Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 6 - Tiết 7: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 6 - Tiết 7: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 - Nắm được diễn biến chủ yếu, tính chất, kết cục của chiến tranh.

 2. Tư tưởng

 - Lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 6 - Tiết 7: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 - 1918)
Bài 6
 Tiết 7	 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức
	Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
	- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
	- Nắm được diễn biến chủ yếu, tính chất, kết cục của chiến tranh.
	2. Tư tưởng
	- Lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh.
	3. Kỹ năng
	- Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá.
	- Phân biệt các khái niệm : “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
	- Bảng thống kê kết quả của chiến tranh.
	- Tranh ảnh lịch sử về Chiến tranh thế giới thứ nhất, tài liệu có liên quan. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ
	Câu 1. Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
	Câu 2. Hãy nêu nhận xét của em về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
	2. Dẫn dắt vào bài mới 
GV nêu cho học sinh một câu hỏi: Trong những năm từ 1914 – 1918 thế giới đã xảy ra một sự kiện rất tàn khốc và khốc liệt,lan rộng khắp các châu lục làm ảnh hưởng, tác động đến toàn thế giới? – Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
	- Từ năm 1914 - 1918 nhân loại đã trải qua một cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, lôi cuốn hàng chục nước tham gia, lan rộng khắp các châu lục, tàn phá nhiều nước, gây nên những thiệt hại lớn về người và của. Đây là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên trên thế giới. Trước đây có rất nhiều các cuộc chiến tranh nhưng chỉ là giữa hai nước , hai dân tộc chứ không ảnh hưởng nhiều thế giới. Nhưng cuộc chiến tranh lần nay có quy mô rộng lớn ảnh hưởng nhiều nước không chỉ các nước tham chiến mà cả hệ thống thuộc địa của các nước. Để hiểu được nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh diễn biến, kết cục của chiến tranh chúng ta cùng tìm hiểu bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918.
	3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt.
- GV treo bản đồ “Chủ nghĩa tư bản” (thế kỉ XVI - 1914). Giới thiệu bản đồ : bao gồm 2 nội dung chính.
+ Thể hiện sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc.
+ Phần biểu đồ thể hiện sự phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu qua các giai đoạn tự do cạnh tranh và đế quốc chủ nghĩa.
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và hỏi : Căn cứ vào lược đồ, và những kiến thức đã học em hãy rút ra những đặc điểm mang tính quy luật của chủ nghĩa tư bản.
- GV bổ sung, kết luận.
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều. Điều đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Những đế quốc già như Anh, Pháp phát triển chậm lại tụt xuống vị trí thứ 3 thứ 4 thế giới. Còn những nước tư bản trẻ như Đức, Mĩ đã vươn lên vị trí số 1, số 2 thế giới.
+ Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đồng đều. Những đế quốc già chậm phát triển như Anh, Pháp có nhiều thuộc địa.
 Những đế quốc trẻ như Đức, Mĩ phát triển mạnh, nhu cầu thuộc địa lớn nhưng lại có ít thuộc địa.
-GV hỏi : Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản và sự phân chia thuộc địa không đều sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gì ?
 Sự phân chia thuộc địa không đồng đều tất yếu là nảy sinh mâu thuẫn giữa những nước đế quốc trẻ ít thuộc địa với các đế quốc già nhiều thuộc địa, mâu thuẫn tập trung chủ yếu ở châu Âu, ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn này cuối cùng được giải quyết bằng những cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa.
GV chỉ trên bản đồ thế giới nơi xảy ra các cuộc chiến tranh cục bộ:
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra.
+	Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895). Nhật thôn tính được Triều Tiên, Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ.
+	Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898) Mĩ chiếm được của Tây Ban Nha : Philippin, Cu Ba, Ha Oai, Púectôricô.
+	Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902), Anh chiếm vùng đất Nam Phi.
+	Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), Nhật gạt Nga để khẳng định quyền thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo Nam Xa-kha-lin. Đây là những cuộc chiến cục bộ giữa các đế quốc. Nó chứng tỏ rằng nhu cầu thị trường đối với các đế quốc là nhu cầu không thể thiếu, vì vậy mà mâu thuẫn về thuộc địa là khó có thể điều hòa, chiến tranh giữa các đế quốc về thuộc địa là khó tránh khỏi. Người ta thường ví những cuộc chiến tranh cục bộ này như “khúc dạo đầu của bản hòa tấu đẫm máu, đó là Chiến tranh thế giới thứ nhất”.
GV đặt câu hỏi: Trong bối cảnh đó các nước đế quốc đã liên kết với nhau như thế nào? Mục đích chung của các nước đế quốc là gì.
-	GV dẫn dắt : Vậy nguyên nhân trực tiếp (ngòi nổ) của chiến tranh là gì ?
-	GV bổ sung, kết luận : Nguyên cớ trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự kiện thái tử kế vị ngôi vua Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Áo-Hung thuộc phe liên minh còn Xéc-bi là một nước được phe Hiệp ước ủng hộ. Vì vậy nhân cơ hội này Đức gây ra chiến tranh.
GV vừa chỉ bản đồ vừa thuyết trình diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh, yêu cầu HS theo dõi và điều vào bảng theo mẫu:
Thời gian
Chiến sự
Kết quả.
Cho HS làm bài tập ở nhà.
GV đặt câu hỏi: trong giai đoạn này lúc đầu ưu thế thuộc về bên nào? Vì sao?
GV hỏi: sau 2 năm tình hình thế giới như thế nào có đúng như luận điệu các nước tư bản tung ra để lôi kéo nhân dân vào cuộc chiến tranh là “chiến tranh bảo vệ tổ quốc” không?
GV phát phiếu học tập cho các nhóm yêu cầu HS thảo luận và điền vào phiếu học tập về những sự kiện cơ bản trong giai đoạn 2, gọi một nhóm lên trình bày:
Thời gian
Sự kiện
- GV dùng lược đồ, kết hợp trình bày diễn biến chiến tranh năm 1917 - 1918 lần lượt theo các sự kiện trong SGK, có thể dừng lại ở một số sự kiện giải thích cho HS hiểu sâu thêm.
+ Về việc Mĩ tham chiến: Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”. Thực ra, Mĩ mướn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế (giàu lên sau chiến tranh). Nhưng đến năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiếp ước, Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Việc Mĩ tham chiến có lợi cho phe Hiệp ước nhất là khi 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu cùng nhiều vũ khí đạn dược. Nhờ đó - Pháp phản công buộc liên minh đầu hàng, chiến tranh kết thúc. Như vậy, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và việc Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.
- Tháng 10/1917 dưới sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích, nhân dân Nga đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công. Nhà nước Xô viết ra đời, thông qua “Sắc lệnh hòa bình” kêu gọi các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh nhưng không được hưởng ứng vì các nước Anh, Pháp, Mĩ muốn kết thúc chiến tranh trong thế thắng. Trước tình thế đó, để bảo vệ chính quyền non trẻ, nhà nước Xô viết phải ký với Đức hòa ước Bơ-rét Li-tốp ngày 3/3/1918, nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc.
GV em hãy nêu những thiệt hại mà thế giới phải gánh chịu sau chiến tranh?
+ Trình bày về hậu quả của chiến tranh: 33 nước cùng 1500 triệu dân bị lôi cuốn vào vòng khói lửa của chiến tranh: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tiêu tốn 85 tỉ đô la...
+ Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ, riêng Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, 
+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự ra đời của nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cụ diện chính trị thế giới. Đây là hệ quả ngoài ý muốn của các nước đế quốc khi tham chiến.
GV nêu câu hỏi: Kết cục của chiến tranh gợi cho em suy nghĩ gì?
- Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với cả hai phe tham chiến. Về tính chất của chiến tranh. Và bài học lớn nhất cho chúng ta là hãy biết đoàn kết yêu thương nhau.
* Hoạt động 1: Cả lớp
- Học sinh theo dõi lược đồ dựa vào gợi ý của GV để trả lời.
 - Chủ nghĩa tư bản phát triển không đều và chính trị giữa các nước đế quốc. Dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” với các đế quốc “trẻ”
- Hình thành 2 khối quân sự đối lập nhau
HS suy nghi trả lời: Sự phân chia thuộc địa không đồng đều tất yếu là nảy sinh mâu thuẫn giữa những nước đế quốc trẻ ít thuộc địa với các đế quốc già nhiều thuộc địa, mâu thuẫn tập trung chủ yếu ở châu Âu, ngày càng gay gắt.
HS thảo luận và phát triển ý kiến :
-Các nước đế quốc đã hình thành 2 khối quân sự:
+ Liên minh: Đức, Áo –Hung, Italia.
+ Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga.
-Cả hai phe đều có âm mưu xâm lược và cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa của nhau, cùng ra sức chạy đua vũ trang.
-	HS theo dõi SGK để trả lời.
Nguyên cớ trực tiếp là sự kiện thái tử kế vị ngôi vua Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Áo-Hung thuộc phe liên minh còn Xéc-bi là một nước được phe Hiệp ước ủng hộ. Vì vậy nhân cơ hội này Đức gây ra chiến tranh
*	Hoạt động 2 : Cả lớp, cá nhân
HS trả lời: ưu thế thuộc về phe liên minh vì có tiềm lực quân sự và kinh tế mạnh.
HS: đời sống nhân dân khổ cực, 70 vạn người chén và bị thương chỉ trong trận Vecdoong.
Hoạt độc 3: nhóm HS
HS trả lời: chiến tranh kết thúc gây thảm họa nặng nề với nhân loại: 1,5 tỉ ngường bị cuốn vào khói lửa, 10 triệu người chết, 20 triệu người bị tương
- HS phát biểu cảm nghĩ cảu mình về kết cục chiến tranh 
(căm ghét chủ nghĩa thực dân và chiến tranh, thương xót những người dân vô tội bị sát hại bởi đạn của chiến tranh, những người lính bị lôi cuốn trở thành công cụ của chiến tranh).
I. Nguyên nhân của chiến tranh
a, Nguyên nhân sâu xa.
 - Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng
-	Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. 
+ Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. 
+ Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
Þ	Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
- đã hình thành 2 khối quân sự:
+ Liên minh: Đức, Áo –Hung, Italia.
+ Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga.
-Cả hai phe đều có âm mưu xâm lược và cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa của nhau, cùng ra sức chạy đua vũ trang.
Þ chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi
b, Nguyên nhân trực tiếp.
-	một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo - Hung.
=> Thế chiến thứ nhất đã chính thức bùng nổ.
II. Diễn biến của chiến tranh
1.	Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
- Chiến sự diễn ra ở:
+ phía tây ( Đức, Áo – Hung với Anh, Pháp)
+ phía đông: ( Đức, Áo – Hung, Nga.
Năm 1915:hai bên sử dụng vũ khí hiện đại => bị tổn thất nặng nề.
- Năm 1916: lui về cầm cự.
=> Hậu quả: cả hai bị thiệt hại nặng nề
2. Giai đoạn thứ 2 (1917 – 1918)
- Ưu thế thuộc về phe Anh – Pháp – Nga.
- 2/ 1917 cách mạng tháng 2 ở Nga.
- 4/1917 Mỹ tham chiến.
- 10/ 1917 cách mạng XHCN ở Nga thành công.
- Ngày 3/3/1918 Nga, Đức kí hòa ước Bretlitop.
- 11/ 1918 Đức đầu hàng
=> chiến tranh thế giới kết thúc.
III. Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Hậu quả của chiến tranh
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.
+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Tiêu tốn 85 tỉ đô la.
+ Kinh tế các nước bị kiệt quệ
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
4. Sơ kết bài học 
	- Củng cố:
	+ Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. Sự kiện Hoàng thân Áo - Hung bị ám sát châm ngòi cho cuộc chiến bùng nổ.
	+ Tính chất, kết cục của chiến tranh.
	- Dặn dò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
	- Bài tập:
	1. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản như thế nào?
	A. Phát triển không đều về kinh tế, chính trị
	B. Phát triển đồng đều nhau về kinh tế, chính trị
	C. Chậm phát triển về mọi mặt
	D. Chỉ phát triển về quân sự, hệ thống thuộc địa
	2. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúnga	
Sự kiện
Thời gian
1. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi
a. Tháng 11/1918
2. Đức tuyên chiến với Nga
b. Ngày 28/7/1914
3. Anh tuyên chiến với Đức
c. Ngày 1/8/1914
4. Mĩ tuyên chiến với Đức
d. Ngày 3/8/1914
5. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện
e. Ngày 2/4/1918

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 6 chien tranh the gioi thu nhat.doc