Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 6 - Năm 2011

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 6 - Năm 2011

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

 1/ Kiến thức:

-Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ .

-Niềm tin thiện thắng ác ,chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh .

2/ Kĩ năng:

 - Giúp HS kể lại được câu chuyện cổ tích .

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 6 - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6 Ngày soạn: 29/09 /2012 
Tiết 23 + 24: 	 Ngày dạy: 02/10/2012
 Văn bản:
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1/ Kiến thức: 
-Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ .
-Niềm tin thiện thắng ác ,chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh .
2/ Kĩ năng: 
 - Giúp HS kể lại được câu chuyện cổ tích .
-Biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại .
-Bước đầu trình bày những cảm nhận ,suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.
GDKNS:Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái ,sự công bằng trong cuộc sống .
 3/ Thái độ : Giáo dục HS đức tính thật thà, thương người, giúp đỡ người khác.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Nghiên cứu bài, đọc kĩ những lưu ý ở SGV. 
2/ Học sinh: Đọc, kể và tìm hiểu truyện.
III/ Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Thế nào là truyện cổ tích?
 Đáp án: Cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật.
 - Có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
 3) Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình :Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được nhân dân ta yêu thích. Đây là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống quân xâm lược Nội dung truyện còn hấp dẫn như thế nào nữa, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong 2 tiết học hôm nay. 
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp ,thuyết trình,
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản --> Gọi HS đọc từng đoạn. ( 4 HS)
- GV nhận xét, góp ý về cách đọc.
- HS đọc và tìm hiểu các chú thích.
- GV lưu ý một số chú thích cho HS cần nắm kĩ.
- HS kể tóm tắt
*Hoạt động 3 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa ,thuyết trình,thảo luận nhóm ,khái quát ,thảo luận theo cặp .
Hỏi: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy nhân dân muốn thể hiện điều gì?
-HS thảo luận theo bàn trong 2 phút và đại diện các cặp trả lời -> lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét bình giảng 
--> HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý 
Hết Tiết 1
Hỏi: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trãi qua những thử thách như thế nào?
-HS thảo luận theo nhóm và ghi ra bảng phụ trong 3 phút .
-GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày 
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
-GV nhận xét và khái quát lại 
Hỏi: Qua những thử thách ấy, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì?
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Nhận xét của em về những lần thử thách mà Thạch Sanh phải trãi qua.
- HS trả lời --> GV khái quát ý.
Hỏi: Đối lập với tính cách và hành động của Thạch Sanh là tính cách và hành động của Lý Thông. Em hãy chỉ ra sự đối lập này?
-HS thảo luận theo bàn trong 1 phút và đại diện các cặp trả lời -> lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét bình giảng 
Hỏi: Nêu ý nghĩa của những chi tiết thần kì (tiếng đàn, niêu cơm)
HS động não trong 3 phút và trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV thuyết trình 
Hỏi: Trong phần kết thúc truyện, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không?
GV GDKNS cho học sinh cần tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái ,sự công bằng ,yêu chuộng hòa bình ,sự chiến thắng của những điều chính nghĩa lương thiện trong cuộc sống (GDKNS:PPthuyết trình).Qua đây gv nhấn mạnh lòng nhân ái ,sự công bằng ,yêu chuộng hòa bình ,sự chiến thắng của những điều chính nghĩa lương thiện trong cuộc sống là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam .
*Hoạt động 3: Phương pháp vấn đáp ,khái quát 
Hỏi:Nêu ý nghĩa văn bản?
- HS đọc ghi nhớ --> GV phân tích ý.
I/ Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
Lưu ý: 3, 6, 7, 8, 11, 12, 13
3.Kể
II/ Tìm hiểu văn bản.
1.Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
- Thạch Sanh do Thái tử đầu thai.
- Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh.
- Được thần dạy võ nghệ và phép thần thông.
--> Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật.
=> Những con người bình thường vẫn có khả năng, phẩm chất kì lạ.
2. Những thử thách Thạch Sanh phải trãi qua:
- Bị lừa đi canh miếu -> giết chằn tinh.
- Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa --> Lý Thông lấp cửa hang.
- hồn chằn tinh, đại bàng báo thù --> Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
- Quân 18 nước chư hầu sang đánh.
=> Thạch Sanh thật thà, chất phác, dũng cảm, tài năng, vị tha, yêu hoà bình.
-Lý Thông: xảo trá, tham lam, ích kỉ, hèn nhát,vong ân bội nghĩa 
3. ý nghĩa của chi tiết thần kì:
 giải thoát Thạch Sanh
Tiếng đàn công chúa khỏi câm
 vạch mặt Lý Thông
 + Quân 18 nước xin hàng
=> Tiếng đàn tuyệt diệu tượng trưng cho tình yêu ,công lí ,nhân đạo, hòa bình ,khẳng định tài năng ,tâm hồn tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ đại diện cho cái thiện.
- Niêu cơm --> kì lạ => tượng trưng cho tình thương ,tấm lòng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta.
-Kết thúc có hậu:Thể hiện ước mơ ,niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa ,lương thiện .
III/ Tổng kết
Ý nghĩa:
Thạch Sanh thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa lương thiện.
* Ghi nhớ
 4) Củng cố:	
 - Nêu ý nghĩa của các chi tiết thần kì?
 5) Dặn dò:
 - Đọc truyện và kể diễn cảm truyện. Học ghi nhớ SGK/ 67
 - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ: 
 IV. Rút kinh nghiệm:
.
Tuần 7 Ngày soạn: 29/09/2012
Tiết 25 	Ngày dạy:02/10/2012
 Tiếng Việt:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức:
- Giúp HS nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm.
2/ Kĩ năng:.
- HS rèn luyện kỹ năng phát hiện lỗi, phân tích và sửa lỗi
- Sử dụng từ ngữ đúng, phù hợp mục đích diễn đạt
GDKNS:- Ra quyết định: nhận ra và lựa chọn cách sửa các lỗi dùng từ
3/ Thái độ : Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đúng, không mắc lỗi.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Nghiên cứu bài dạy + bảng phụ có chứa ngữ liệu phần I/ sgk- 68,bảng phụ ghi ngữ liệu phân tích phần II
 2/ Học sinh: Tìm hiểu bài và soạn bài.
III/ Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: a. Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ về từ nhiều nghĩa?
 b. Vì sao có sự chuyển nghĩa? Cho ví dụ và chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển
Đáp án: a.Từ nhiều nghĩa: mũi mũi dao
 mũi thuyền
 .
 b.Chuyển nghĩa: hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
 HS cho ví dụ --> chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
3) Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình 
-Trong khi nói và viết, chúng ta còn mắc phải những lỗi dùng từ trùng lặp và lẫn lộn giữa các từ gần âm. Để biết được nguyên nhân và cách chữa lỗi như thế nào ? Hôm nay các em sẽ cùng cô tìm hiểu.
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa ,thuyết trình,thảo luận nhóm 
- Gv treo bảng phụ có chứa ngữ liệu phần I/ sgk- 68
GV gọi HS đọc đoạn 2 văn trên bảng phụ.
? Chỉ ra những từ được nhắc lại nhiều lần.
-Hs trả lời 
a. Tre (7 lần)	
- Giữ (4 lần)	
- Anh hùng (4 lần)
? Cách lặp này có tác dụng gì?
- Nhằm mục đích nhấn mạnh ý tạo nhịp hài hòa như một bài thơ cho văn xuôi.
? Truyện dân gian được lặp mấy lần?
- Dân gian (2 lần)
? Sự lặp lại ở hai ví dụ (a) và (b) có gì khác nhau?
? Em hãy sửa lại câu (b).
- Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
? Qua phần tìm hiểu ví dụ hãy rút ra nhận xét nguyên nhân nào mắc lỗi và cách chữa?
GDKNS:- Nhận ra và lựa chọn cách sửa lỗi dùng từ.
**Hoạt động 3 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa ,nêu và giải quyết vấn đề 
- GV treo bảng phụ:
a. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng của tỉnh.
b. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
? Gạch dưới những từ dùng sai?
? Hãy chữa lại những câu mắc lỗi lặp từ?
- Tham quan : là xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
- Mấp máy : Cử động khẻ và liên tiếp.
? Nghĩa của từ tham quan là gì?
? Sử dụng trong câu này có phù hợp không?
? Nhấp nháy thường để chỉ hoạt động của cái gì?
? Nếu để chỉ hoạt động của miệng, phải dùng từ nào cho thích hợp?
? Qua phần tìm hiểu ví dụ hãy rút ra nhận xét nguyên nhân nào mắc lỗi và cách chữa?
? Vậy khi dùng từ ta phải hiểu rõ điều gì?
-HS đọc ghi nhớ 
**Hoạt động 4 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa ,thuyết trình,thảo luận nhóm
 - Bài tập 1
? Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong bài tập.
? Trong câu a, em sẽ lược bỏ những từ nào.
- Bỏ : Bạn, ai, cũng rất, lấy làm, bạn, Lan.
- Câu b bỏ: câu chuyện ấy, nhân vật ấy, thay bằng đại từ thay thế họ.
- Câu c bỏ: lớn lên, vì nghĩa của từ này trùng với trưởng thành
Bài tập 2
Hãy thay từ dùng sai bằng các từ khác. Chỉ nguyên nhân.
? Sau khi bỏ các từ trùng lặp, em sẽ viết như thế nào.
a. Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b. Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
c. Vùng này còn khá nhiều hủ tục như : ma chay, cưới xin,
? HS giải nghĩa tất cả các từ sai cũng như đúng.
- Sinh động : có khả năng gợi ra những hình ảnh nhiều dạng vẻ khác nhau, hợp với hiện thực đời sống;
- Linh động : không quá câu nệ vào nguyên tắc.
- Bàng quan : đứng ngoài cuộc mà nhìn.
- Bàng quang : Bọng chứa nước tiểu.
- Hủ tục : Phong tục đã lỡi thời.
- Thủ tục : Những việc phải làm theo quy 
I. LẶP TỪ
a. Lặp từ: Tre ( 7 lần )
 Giữ - giữ ( 4 lần )
Anh hùng ( 2 lần )
-Việc lặp này nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà cho đoạn văn.
b. Từ lặp: Truyện dân gian ( 2 lần )
 Đây là lỗi lặp
Sửa: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
* Nguyên nhân: Thiếu cân nhắc khi dung từ.
* Cách chữa:
- Bỏ bớt những từ lặp.
- Thay bằng những từ khác, nội dung không thay đổi.
II. LẪN LỘN CÁC TỪ GẦN ÂM: 
a. Từ dùng sai: Thăm quan
- Nguyện nhân sai: Sai chính tả, lẫn lộn
- Sửa lại: Thay = tham quan ( xem thấy tận mắt để mở rộng tầm hiểu biết )
® Câu đúng: Ngày mai, chúng em sẽ đi tham quan ...
b. Từ dùng sai: Nhấp nháy
- Vì lẫn lộn các từ gần âm
- Thay = mấp máy ( cử động nhẹ và liên tục )
® Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc.
* Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
* Cách chữa:
- Hiểu đúng và đầy đủ nghĩa của từ.
* Ghi nhớ: SGK/ 56
III. LUYỆN TẬP:
1. Lược bỏ các từ trùng lặp:
a/ Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến.
b/ Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c/ Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
2. Thay từ:.
a/ Thay linh động = sinh động.
b/ Thay bàng quang = bàng quan.
c/ Thay thủ tục = hủ tục.
· Nguyên nhân sai: nhớ không chính ©m.
4) Củng cố :GV củng cố lại bài 
5) Dặn dò:
 - Học bài và xem lại các lỗi lặp từ để vận dụng vào việc viết văn.
 - Xem lại các bài tập đã làm.- Chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 1:
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần 8 Ngày soạn:07/10/2012
Tiết 29: 	Ngày dạy:09/10/2012
 Tập làm văn:
TRẢ BÀI TẬP LÀ\M VĂN SỐ 1
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức
- Áp dụng lý thuyết phân môn làm văn vào bài viết số 1 ( Văn tự sự)
- Củng cố một bước xây dựng truyện, xây dựng nhân vật
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng về việc sử dụng từ, viết văn và cách xây dựng một bài văn.
3/ Giáo dục: Giúp học sinh hiểu được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình và biết cách sửa lỗi.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Chấm và sửa lỗi trong các bài viết của HS.
 2/ Học sinh: Nhớ và ghi lại yêu cầu đề + Soạn bài (SGK/ 69)
III/ Tiến trình lên lớp:
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ: Không
 3) Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình 
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa :
- HS nhắc lại đề --> GV ghi đề.
Hỏi: Em hãy chỉ ra từ trọng tâm của đề?
Hỏi: Hãy cho biết kiểu bài, nội dung và tư liệu để làm bài?
- HS trả lời
Hỏi: Dàn ý của bài văn tự sự có mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
-> HS nhắc lại kiến thức về văn tự sự
Hỏi: Mở bài làm như thế nào?
Hỏi: Truyện kể về những sự việc nào?
Hỏi: Truyện kết thúc như thế nào? Kể sự việc trên nhằm mục đích gì? Mục đích đó đã đạt chưa?
-> HS trình bày - Lớp nhận xét.
- GV bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý.
- GV trả bài viết cho HS.
- HS đọc kĩ lại bài, chú ý những nhận xét của GV trên bài làm 
- HS tự nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm của mình.
- GV nhận xét chung bài làm của lớp.
- HS lên bảng ghi lại những lỗi chính tả, dùng từ sai trong bài làm của mình.
--> Lớp nhận xét, sửa lại các lỗi đó.
- GV dùng bảng phụ có ghi lại một số lỗi sai cơ bản mà HS mắc phải về câu, diễn đạt.
- HS chỉ ra các lỗi sai ở câu văn GV đưa ra sửa sai.
I. Đề:
 - Kể lại một truyện truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.
1/ Xác định đề:
 a) Thể loại: Văn tự sự (kể chuyện).
 b) Nội dung: Kể một truyện truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.
 c) Giới hạn: Một truyện truyền thuyết đã học.
 2/ Dàn ý đại cương:
a) Mở bài:
- Giới thiệu truyện truyền thuyết mà mình định kể.
 b) Thân bài:
- Kể diễn biến của câu chuyện.
 c) Kết bài:
- Kể kết cục của câu chuyện.
II. Trả bài và tự nhận xét bài làm:
 1/ Trả bài:
 2/ Tự nhận xét bài làm:
 a) Ưu điểm:
- Bám sát yêu cầu đề, làm rõ các phần của bài văn.
- Vận dụng kiến thức của bài văn tự sự vào việc làm bài.
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, cẩn thận.
 b) Khuyết điểm:
- Bài làm chưa sát với yêu cầu đề.
- Chưa làm rõ các phần.
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ 
- Chữ viết cẩu thả, không rõ ràng.
III. Chữa lỗi:
 1/ Lỗi chính tả:
- vẩy -> vẫy; sinh đẹp -> xinh đẹp;
- thánh gióng -> Thánh Gióng.
 2/ Viết tắt:
- Ko -> không; Hùng Vương thứ 16 -> 
Hùng Vương thứ mười sáu.
 3/ Diễn đạt lủng củng, ý sai:
- Cách đây ở thế kỷ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương đẹp tuyệt trần và người cha của nàng là vua Hùng Vương muốn kén rể cho con gái mình -> Hùng Vương thứ mười tám có một cô công chúa rất xinh đẹp nên ông muốn kén cho con một người chồng thật tài giỏi để đem lại hạnh phúc cho nàng.
 4) Củng cố:
 - GV tổng kết, tuyên dương bài làm tốt, phê bình bài làm sơ sài.
 - GV chọn ra 2 bài làm đạt điểm cao -> yêu cầu HS đọc để các bạn học tập.
 5) Hướng dẫn học ở nhà
 - Xem lại bài viết và những ưu khuyết điểm được nhận xét trong bài.
 - Xem lại kiến thức về văn tự sự.
 - Chuẩn bị bài: Luyện nói kể chuyện 
IV.Rút kinh nghiệm:
 .
 ..
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6(Xong).doc