Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam từ trước khi đảng cộng sản ra đời

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam từ trước khi đảng cộng sản ra đời

 Giúp HS hiểu hoàn cảnh dẫn tới sự ra đời của tổ chức CM ở trong nước

 Chủ trương và hoạt động của hai tổ chức CM thành lập ở trong nước : Sự khác nhau giữa các tổ chức đó với hội VNCMTN do NAQ thành lập ở nước ngoài

 Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam . Sự thành lập ba tổ chức này thể hiện bước phát triển mới của phong trào cách mạng VN

 

docx 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam từ trước khi đảng cộng sản ra đời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/1/2010 Ngày giảng: 9a: 8/1/2010
 9b: 7/1/2010
Tiết 20-Bài 17:
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức:
 Giúp HS hiểu hoàn cảnh dẫn tới sự ra đời của tổ chức CM ở trong nước 
 Chủ trương và hoạt động của hai tổ chức CM thành lập ở trong nước : Sự khác nhau giữa các tổ chức đó với hội VNCMTN do NAQ thành lập ở nước ngoài
 Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam . Sự thành lập ba tổ chức này thể hiện bước phát triển mới của phong trào cách mạng VN
Tư tưởng:
 Giáo dục lòng kính yêu, khâm phục các bậc tiền bối
c. Kĩ năng:
Giúp học sinh biết sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa; sử dụng ranh ảnh lịch sử.
Biết hình dung, hồi tưởng lại sự kiện lịch sử và biết so sánh chủ trương hoạt động của ba tổ chức cách mạng, đánh giá nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, ý nghĩa của sự ra đời ba tổ chức cộng sản.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Gv: 
 Giáo án, SGK, lược đồ khởi nghĩa Yên Bái
Tranh ảnh lịch sử có liên quan đến bài dạy
b.HS:
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
- SGK, Vở ghi
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Kiểm tra bài cũ:5’
* Hỏi: Trình bày những hoạt động của NAQ ở Pháp
* TL:
- 18/6/1919, Tại hội nghị Véc-xai, NAQ đưa tới bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ , quyền bình đẳng của DTVN
- 7/1920, NAQ đọc bản sơ thảo về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LN
- 12/1920, tại ĐH Tua, NAQ bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế 3 và tham gia sáng lập ĐCS Pháp.
- Từ 1921-1923:
+ Tham gia sáng lập hội Liên hiệp thuộc địa
+ Ra báo Người cùng khổ
+ Viết bài cho báo Nhân đạo, báo Đời sống công nhân, XB cuốn sách Bản án chế độ thự dân Pháp
b.Bài mới: 
Giới thiệu bài: Do chịu tác động của trào lưu tư tưởng mới, nhất là tư tưởng của CN Mác-LN, phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt nam sau CTTGI đã dâng lên mạnh mẽ và phát triển thành cao trào vào những năm 1925- 1926. Từ cao trào đó đã dẫn đến việc thành lập các tổ chức cộng sản đầu tiên ở trong nước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Giảng: Từ năm 1925 trở đi nhờ sự xuất hiện và tăng cường hoạt động của tổ chức VNCMTN, tư tưởng CM tháng Mười Nga, CNCS, đã truyền bá rộng rãi CN Mác-LN vào trong nước. Nhờ vậy mà phong trào Công nhân ngày càng phát triển và có sự chuyển biến nhanh chóng về chất. Nhiều cộc bãi công của công nhân đã diễn ra . Trong hai năm 1925-1926 đã có hơn 20 cuộc đấu tranh của công nhân.
Hỏi: Hãy nêu những cuộc đấu tranh tiêu biểu giai đoạn này?
Giảng: Mục tiêu: Đòi tăng lương từ 20->40%, giảm giờ làm: 8 giờ/ngày
 ->Chứng tỏ công nhân không còn bị chi phối , lệ thuộc vào lợi ích cá nhân mà biết chú ý đến lợi ích của tập thể, của chung tất cả mọi người, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo công nhân lúc bấy giờ
Hỏi: Phong trào công nhân thời kì này mang tính chất gì?
Hỏi: Hãy chỉ ra những cuộc đấu tranh tiêu biểu?
Hỏi: Điểm mới của phong trào công nhân trong giai đoạn này là gì?
Giảng: VD cuộc đấu tranh của hơn 200 CN xưởng sửa chữ tàu Avia( HN -5/1929) có sự lãnh đạo của kĩ bộ hội VNCMTN và chi bộ cơ sở đầu tiên , người đóng vai trò chỉ đạo là đồng chí Ngô Gia Tự. Để lãnh đạo phong trào một uỷ ban bãi công đã được thành lập, uỷ ban này đã phát truyền đơn kêu gọi công nhân đấu tranh-> Cuộc đấu tranh đã được hưởng ứng nhiệt tình
Hỏi: Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân, phong trào nông dân cùng với các tầng lớp khác như thế nào?
Giảng: Điển hình là cuộc đấu tranh của nông dân Bình Giang , Thanh Hà, Vĩnh bảo, Tứ Kì, ( Hải Dương) Tam Sơn( Bắc Ninh) Nhằm chống sưu cao thuế nặng, hủ tục lạc hậu. Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân ngày càng phát triển đòi hỏi phải có tổ chức lãnh đạo, trên cơ sở đó tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng đã ra đời.
Hỏi: Trình bày dự ra đời của Tân Việt cách mạng Đảng?
Giảng: Khác với hội VNCMTN, TVCMĐ là một tổ chức yêu nước đã trải qua nhiều cải tổ. Tiền thân của hội là Hội Phục Việt được thành lập năm 1925 tại thành phố Vinh( Nghệ An) gồm hai nhóm tù chính trị ở Trung Kì và các sinh viên Sư phạm Hà Nội.
Hỏi: Hoạt động chủ yếu của hội là ở đâu?
Giảng:Thời kì đầu TVCMĐ còn là một tổ chức chưa có lập trường chính trị rõ rệt. Trong quá trình hoạt động TVCMĐ đã nhiều lần sang Quảng Châu liên lạc và bàn kế hoạch hợp nhất với hội VNCMTN, ngược lại hội VNCMTN cũng đã củ người sang thảo luận về việc hợp nhất hai tổ chức với TVCMĐ
Hỏi: Trên cơ sở đó TVCMĐ có sự phân hoá như thế nào?
Hỏi: So sánh về chủ trương, hoạt động, thành phần của VNCMTN với TVCMĐ?
GV: Treo bảng phụ, đối chiếu với kết quả thảo luận của HS, giảng khắc sâu kiến thức.
Hội VNCMTN: 
+ Thành phần chủ yếu là những chiến sĩ cách mạng yêu nước: Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Ngô Gia Tự
+ Địa bàn hoạt động: Khắp cả nước
+ Chủ trương: Truyền bá Cn Mác-LN vào trong nước, chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự thành lập chính đảng vô sản ở VN
 Hội TVCMĐ:
+ Thành phần: Chủ yếu là tầng lớp tiểu tư sản và trí thức yêu nước
+ Địa bàn: Hoạt động chủ yếu ở Trung Kì
Chủ trương : Có sự phân hoá: vô sản- Tư sản
Có sự chống đối giữa hai khuynh hướng
Chủ trương đôi khi chưa rõ dàng, còn theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hói và chủ nghĩa cá nhân
Giảng: Mặc dù còn nhiều hạn chế so với hội VNCMTN do NAQ sáng lập ở Trung Quốc, nhưng TVCMĐ cũng đã có nhiều cố gắng trong hoạt động. Điều đó đã đánh dấu sự phát triển của phong trào CMVN
Bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao sư Cam Tiêm, Phú riềng, đồn điền cà phê Ray-na..,
Thống nhất, đoàn kết vì lợi ích chung
SGK
Đấu tranh vì mục đích chính trị, có tổ chức, có liên kết
Phát triển nhanh chóng
SGK
Trung Kì
Phân hoá thành hai khuynh hướng: TS và VS
Thảo luận và trả lời theo yêu cầu của câu hỏi
I . Bước Phát triển mới của phong trào CMVN:18’
-1926-1927: Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra, tiêu biểu là bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao sư Cam Tiêm, Phú riềng, đồn điền cà phê Ray-na..,
-Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc
Đấu tranh có tính chất chính trị, có mục đích, có tổ chức, có sự liên kế
Phong trào nông dân và các tầng lớp khác phát triển mạnh mẽ
II. Tân Việt cách mạng đảng (7/1928):18’
-7/1928, Tân Việt cách mạng Đảng ra đời gồm những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước 
Hoạt động chủ yếu ở Trung Kì
Do ảnh hưởng của hội VNCMTN, Tân việt cách mạng đảng có sự phân hoá thành hai khuynh hướng: Vô sản và tư sản. Một số đảng viên Tân Việt đã chuyển sang hội VNCMTN
Củng cố- Bài tập:3’
Hỏi: phong trào công nhân giai đoạn 1925-1927 có gì tiến bộ?
Gợi ý: 
Phong trào nổ ra mạnh mẽ, rộng khắp
Mang tính thống nhất trong toàn quốc
Đấu tranh mang tính chất chính trị, có mục đích, có tổ chức ,có liên kết
Hướng dẫn học bài ở nhà:1’
Học bài cũ
Làm bài tập SGK
Chuẩn bị bài tiếp: CMVN trước khi ĐCS ra đời( Tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiết 20.docx