Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Học kì II

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Học kì  II

 - Giúp HS nắm được những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Qua những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

- Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội VN Cách mạng Thanh niên.

 

doc 63 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN: XIX
Học kỳ II
Bài16 - Tiết 19 : HỌAT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1925
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Giúp HS nắm được những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Qua những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội VN Cách mạng Thanh niên.
2. Tư tưởng: 
 GD cho HS lòng khâm phục, kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ CM.
3. Kỹ năêng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ.
 - Tập cho HS biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh ảnh, tư liệu. Lược đồ về hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Thông qua.
3 Giới thiệu bài mới: 
 GV cho HS nhắc lại từ năm 1911 – 1918, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động nào? Dựa vào các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chúng ta cùng so sánh để thấy được con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với con đường truyền thống của lớp người đi trước? Từ năm 1921 – 1925, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động như thế nào để chuẩn bị về tư tương và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS QS lược đồ hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
GV gợi mở cho HS nhớ lại những nét chính về hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1911 xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, Người ra đi tìm đường cứu nước. Từ 1911 " 1918, Người đi khắp châu Á - Âu - Mĩ , thâm nhập vào ptrào quần chúng kiếm sống và hoạt động CM. Qua đó Người rút ra kết lụân quan trọng đầu tiên về bạn và thù. 
­ Họat động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngòai trong những năm 1919 -1920?
HS: - Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, để phân chia quyền lợi các đế quốc thắng trận đã họp hội nghị ở Vec-xai, 1919 NAQ gửi tới hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền lợi cho nhân dân VN. 
 - Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin.
 - Tháng 12/1920, Người tham gia Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp.
 - Năm 1921, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
 ­ Mục đích và tác dụng của các họat động đó như thế nào?
HS: Những họat động ban đầu như yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn đội với nhân dân VN, nhân dân Pháp và thuộc địa Pháp.
ë GV cho HS thảo luận:
 ­ Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc quyết định đi theo con đường của CN Mac – Lênin đi theo con đường CM vô sản?
 HS: - Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin" Tin vào Lênin và đứng về Quốc tế thứ ba. 
 - Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba. 
 - Tham gia sáng lập Đảng CS Pháp " đánh dấu bước ngoặc trong họat động của NAQ, từ 1 người yêu nước trở thành người Cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến CN Mác- Lênin và đi theo con đường CM vô sản. 
 GV giảng thêm:
 - Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. Luận cương đã chỉ ra cho Người con đường giành độc lập cho dân tộc. Người đã viết:”Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động....” 
 - Tháng 12/1920, Người tham gia Đảng xã hội Pháp. HS QS H.28 SGK. GV mô tả lại sự kiện này (tại Đại hội Tua).
 ­ Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?
HS: - Các nhà yêu nước như: Phan Bội Châu tìm sang các nước Phương Đông (Nhật, TQ) gặp gỡ các chính khách của nước đó, xin họ giúp VN đánh Pháp và dùng chọn đấu tranh bạo động. Phan Chu Trinh chủ trương ôn hòa. 
 - Nguyễn Ái Quốc chủ trương sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kĩ thuật phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của CN Mac Lênin và xác định con đường cứu nước theo CM tháng 10 Nga " con đường duy nhất đúng đắn [ phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Hoạt động 2:
­ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên xô từ cuối năm 1923 " cuối 1924?
HS: - Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào ban chấp hành.
 - Năm 1924, Người dự đại hội lần V Quốc tế CS và phát biểu tham luận.
GVbổ sung: Sau khi tham gia Quốc tế cộng sản, Người viết bài cho báo sự thật của Đảng CS Liên Xô, cho tạp chí “Thư tín quốc tế” của Quốc tế cộng sản.
 Sau Đại hội lần thứ V của Quốc tế CS, Người tham gia dự đại hội Quốc tế thanh niên CS, Đại hội Quốc tế phụ nữ CS, Đại hội Quốc tế công đoàn...
Hoạt động 3
­ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp xúc với những nhà CM VN tại đây cùng một số thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên.
GV mở rộng :
- Phong trào yêu nước và phong trào công nhân nước ta đến năm 1925 & mạnh mẽ, có những bước tiến mới. 
- Sau khi học tập nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Đảng kiểu mới, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) để thực hiện dự định về nước đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh. Liên lạc với các nhà yêu nước VN tại Quảng Châu, tìm hiểu tình hình thực tế, lựa chọn thanh niên... để thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên.
­ Chủ trương thành lập Hội VNCM thanh niên nhằm mục đích gì?
 HS: Nhằm đào tạo những cán bộ cách mạng, đem CN Mac Lênin truyền bá vào trong nước, chuẩn bị điều kiện thành lập chính Đảng vô sản.
 ­ Trình bày những họat động của Hội VN CM Thanh niên?
HS: Tổ chức hầu hết khắp cả nước, tham gia ở một số đoàn thể quần chúng ....
ë GV cho HS thảo luận:
­ Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở VN như thế nào?
HS đại diện nhóm nêu trả lời, nhận xét, bổ sung.
 - Về mặt tư tưởng, sau khi tìm được con đường con đường cứu nước đúng đắn theo CN Mac- Lênin, Nguyễn Ái Quốc ra sức học tập, nghiên cứu, để hoàn chỉnh lí luận CM của mình. Những quan điểm tư tưởng đó được giơiù thiệu qua các tác phẩm, các bài báo của Người được bí mật chuyển về nước , đến với quần chúng nhân dân, thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển và chuyển biến theo xu hướng CMVS. Đây là cơ sở cho đường lối CMVN được Người trình bày trong cuốn Đường Cách mệnh, Chính cương, Sách lược vắn tắt.
 - Về mặt tồ chức, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội VN CM Thanh niên đào tạo những người CM trẻ tuồi, truyền bá CM Mác- Lênin, họat động tích cực trong ptrào yêu nước và ptrào công nhân.
 GV nhấn mạnh thêm về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội VN CM thanh niên.
1. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 – 1923).
- 1919, NAQ gửi tới hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền lợi cho nhân dân VN. Yêu sách kg được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn lúc bấy giờ.
- 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin.
- 12/1920, Người tham gia Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
2 . Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ( 1923 – 1924).
- 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào ban chấp hành.
- 1924, Người dự đại hội lần V Quốc tế cộng sản và phát biểu tham luận.
3. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 – 1925).
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) và thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên (6/1925).
- Người trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, xuất bản báo Thanh Niên, viết sách “Đường cách mệnh”.
- Năm 1928, Hội VNCM Thanh Niên chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ...truyền bá CN Mac Lênin vào trong nước.
 3. Củng cố: 
 a/ Hoàn thành bảng niên biểu về họat động của Nguyễn Ái Quốc t ừ 1911 – 1925.
Thời gian
 Họat động của Nguyễn Ái Quốc
1911
1219
1920
1921
1923
1924
1925
- Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước.
 - NAQ gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân An ANam.
- 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. 12/1920, Người tham gia Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng CS Pháp.
- Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
- 6/1923, Người sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào ban chấp hành.
- Người dự đại hội lần V Quốc tế cộng sản và phát biểu tham luận. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) 
- Thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên (6/1925).
4. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 17 tìm hiểu CM VN trước khi Đảng CS VN ra đời.
v Phong trào đấu tranh của CN, viên chức, HS học nghề trong những năm 1926 – 1927 đã có những điểm mới nào? 
v Tân Việt CM Đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?
TUẦN: XIX
Bài17- Tiết 20 : 
CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘ ... uốc lấy tổn thất nặng nề về lực lượng quân sự và tiêu hao lớn về tài chính. Vùng chiếm đóng bị thu hẹp, Trên chiến trường Pháp ngày càng rơi vào tình thế bị động phòng ngự, thiếu hẳn 1 lực lượng cơ động mạnh để đối phó với ta. Tinh thần chiến đấu của thực dân Pháp ngày càng suy sụp.
­ Để cứu vãn tình thế Pháp đã làm gì? 
HS: Dựa vào sự viện trợ của Mĩ để kết thức chiến tranh trong danh dự. Được sự thỏa thuận của Mĩ , Pháp cử tướng Na-va sang làm Tồng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.
­ Em hãy cho biết mục đích của kế hoạch Na-va?
- Thức dân Pháp – Mĩ định xoay chuyển cục diện trên chiến trường, hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ chuyển bại thành thắng, kết thúc chiến tranh trong danh dự.
- Kế hoạch thực hiện theo 2 bước:
+ Bước 1: Thu – đông 1953, xuân 1954: giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền Nam.
+ Bước 2: Thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh.
GV: Đây là kế hoạch có quy mô lớn thể hiện sự cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp có sự ủng hộ và giúp đỡ của Mĩ, trong chiến tranh xâm lược Đông Dương.
. Để thực hiện âm mưu trên Pháp có hành động gì?
HS: + Tập trung 44 tiểu đoàn cơ động, tinh nhuệ ở đồng bằng Bắc Bộ.
 + Ra sức tăng cường lực lượng ngụy quân.
C GV cho HS thảo luận nhóm rút ra nhận xét để thấy được tính chất ngoan cố, tính nguy hiểm, tính chủ quan của Pháp khi thực hiện kế hoạch này.
 Hoạt động 2:
­ Em hãy trình bày chủ trương chiến lược của ta trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953 -1954.
 HS: - Phương hướng chiến lược: Tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công lớn vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải bị đọng phân tán đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ.
 - Phương châm tác chiến ”tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.
GV giới thiệu H.52: Bộ Chính trị họp quyết định chủ trương tác chiến
Đông – Xuân 1953 – 1954.
­ Kế hoạch Na – va bước đầu bị phá sản như thế nào?
 HS: - Ta tiến hành 1 loạt các chiến dịch trên khắp các địa bàn chiến lược quan trọng, khối quân cơ động tinh nhuệ ở đồng bằng Bắc Bộ bị ta căng ra mà đánh trên khắp các chiến trường.
 - Đầu 12/1953,ta đánh mạnh ở Lai Châu, buộc địch phải cho quân nhảy dù chốt giữ ĐBP. 
 - Đầu12/1953, ta chiến thắng lớn ở Trung Lào.
 - Cuối 1/1954, ta chiến thắng lớn ở Thượng Lào.
 - Cuối 1 " đầu 2/1954,ta thắng địch ở Bắc Tây Nguyên, buộc chúng phải kéo quân từ đồng bằng Bắc Bộ lên chốt giữ Tây Nguyên.
 - Ta kết hợp đánh địch ở mặt trận chính diện và sau lưng địch ở khắp các chiến trường.
 GV minh họa các chiến thắng của ta Đông – Xuân 1953 – 1954 trên bản đồ H.53: hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông – Xuân 1953 – 1954.
 C GV cho HS thảo luận theo nhóm. Em có nhận xét gì về cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954 của ta.
 í GV kết luận: Như vậy, khối quân cơ động tinh nhuệ của địch ở đồng bằng Bắc Bộ đã buộc phải phân tán đối phó với ta trên khắp các chiến trường, chúng bị giam chân ở rừng núi. Kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản.
Hoạt động 3:
. Vì sao thực dân Pháp chọn ĐBP để xây dựng thành một tập đòan cứ điểm mạnh nhất ĐD? 
. Tại sao ĐBP được xem là “ pháo đài bất khả xâm phạm”? 
HS: Pháp – Mĩ xây dựng cứ điểm này mạnh nhất ĐD, gồm, 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu: Bắc, Nam và phân khu trung tâm Mường Thanh.
­ Chủ trương của ta trong chiến dịch ĐBP là gì?
 HS: - Đầu 12/1953, ta quyết định mở chiến dịch ĐBP.
- Mục tiêu:
+ Tiêu diệt lực lượng địch.
+ Giải phóng Tây Bắc.
­ Em hãy trình bày chiến dịch ĐBP bằng lược đồ.
 HS trình bày trên lược đồ. 
 GV giới thiệu H.55: Bộ đội ta kéo pháo lên ĐBP rất gian khổ và H. 56 chúng ta chiến thắng ở ĐBP, lá cờ đỏ sao vàng bay trên nóc hầm của tướng Đờ-ca-xtơ-ri.
GV giảng thêm:
 - 3/12/1953, Na-va quyết định xây dựng ĐBP thành tập đoàn cứ điểm mạnh, là quyết chiến chiến lược, sẵn sàng “nghiền nát “ chủ lực ta, chúng coi đây là “ Pháo đài không thể công phá”.
GV kết luận:
 Như vậy, sau chiến dịch Biên giới, ta liên tiếp mở 1 loạt các chiến dịch, trên khắp các địa bàn chiến lược quan trọng. Chúng ta đã giành được và giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Gv trì nh bày chiến dịch Điện Biên Phủ bằng lược đồ
 - Chiến dịch bắt đầu từ 13/3 " 7/5/1954, chia thành 3 đợt:
+ Đợt 1 (13/3 " 17/3/1954) ta tấn công địch ở phân khu Bắc. Trong 2 ngày, ta tiêu diệt gọn 2 cứ điểm Him Lam, và Độc Lập. Ngày 17-3, địch ở Bản Kéo ra hàng. 
+ Đợt 2 (30/3 " 26/4/1954) ta đồng lọat nổ súng vào các cứ điểm các phân hku trung tâm. Cuộc đánh chiếm đồi A1 và C1 diễn ra suốt 4 ngày đêm, hai bên giành giật nhau từng tất đất. Cuối cùng, mỗi bên chiếm 1 nửa cao điểm. Ta chủ trương xây dựng một hệ thống hầm hào, hàng chục km đường hầm đích liền hàng chục chiếc hầm.
 Cuối tháng 4 ta bao vây ép chặt trận địa của địch, binh lính địch ló đầu ra là bị ta bắn tỉa, chúng phải chui rút trong công sự chật hẹp, bẩn thủi, thiếu ăn và cả thuốc men. Thực dân Pháp tặng thêm viện trợ và cho máy bay diên cuồng mén bom bắn phá liên tiếp vào chiến hào của ta, nhưng ta vẫn thắt chặt vòng vây.
 + Đợt 3 (1/5 " 7/5/1954) ta đánh các căn cứ còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam. Đặc biệt tối 6-5 ta đào dường hầm tới tận đỉnh đồi A1 dừng 1 tấn thuốc nổ phá tan cao điểm nguy hiểm cuối cùng của thức dân Pháp.
- 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 ta tiến công vào sở chỉ huy địch, bắt sống tướng Đờ-ca-xtơ-ri và bộ tham mưu của chúng.hàng vạn tên địch ra hàng.
­ Em hãy trình bày kết quả của chiến dịch ĐBP .
GV giảng thêm: Trải qua 9 năm chiến đấu gian khổ, hy sinh ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn nửa triệu quân xâm lược Pháp, hàng ngàn xe quân sự, hàng trăm máy bay, tàu chiến,pháo các loại. Chính phủ Pháp tiêu tốn vào cuộc chiến tranh này 3 ngàn tỉ Phơrăng, 2,6 tỉ đô la viện trợ Mĩ, 8 tổng chỉ huy quân đội Pháp ở ĐD thua trận, góp phần làm cho 20 lần nội các Pháp dựng lên đổ xuống. Nhưng cuối cùng chúng vẫn thất bại.
 í GV tổng kết: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953-1954) với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh bại kế họach Nava của Pháp, Mĩ xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cơ bả cho cuộc đấu tranh ngoại giao. 
I . Kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ.
 * Âm mưu: nhằm xoay chuyển cục diện trên chiến trường, chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng. 
- Kế hoạch thực hiện theo 2 bước:
 + Bước 1: Thu – đông 1953, xuân 1954: giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền Nam.
 + Bước 2: Thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra Bắc, tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh.
Hành động: Tập trung 44 tiểu đoàn cơ động, tinh nhuệ ở đồng bằng Bắc Bộ, tăng cường lực lượng ngụy quân...
II. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử ĐBP 1954.
1. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
* Chủ trương của ta:
- Phương hướng chiến lược: Tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công lớn vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải bị động phân tán đối phó với ta. 
2.Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953 – 1954 của ta – bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va.
- Ta tiến hành 1 loạt các chiến dịch trên khắp các địa bàn chiến lược quan trọng, 
- 12/1953,ta đánh mạnh ở Lai Châu, buộc địch phải cho quân nhảy dù chốt giữ ĐBP. 
- 12/1953, ta chiến thắng lớn ở Trung Lào.
- C1/1954, ta chiến thắng lớn ở Thượng Lào.
- Cuối 1"đầu 2/1954,ta thắng địch ở Bắc Tây Nguyên
3. Chiến dịch lịch sử ĐBP (1954):
- ĐBP là vị trí chiến lược quan trọng.
- Pháp – Mĩ xây dựng cứ điểm này mạnh nhất ĐD, gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu: Bắc, Nam và phân khu trung tâm Mường Thanh. 
- 3/12/1953, Na-va quyết định xây dựng ĐBP là điểm quyết chiến chiến lược.
b. Chủ trương của ta:
- Đầu 12/1953, ta quyết định mở chiến dịch ĐBP. Mục tiêu: Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc.
c. Diễn biến: Chiến dịch bắt đầu từ 13/3 " 7/5/1954, chia thành 3 đợt:
+ Đợt 1(13/3"17/3/1954) ta đánh chiếm quân khu Bắc.
+ Đợt 2 (30/3 " 26/4/1954) ta đánh chiếm cụm cứ điểm phía Đông Mường Thanh.
+ Đợt 3 (1/5 " 7/5/1954) ta đánh các căn cứ còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam. 17h30p 7/5/1954 tướng Đờ-ca-xtơ-ri cùng hàng vạn binh sĩ kéo cờ trắng ra hàng.
d. Kết quả:
- Trong gần 2 tháng chiến đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm. Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch, phá hủy 62 máy bay và toàn bộ phương tiện chiến tranh,bắt sống tướng Đờ-ca-xtơ-ri.
 3. Củng cố: 
a. Em hãy cho biết âm mưu của Pháp trong việc thực hiện kế hoạch Na-va?.
Pháp Mĩ tăng cường cộn g tác để kết thúc chiến tranh.
Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương trong vòng 18 tháng.
Thay dần pháp bằng quân Mĩ.
Cả 3 ý trên đúng.
b. Trình bày những thắng lợi của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 bằng lược đồ.
c. Tại sao trước khi đánh địch ở ĐBP ta lại mở 1 loạt các chiến dịch trước đó?
4. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 27 ttìm hiểu : Cuộc k/chiến toàn quốc chống td Pháp xâm lược kết thúc (1953 – 1954).
Nhóm 1 và 2: Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của Hiệp định Giơ-ne-vơ về việc kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở ĐD.
Nhóm 3 và 4: Nêu ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc k/c chống thực dân Pháp, theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất?

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su 9 10 11.doc