Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết : 11 - Bài 09: Nhật Bản

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết : 11 - Bài 09: Nhật Bản

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành siêu cường kinh tế, đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ. Nhật Bản đang ra sức vươn lên trở thành một cường quốc chính trị nhằm tương xứng với sức mạnh kinh tế to lớn của mình.

2. Tư tưởng: Có nhiều nguyên nhân đưa tới sự phát triển “thần kì” về kinh tế của Nhật Bản, trong đó, ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật của người Nhật là một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định nhất.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết : 11 - Bài 09: Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết : 11 	 BàI 9
 NHậT BảN.
A. MụC TIÊU BàI HọC:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành siêu cường kinh tế, đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ. Nhật Bản đang ra sức vươn lên trở thành một cường quốc chính trị nhằm tương xứng với sức mạnh kinh tế to lớn của mình. 
2. Tư tưởng: Có nhiều nguyên nhân đưa tới sự phát triển “thần kì” về kinh tế của Nhật Bản, trong đó, ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luậtcủa người Nhật là một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định nhất.
Từ năm 1993 đến nay, các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóagiữa nước ta và Nhật Bản ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở của phương châm “Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy” giữa hai nước. 
3. Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và so sánh, liên hệ. 
B. Thiết bị, ĐDDH: 
	- GV: Bản đồ các nước trên thế giới từ sau 1945; 
	- HS: Vẽ lược đồ H17.
C. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học– kĩ thuật của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Nguyên nhân?
3. Dạy và học bài mới: Giới thiệu bài: 
	Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh nên nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Nhật Bản đã vươn lên nhanh chóng trở thành một siêu cường về kinh tế đướng thứ hai trên thế giới ( sau Mĩ). Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kì” của đất nước này? Đó là nội dung tìm hiểu của bài học hôm nay.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét cơ bản về tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- Sử dụng lược đồ Nhật Bản.
? Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh như thế nào? (Học sinh yếu)
- GV bổ sung thêm tư liêu.
? Dưới chế độ quân quản của Mĩ Nhật Bản đã có những thay đổi nào?
? Mĩ đã thực hiện những chính sách cải cách nào?
? Tác dụng của các chính sách cải cách đó là gì?
- G/v chốt bài, chuyển sang mục 2.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm vài nét về Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Em có nhận xét gì về nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX? 
- G/v gọi HS đọc phần chữ nhỏ.
- G/v nhận xét và giải thích.
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?
? Từ những năm 70 của thể kỉ XX, kinh tế Nhật Bản như thế nào?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng trưởng đó? (Học sinh yếu)
- G/v sử dụng tranh ảnh về sự phát triển của Nhật Bản.
? Vào những năm 90 của thế kỉ XX nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nắm nội dung về chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Chính sách đối nội của Nhật Bản như thế nào? (Học sinh yếu)
- G/v nhấn mạnh vai trò mất quyền lập chính phủ của Đảng dân chủ Tự do.
? Về đối ngoại Nhật Bản đã thực hiện chính sách gì?
- G/v chốt bảng, tổng kết.
Đọc thông tin sgk.
Quan sát
HS trả lời, nhận xét kết luận.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
Mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân nước Mĩ.
Đọc thông tin sgk
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên, Việt Nam.
Trả lời.
Quan sát.
Trả lời
Đọc thông tin sgk.
Trả lời, nhận xét.
Lắng nghe.
Trả lời.
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
* Sau chiến tranh: Nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
- Bị chiến tranh tàn phá nặng nề, gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu lương thực, lạm phát...
* Dưới chế độ quân quản của Mĩ:
- Mĩ tiến hành cải cách dân chủ ở Nhật Bản với nhiều nội dung tiến bộ.
+ Thực hiện cải cách ruộng đất.
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, trừng trị tội phạm chiến tranh, giải giáp lực lượng vũ trang.
+ Giải thể công ty độc quyền lớn, thanh lọc các phần tử phát xít, ban hành các quyền tự do dân chủ.
 - Tác dụng: Mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là nhân tố quan trong giúp Nhật Bản phát triển sau này.
II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
- Những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, được coi là “ngọn gió thần”, sự tăng trưởng “thần kì”. Nhật Bản vượt Tây Âu, đứng thứu 2 thế giới.
- Từ những năm 70 của thể kỉ XX, kinh tế Nhật Bản trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Truyền thống, văn hóa, giáo dục lâu đời.
+ Hệ thống quản lí có hiệu quả.
+ Vai trò nhà nước nắm bắt được thời cơ và sự điều tiết.
+ Con người Nhật Bản chu đáo có ý chí vươn lên.
- Vào những năm 90 của thế kỉ XX nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy.
III. Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.
1. Đối nội:
- Chế độ xã hội chuyên chế sang chế độ xã hội dân chủ.
- Đảng CS được công khi hoạt động. Đảng dân chủ Tự do mất quyền lập chính phủ.
2. Đối ngoại:
- Nhật Bản lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh, vì vậy Nhật chỉ đầu tư về quân sự rất ít (1%GDP), còn lại tập trung vào kinh tế.
- Chính sách đối ngoại mềm mỏng, tập trung vào buôn bán, trao đổi vào các nước Đông Nam á.
- Đầu những năm 90 của TKXX Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành cường quốc chính trị, kinh tế.
D. Củng cố, dặn dò về nhà.
- Nắm nội dung của bài:
	+ Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
	+ Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
	+ Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.
- Chuẩn bị bài mới: 
	Các nước Tây Âu
@ & ?
 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết: 12 	 BàI 10
 Các nước Tây Âu
A. MụC TIÊU BàI HọC:
1. Kiến thức: HS cần nắm được:
- Những nét khái quát nhất của các nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay. Xu thế liên kết giữa các nước trong khu vực đang phát triển trên thế giới, Tây Âu là những nước đi đầu thực hiện xu thế này.
2. Tư tưởng: Thông qua những kiến thức trong bài, HS cần nhận thức được mối quan hệ, nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực giữa các nước Tây Âu. Mối quan hệ giữa Tây Âu và Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Tây ÂU từ 1975 đến nay dần dần được thiết lập và ngày càng phát triển. Sự kiện mở đầu cho mối quan hệ này là năm 1990, hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1995, hai bên kí kết hiệp định khung, mở ra những triển vọng hợp tác, phát triển ngày càng lớn.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và phương pháp tư duy tổng hợp, phân tích, so sánh. 
B. Thiết bị, ĐDDH:
	- GV: Lược đồ các nước trong Liên minh châu Âu năm 2004 và những tài liệu nói về EU.
	- HS: SGK, SBT
C. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Hãy nêu những cải cách dân chủ ở Nhật Bản và ý nghĩa lịch sử của nó. Nguyên nhân sự phát triển kinh tế Nhật Bản ( từ 1945 đến nay)?
3. Dạy và học bài mới: 
	Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, tình hình các nước Tây Âu đã có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc, một trong những thay đổi to lớn đó là sự liên kết các nước châu Âu trong tổ chức liên minh châu Âu (EU), đây là liên minh lớn nhất, chặt chẽ nhất và có sự thành công lớn về kinh tế và chính trị trên thế giới. Đó là nội dung tìm hiểu bài học hôm nay 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét cơ bản về tình hình của nhiều nước Tây Âu sau chiến tranh.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- Sử dụng lược đồcác nước Tây Âu.
? Tình hình các nước Tây Âu sau chiến tranh như thế nào? (Học sinh yếu)
- GV bổ sung thêm tư liệu.
? Để thoát khỏi những khó khăn do chiến tranh mang lại các nước Tây Âu đã làm gì?
? Nền kinh tế của các nước Tây Âu như thế nào sau khi nhận viện trợ của Mĩ?
- Gọi HS đọc thông tin phần chữ nhỏ.
? Trước tình hình đó, giai cấp tư sản cầm quền đã làm gì?
? Về đối ngoại các nước Tây Âu đã thực hiện như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm vài nét về sự liên kết khu vực sau chiến tranh của các nước Tây Âu
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Xu hướng của các nước Tây Âu sau chiến tranh là gì? (Học sinh yếu) 
? Những biểu hiện của sự thành lập xu hướng liên kết?
- Sử dụng bản đồ.
? Mục tiêu của sự ra đời tổ chức Cộng đồng kinh tế châu Âu là gì?
( Học sinh yếu)
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thống nhất đó?
? Tháng 12/1991 các nước EC họp tại Hà Lan có quyết định quan trọng đó là quyết định gì?
Đọc thông tin sgk.
Quan sát
HS trả lời, nhận xét kết luận.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
Đọc thông tin sgk.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Đọc thông tin sgk.
Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực 
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
I. Tình hình chung
- Trong chiến tranh: Nhiều nước Tây Âu chiếm đóng.
- Các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch “Phục hưng châu Âu” của Mĩ từ năm 1948 - 1951.
- Các nước Tây Âu bị lệ thuộc vào Mĩ.
- Giai cấp tư sản cầm quyền tìm cách thu hẹp quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ.
- Đối ngoại: Các nước Tây Âu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục các thuộc địa trước đây.
- Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Phân chia nước Đức thành Cộng hòa Liên bang Đức (Mĩ, Pháp, Anh) và Cộng hòa dân chủ Đức (Liên Xô). Đến tháng 10/1990 nước Đức thống nhất được hợp nhất.
II. Sự liên kết khu vực.
- Xu hướng của các nước Tây Âu sau chiến tranh: Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực 
- Biểu hiện: 
+ 4/1951 “Cộng đồng than thép châu Âu” ra đời gồm Pháp, Đức, ý, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.
+ 3/1957 “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” ra đời.
+ Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- Mục tiêu của Cộng đồng kinh tế châu Âu là: Hình thnahf một thị trường chung, xóa bỏ hàng rào thuế quan, thực hiện tự do lưu thông về công nhân và tư bản, có chính sách thống nhất trong nông nghiệp và giao thông.
- Nguyên nhân:
+ Có chung nền văn minh, nền kinh tế không khác biệt nhau, có mqh lâu dài.
+ Các nước Tây Âu không muốn lệ thuộc vào Mĩ.
- Tháng 7/1967, Cộng đồng châu Âu (EC) thành lập.
- 12/1991 họp tại Hà Lan thông qua quyết định quan trọng:
+ Thống nhất đơn vị tiền tệ.
+ Xây dựng liên minh chính trị, mở rộng về chính sách đối ngoại, an ninh.
+ Đổi tên gọi thành Liên minh châu Âu (EU)
D. Cũng cố, hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung bài học: 
	+ Các nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai 
	+ Xu thế liên kết giữa các nước trong khu vực 
- Chuẩn bị bài mới: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
@ & ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 11, 12.doc