. Kiến thức: Học sinh nắm:
- Tình hình thế giới từ 1945 đến nay có những diễn biến phức tạp, nhưng đặc điểm chủ yếu nhất là thế giới chia thành hai phe: XHCN và TBCN do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu
- Xu thế hiện nay của thế giới là chuyển từ “ đối đầu” sang “ đối thoại”
pTuần 15 Bài 13 Tiết 15 TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU 1945 ĐẾN NAY I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nắm: - Tình hình thế giới từ 1945 đến nay có những diễn biến phức tạp, nhưng đặc điểm chủ yếu nhất là thế giới chia thành hai phe: XHCN và TBCN do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu - Xu thế hiện nay của thế giới là chuyển từ “ đối đầu” sang “ đối thoại” 2. Tư tưởng: Học sinh cần nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt với những diễn biến phức tạp giữa một bên là lực lượng XHCN độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ, với một bên là ĐQCN và các thế lực phản động 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, so sánh để học sinh thấy rõ: - Mối liên hệ giữa các chương và các bài - Bước đầu làm quen với việc phân tích các sự kiện lịch sử theo logic: Bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. II . Đồ dùng - Bản đồ thế giới III . Các bước: 1. ổn định 2. Kiểm tra: ? Em hãy nêu những thành tựu to lơn của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai của loài người ? ? Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần II có vị trí, ý nghĩa to lớn như thế nào đối với loài người ? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Em hãy cho biết sự ra đời, phát triển và những sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu ? - Sau chiến tranh thế giới II, CNXH trở thành một hệ thống thế giới trải dài từ châu Âu đến châu Á và Mĩ La -Tinh . - Ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát triển của thế giới ? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu là gì ? - Sai lầm trong đường lối, chính sách ... - Sự chống phá của CNĐQ và thế lực phản động => CNXH sụp đổ là tổn thất nặng nề cho phong trào công nhân và Cộng sản quốc tế ? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á-Phi-Mĩ La -Tinh ( từ 1945Ưnay) đạt được những thành tựu nào ? - Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã sụp đổ - Hơn 100 quốc gia giành được độc lập - Đạt được những thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN GV minh hoạ thêm: + Trung Quốc hiện nay đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và cao vào bậc nhất th khoảng 9%/ năm + Ấn Độ đang vươn lên về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ + Singapo có thu nhập bình quân đầu người cao thứ hai thế giới sau Thuỵ Sĩ ( trên 28.000 USD/ người / năm) ? Sau chiến tranh thế giới II, các nước Mĩ, Nhật Bản, TâyÂu phát triển như thế nào ? - Mĩ trở thành giàu nhất thế giới có mưu đồ làm bá chủ thế giới nhưng thất bại ở Việt Nam - Các nước tư bản liên kết với nhau theo khu vực để phát triển: E.E.C ( cộng đồng kinh tế châu Âu) hiện nay là EU ( Liên minh châu Âu) => Hiện nay có 3 trung tâm lớn: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu ? Quan hệ quốc tế ( từ 1945 đến nay) như thế nào ? - Xác lập trật tự hai cực I-an-ta - Thế giới chia thành hai phe đối nhau ( chiến tranh lạnh) - Chấm dứt chiến tranh lạnh chuyển sang đối thoại - Nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi GV phân tích thêm Tuy vậy, tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, một số cuộc xung đột sắc tộc, tôn giao vẫn xảy ra: Nam Tư cũ, Tây á, Châu Phi. ? Em hãy cho biết những thành tựu điển hình của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thức hai và ý nghĩa lịch sử to lớn của nó ? - Khoa học cơ bản - Công cụ mới - Vật liệu mới - Năng lưọng mới - Cách mạng xanh - Giao thông vận tải và thông tin liênlạc - Chinh phục vũ trụ ? ý nghĩa ? GV tổng kết lại toàn bộ những thành tựu trên GV: trình bày lại ? Quan hệ quốc tế từ trước đến nay ? ? Xu thế mới của thế giới hiện nay là gì ? ? Tại sao nói: Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc ? - Kinh tế thế giới ngày càng quốc tế hoá cao độ, xu thế sẽ hình thành thị trường thế giới, hàng hoá vào các nước sẽ nhiều hơn, hàng hoá chất lượng và giá cả hợp lý hơn. Nhưng trong các nước đó không có chính sách đầu tư phát triển tốt cho kinh tế quốc gia thì sẽ bị hàng nhập khẩu làm cho sản xuất trong nước khó khăn, Công nghiệp cổ truyền không phát triển được I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay 1. Hệ thống các nước XHCN - Trở thành một hệ thống thế giới trải dài từ châu Âu đến châu Á và Mĩ La - Tinh 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi, và Mĩ La- Tinh ( từ 1945 đến nay) - Phát triển mạnh mẽ. " Hơn 100 quốc gia giành được độc lập 3. Sự phát triển của nước tư bản chủ yếu Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu - Hình thành 3 trung tâm kinh tế lớn Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu 4. Quan hệ quốc tế ( 1945 đến nay) - Xác lập trật tự hai cực I-an-ta - Thế giới chia thành hai phe đối nhau ( chiến tranh lạnh) - Chấm dứt chiến tranh lạnh chuyển sang đối thoại - Nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi 5. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai và ý nghĩa lịch sử của nó II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay - Chuyển từ “ đối đầu” sang “ đối thoại” là: hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. 4. Củng cố: ? Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại ( từ 1945 đến nay) ? ? Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì ? 5. Dặn dò: - Học kĩ bài cũ - Xem trước bài tiếp theo - Làm bài tập SGK/ 54
Tài liệu đính kèm: