúng thực hiện âm mưu “Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
*Chủ trương của ta:
+ Chủ trương: Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
- Quân sự: Vận động nhân dân vũ trang toàn dân và đẩy mạnh chiến tranh du kích.
- Chính trị và ngoại giao: 
+Tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. +Tháng 6/1949, quyết định thống nhất 2 mặt trận: Việt Minh và Liên Việt.
+ Sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước khác
- Kinh tế: Phá hoại kinh tế địch, xây dựng và củng cố kinh tế kháng chiến.
- Giáo dục: 7/1950, ta chủ trương cải cách giáo dục phổ thông. 
c. Củng cố: 4’ 
GV yêu cầu học sinh trình bày về chiến dịch Việt bắc thu – đông 1947 bằng lược đồ.
 d. Hướng dẫn học ở nhà:1’
 Học bài và chuẩn bị bài 
Chuẩn bị bài 26 : Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953).

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 32.docx