Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 9: Kiểm tra một tiết

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 9: Kiểm tra một tiết

. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Thông qua bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong học tập, từ đó giúp GV rút kinh nghiệm, cải tiến cách dạy và giúp HS cải tiến cách học theo định hướng tích cực hóa người học.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA:

 - Kiến thức trọng tâm thuộc 2 chương (chương I đến chương II)

 - Câu hỏi kiểm tra gồm câu hỏi trắc nghiệm, tự luận. Gồm các loại câu hỏi củng cố kiến thức, tổng hợp và câu hỏi vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Mức độ vừa sức đối với đa số HS và đủ thời gian làm bài.

 - G/v ra 2 đề kiểm tra.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 9: Kiểm tra một tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 9 KIểM TRA MộT TIếT 
I. Mục đích yêu cầu:
	Thông qua bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong học tập, từ đó giúp GV rút kinh nghiệm, cải tiến cách dạy và giúp HS cải tiến cách học theo định hướng tích cực hóa người học.
II. Nội dung kiểm tra: 
	- Kiến thức trọng tâm thuộc 2 chương (chương I đến chương II) 
	- Câu hỏi kiểm tra gồm câu hỏi trắc nghiệm, tự luận. Gồm các loại câu hỏi củng cố kiến thức, tổng hợp và câu hỏi vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Mức độ vừa sức đối với đa số HS và đủ thời gian làm bài.
	- G/v ra 2 đề kiểm tra.
Đề I.
Câu 1: (3.5 điểm) 
	Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
Câu 2: (3 điểm) 
	Hãy trình bày những nét nổi bật của châu á từ sau năm 1945? Sự ra đời của nước Cộng hào nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3: (3.5 điểm) Trình bày những nét chính về đất nước Cu Ba anh hùng?
Đề II.
Câu 1: (3.5 điểm) Em hãy trình bày sự khủng hoảng và tan rã của Liên bangXô Viết?
Câu2: (3 điểm)
	Em hãy trình bày những nét nổi bật của tình hình Đông Nam á từ sau năm 1945? Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN?
Câu3: (3.5 điểm)
	Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi đã đạt được những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn?
Biểu điểm và đáp án.
(Yêu cầu: Các bài nêu đầy đủ các sự kiện tiêu biểu, nội dung chính xác đạt điểm tối đa.)
Đề I.
Câu 1: (3.5 điểm)
* Hoàn cảnh: (1điểm)
- Các nước TB phương Tây luôn có âm mưu hành động chống phá Liên Xô cả về kinh tế, chính trị, quân sự.
- Liên Xô phải chi phí những khoản tiền lớn cho việc củng cố quốc phòng và công cuộc XD CNXH.
* Đường lối: (1điểm)
Tiếp tục xây dựng CSVC - KT của CNXH với các kế hoạch dài hạn: 5 năm lần thứ 5(51-55); thứ 6(56-60) và kế hoạch 7 năm.
- Phương hướng chính: Đầu tư phát triển CN nặng, thực hiện thâm canh trong N2, đẩy mạnh KH-KT, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
* Thành tựu: (1.5điểm)
- Kinh tế: là cường quốc CN đứng thứ 2 TG (sau Mĩ).
- KHKT: phát triển ngành KH vũ trụ.
- Quốc phòng: Đạt được thế cân bằng về sức mạnh quân sự và sức mạnh hạt nhân.
- Thực hiện tốt chính sách đối ngoại.
- Tích cực ủng hộ phong trào CMTG.
- Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao trên TG.
Câu 2: (3 điểm)
 * Tình hình các nước châu á:(0,5 điểm)
- Diện tích: 44T km2 (rộng số 1 TG), dân số: 3,35 tỉ người (1995)
- Tài nguyên: phong phú.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dấy lên khắp Châu á.
+ Chính trị: (0,5 điểm) Không ổn định do chiến tranh xâm lược của đế quốc. Các nước đế quốc duy trì ách thống trị của chúng. Một số nước Châu á diễn ra xung đột.
+ Kinh tế: (0,5 điểm)
- Nhiều nước Châu á đạt được sự tăng trưởng về kinh tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ở Đông Bắc á.
* ý nghĩa lịch sử: (1.5điểm)
- Đó là 1 thắng lợi có ý nghĩa lịch sử kết thúc 100 năm ách đô hộ của đế quốc phong kiến.
- Đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.
- Hệ thống các nước XHCN nối liền từ Âu sang á.
Câu 3: (3.5 điểm)
* Sau chiến tranh:
- 3/1952 tướng Ba-ti-xta làm đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba.
- 26/7/1953, Phi đen Caxtơrô lãnh đạo cuộc tấn công pháo đài Môncađa.
- 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cách mạng thắng lợi. 
* Sau khi giành được độc lập:
+ Lập ra chính phủ lâm thời do Phi-đen Ca-xtơ-rô đứng đầu.
+ Tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để: Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp của TB nước ngoài, Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp và thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.
+ Tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng CNXH (4/1961)
* Kết quả: 
+ Đạt nhiều thành tựu to lớn: xây dựng công nghiệp cơ cấu hợp lý, nông nghiệp đa dạng, văn hóa, giáo dục, y tế phát triển.
Đề II.
Câu 1: (3, 5 điểm)
* Nguyên nhân: (1điểm)
- Năm 1973 khủng hoảng kinh tế TG, bắt đầu từ dầu mỏ
- Duy trì quá lâu 1 mô hình CHXN không phù hợp.
- Không tuân thủ các quy luật kinh tế.
* Công cuộc cải tổ: (1,5điểm)
- Chính trị: Thiết lập chế độ tổng thống đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ Đảng cộng sản Liên Xô.
- Kinh tế: Thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng TBCN.
* Mục đích: - Sữa chữa thiếu sót, sai lầm. Đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. Xây dựng CNXH dân chủ.
* Kết quả: (1điểm)
Công cuộc cải tổ vấp phải nhiều khó khăn -> đất nước ngày càng khủng hoảng và rối loạn.
- Cuộc đảo chính 19/8/1991 thất bại -> Đảng cộng sản Liên Xô phải ngừng hoạt động.
- 11 nước cộng hòa đòi tách khỏi liên bang.
- 25/12/1991 tổng thống Gooc - ba - chốp từ chức, chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô.
Câu 2: (3 điểm)
* Trước chiến tranh TG thứ 2: Các nước Đông Nam á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước phương Tây.
* Sau chiến tranh TG thứ 2:
- Một loạt các nước Đông Nam á nổi dậy dành chính quyền (Inđônêxia, Việt Nam, Lào)
- Bọn đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân phải đứng lên chống xâm lược: Việt Nam, Inđônêxia...
- 7/1946: Anh trao trả độc lập cho Philipin, Miến Điện, Mã Lai.
- Giữa những năm 50 các nước Đông Nam á lần lượt dành độc lập.
- Tình hình Đông Nam á căng thẳng và có sự phân hóa (do Mĩ can thiệp)
- Tháng 9/1954 khối quân sự Đông Nam á thành lập nhằm:
	+ Ngăn chặn CNXH.
	+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
	+ Thái Lan, Philipin gia nhập khối SEATO.
	+ Mĩ xâm lược Đông Dương.
	+ Inđônêxia và Miến Điện hòa bình trung lập.
* Hoàn cảnh ra đời tổ chứuc ASEAN:
- Sau khi dành độc lập một số nước Đông Nam á có nhu cầu hợp tác phát triển.
- Ngày 8/8/1967, ASEAN ra đời gồm 5 nước: Inđônêxia, Thái Lan, MaLai, Philipin, Xingapo.
* Mục tiêu:
- Phát triển kinh tế và văn hóa, thông qua sự hợp tác hòa bình ổn định giữa các thành viên.
Câu 3: (3.5 điểm)
* Đầu thế kỉ XIX, Anh chiếm thuộc địa Kếp, năm 1961 liên bang Nam Phi rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hoà Nam Phi.
* Đấu tranh giành độc lập: Đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai của người da đen dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC). Đứng đầu là Nen-xơn Man-đê-la.
- Năm 1993 xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại sau hơn 3 thế kỉ.
- Tháng 4/1994 Nen-xơn Man-đê-la lên làm Tổng thống, người da đen có quyền tự do.
* ý nghĩa: Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.
* Phát triển kinh tế - xã hội:
- Đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô (6/1996).
- Xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế.
III. Củng cố:
- GV thu bài, dặn dò soạn câu hỏi cuối bài.
* Rút kinh nghiệm.
 Chuẩn bị bài mới: 	Nước Mĩ 
@ & ?
 	 Ngày soạn: Ngày dạy: 
 CHƯƠNG III:	 Mĩ, NHậT BảN, TÂY ÂU Từ NĂM 1945 ĐếN NAY
Tiết: 10 BàI 8: 	 NƯớC Mĩ
A. MụC TIÊU BàI HọC:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những nội dung chính sau:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và quân sự trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
- Dựa vào đó, các giới cầm quyền Mĩ đã thi hành một đường lối nhất quán: đó là một chính sách đối nội phản động, đẩy lùi mọi phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và một chính sách đối ngoại bành trướng, xâm lược với mưu đồ làm bá chủ thống trị toàn thế giới. Tuy nhiên trong hơn nửa thế kỉ qua, Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề. 
2. Tư tưởng: Cần làm cho HS nhận thức được rằng, một mặt ta đẩy mạnh các quan hệ hợp tác phát triển với Mĩ nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặt khác kiên quyết phản đối mọi mưu đồ bá quyền của các giới cầm quyền Mĩ nhằm xâm lược, nô dịch các dân tộc khác. 
3. Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và khái quát các vấn đề.
B. Thiết bị, ĐDDH: 
	- GV: Bản đồ nước Mĩ. Máy chiếu.
	- HS: SGK, SBT
C. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
	? Trình bày diễn biến cách mạng Cu - Ba?
3. Dạy và học bài mới: Giới thiệu bài: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu là các nước Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu. Nét nổi bật nhất của hệ thống tư bản chủ nghĩa sau năm 1945 là Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, trở thành siêu cường. Với sự vượt trội về kinh tế, khoa học kĩ thuật, hiện nay nước Mĩ đang giữ vai trò hàng đầu trong nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. Hôm nay chúng ta học bài về nước Mĩ. 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ Hai.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- Sử dụng bản đồ nước Mĩ, g/v giới thiệu về vị trí địa lí, diện tích, dân số.
? Em có nhận xét gì về nước Mĩ sau khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai?
? Nguyên nhân nào dẫn đến điều đó? (Học sinh yếu)
? Những chi tiết cụ thể nào chứng tỏ rằng nước Mĩ trở thành nước Tư bản giàu mạnh nhất thế giới và chiếm ưu thế về mọi mặt?
- G/v sử dụng các kênh hình để cho HS thấy được những điểm mạnh của Mĩ.
- G/v nhấn mạnh (Tích hợp với môi trường): Việc sản xuất vũ khí nguyên tử đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đặc diệt đó là sự hủy diệt cực lớn. 
- G/v cho HS xem một số tranh về vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản.
? Trong những thập niên tiếp sau đó nền nước Mĩ có nhưng thay đổi nào?
? Vì sao Mĩ lại có những thay đổi đó? (Học sinh yếu)
G/v chốt: Như vậy tình hình nước Mĩ sau những thập niên 90 của thế kỉ XX có những bước thay đổi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm vài nét về sự phát triển khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- G/v dẫn: Nước Mĩ là nơi khởi đầu của KH - KT lần thứ Hai và là nước đi đầu về KH - KT và công nghệ trên thế giới, đã đạt được nhiều thành tựu kì diệu.
? Nêu những thành tựu chủ yếu về KH - KT của Mĩ? (Học sinh yếu)
- G/v sử dụng tranh ảnh về các thành tựu.
? Những thành tựu đó có tác dụng gì đối với nước Mĩ và người dân Mĩ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nắm vài nét về những chính sách đối nội và đối ngoại sau chiến tranh.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Thể chế chính trị của Mĩ được tồn tại như thế nào? 
 Hướng dẫn HS thảo luận:
- Nhóm 1: Trình bày những chính sách đối nội và kết quả?
- Nhóm 2: Trình bày những chính sách đối ngoại và kết quả?
G/v nhận xét, bổ sung và giải thích thêm một số điểm về các phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ, các nước trên thế giới.
Đọc thông tin sgk.
S: 159.450 km2 và dân số 280562489(2002)
Học sinh trả lời.
- Sản lượng CN chiếm 56,47% sản lượng CN thế giới, gấp 2 làn các nước Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật, ý cộng lại.
- Nắm 3/4 trữ lượng vàng thế giới. Có lực lượng mạnh nhất thế giới và độc quyền về nguyên tử.
HS trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe.
Đọc thông tin sgk.
Lắng nghe.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Quan sát.
Tra lời, nhận xét.
Đọc thông tin sgk.
Trả lời.
Thảo luận theo nhóm (bàn).
Cử đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
Lắng nghe.
I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ Hai.
- Bước ra khỏi chiến tranh, Mĩ trở thành nước Tư bản giàu mạnh nhất thế giới và chiếm ưu thế về mọi mặt.
* Nguyên nhân:
- Thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.
- Xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá.
- Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến.
* Những thập niên sau: vẫn đứng đầu về một số mặt nhưng kinh tế không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
* Nguyên nhân:
- Các nước Tư bản Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ.
- Kinh tế vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
- Chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
- Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong xã hội Mĩ.
II. Sự phát triển khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.
* Thành tựu:
- Sáng chế các cộng cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động..)
- Các nguồn năng lượng mới.
- Vật liệu tổng hợp, cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ (7/1969).
- Sản xuất các loại vũ khí hiện đại (tên lữa, máy bay tàng hình).
* Tác dụng: Nền kinh tế của Mĩ không ngừng tăng trưởng và đời sống vật chất, tinh thần của người Mĩ có nhiều thay đổi.
III. Chính sách đối nội và đối ngoại sau chiến tranh.
Đảng Dân chủ và Đảng cộng hòa thay nhau cầm quyền.
1. Đối nội: Ban hành hàng loạt đạo luật phản động.
- Cấm ĐCS hoạt động, chống lại phong trào đình công, loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi nhà nước.
- Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc.
* Kết quả: Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ dữ dội.
2. Đối ngoại: Đề ra chiến lược toàn cầu nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và thiết lập nền thống trị toàn thế giới.
- Tiến hành viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
- Ráo riết tiến hành các biện pháp, chính sách nhằm xác lập thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối.
* Kết quả: Tuy đã đạt được một số mưu đồ những Mĩ cũng chịu nhiều thất bại. Tiêu biểu là chiến tranh Việt Nam.
D. Cũng cố, hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung của bài học:
	+ Nguyên nhân Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới.
	+ Những thành tựu và tác dụng của nó.
	+ Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ, kết quả.
- Chuẩn bị bài mới: 
Nhật Bản
@ & ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET9, 10.doc