Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 13

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 13

. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông hai trong truyện. Qua đó hiểu được tinh thânà yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

 Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện.

2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1617Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn:
 Tiết 61; 62: LÀNG
 ( Trích) KIM LÂN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông hai trong truyện. Qua đó hiểu được tinh thânà yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
	Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích * sgk/171, 172.
+ Cho biết vài nét về tác giả Kim Lân?
+ Cho biết năm sáng tác và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
II.
- GV đọc 1 đoạn và hướng dẫn HS đọc văn bản và chú thích từ ngữ khó sgk.
+ Cho biết thể loại của văn bản?
+ Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?
+ Có thể chia văn bản thành mấy phần, nêu nội dung từng phần?
+ Hãy tóm tắt đoạn trích theo từng phần đã chia?
- GV tóm tắtphần tác phẩm bị lược bỏ: Ông Hai yêu làng, những ngày trước cách mạng tháng 8, tình yêu làng biểu hiện qua việc khoe làng của ông. Ông khoe làng ông có phòng thông tin sáng sủa, có đài phát thanh cao bằng ngọn tre, đường làng lát gạch.
Ông tự hào cả sinh phần của viên tổngđối với làng ông. Đến khi làng bị Pháp chiếm đóng, ông phải bỏ làng đi tản cư, ông Hai luôn nhớ về làng
III
- GV cho HS đọc lại phần 1 của văn bản.
+ Cuộc sống của ông Hai và gia đình ở nơi tảan cư có gì khác? Ông Hai có mối quan tâm nào khác? Ông quan tâm đến những điều gì? Mối quan tâm của ông Hai về làng được thể hiện qua chi tiết nào? 
+ Ông Hai nhớ những gì ở làng? Vì sao ông Hai cảm thấy vui khi nghĩ về làng mình? Điều đó cho thấy tình cảm của ông Hai như thế nào?
+ Chi tiết nào nói về mối quan tâm của ông Hai đối với cuộc kháng chiến của dân tộc?
+ Trong đó mối quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông có mối quan tâm đặc biệt nào?
+ Lời văn có gì đặc biệt? Tìm câu nói thể hiện độc thoại nội tâm của nhân vật?
+ Qua đó em nhận xét gì về tính cách của ông Hai?
- GV cũng cố bài học chuyển sang tiết 2.
 Tiết 2
+ Cảm giác của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc như thế nào?
+ Các chi tiết đó cho thấy tình cảm của ông Hai thế nào?
+ Cảm nghĩ “ cực nhục” của ông Hai được thể hiện qua đoạn văn nào? Vì sao ông thấy cực nhục?
+ Ông Hai đã bộ lộ tâm trạng như thế nào qua những độc thoại của mình?
+ Cảm nhận của em về tình cảm của ông Hai đối với làng quê, đất nước? 
- HS đọc phần 3 của văn bản?
+ Biết làng không theo giặc, ông Hai có những biểu hiện khác thường nào? Dáng vẻ ấy phản anáh nội tâm như thế nào?
+ Vì sao ông Hai lại khoe “ Tây nó đốt nhà tôi rồi” lúc này, ông Hai có cử chỉ gì đặc biệt? Cử chỉ đó phản ánh điều gì?
+ Qua đó em hiểu gì về ông Hai, hiểu gì về người nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp?
* Tổng kết
+ Những biểu hiện tốt đẹp nào thể hiện tấm lòng yêu nước của ông Hai?
+ Những điều đáng quí nào của nhân dân ta đối với quê hương, đất nước, với kháng chiến?
+ Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?
Hoạt động 3: 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
A. TÌM HIỂU BÀI
I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Sgk/171, 172.
II. KẾT CẤU
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Phương thức biểu đạt: Tự sự
3. Bố cục: 3 phần.
P1: Từ đầu...cứ múa lên, vui quá.
→ Nỗi nhớ làng của ông Hai trong những ngày tản cư.
P2: Tiếp...đôi phần.
→ Tâm trạng xấu hổ, đau khổ, buồn bực khi nghe làng theo giặc.
P3: Còn lại.
→ Niềm vui, niềm tự hào khi làng được cải chính.
III. PHÂN TÍCH
1.Tình yêu làng của ông Hai.
a. Trong những ngày tản cư xa làng.
- Nhớ những ngày: Cùng anh em ...bí mật.
- ông Hai cảm thấy vui vì làng tích cực tham gia kháng chiến.
→ Gắn bó tự hào, có trách nhiệm với làng quê.
- Mong nắng cho Tây chết mệt.
- Nghe tin tức thường xuyên về làng.
- Đầy lòng tin kháng chiến.
- Không giấu cảm xúc vui buồn.
→ Tình yêu làng thiết tha, nồng nhiệt.
b. Nghe tin làng theo Tây.
- Cổ họng nghẹn... vướng ở cổ.
→ Xấu hổ uất ức.
-Chao ôi! Cực nhục chưa...Việt gian bán nước.
→ Tấm lòng sắc son, thuỷ chung với làng quê, đất nước, với kháng chiến.
c. Nghe tin làng được cải chính.
- Cái mặt buồn...hấp háy.
 → Nhẹ nhõm, vui sướng.
- Lật đật đi thẳng sang bên bác Thứ...về cái làng của ông.
 → Sung sướng, hả hê, coi trọng danh dự, yêu làng, yêu nước trên hết.
* Ghi nhớ: Sgk/174.
B. LUYỆN TẬP.
Hoạt động 4: Đánh giá. 
+ Nhà văn thể hiện cách nhìn như thế nào đối với người nông dân và cuộc kháng chiến của dân tộc?
+ Nêu diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai để thấy được tình yêu làng của ông?
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
Tuần 13	 Ngày soạn:
 Tiết 63: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG 
 PHẦN TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trêncác vùng, miền đất nước.
2. Kĩ năng: Biết cách vận dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I.
+ Chỉ các sự vật, hiện tượng, không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?
+ Từ từ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân?
+ Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân?
+ Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bt1a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân? Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về 
điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?
+ Cho biết phương ngữ nào được coi là ngôn ngữ toàn dân?
+ Chỉ ra những từ ngữ địa phương và cho biết chúng thuộc phương ngữ nào?
A. TÌM HIỂU BÀI
1. a. sầu riêng, chôm chôm ( phương ngữ Nam bộ)
- Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác, được dùng phổ biến ở vùng nghệ - tĩnh.
- Bồn bồn: Một loại thân cây mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây Nam bộ.
b. PNB PNT PNN
Nghiện nghiện ghiền
Mẹ mạ má
c. Hòm hòm hòm
( hình hộp ( áo quan) ( áo quan)
đựng đồ)
2. VÌ những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này mà không xuất hiện ở 93 địa phương khác. Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền. ( nhưng không quá lớn)
3. Bảng b: Phương ngữ Bắc ( cá quả, lợn, ngà)
Bảng c: Phương ngữ Bắc (ốm)
→ Phương ngữ Bắc thường lấy làm chuẩn của tiếng Việt.
4. Chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng,
 mụ ( PNT) - Phổ biến ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị và TTH.
Hoạt động 4: Đánh giá. 
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
- Tiếp tục sưu tầm từ ngữ địa phương 3 miền.
Tuần 13	 Ngày soạn:
Tiết 64: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
	Tác dụng của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như trong khi viết văn bản tự sự.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I.
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ/176, 177.
+ Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
+ Chỉ ra dấu hiệu chứng tỏ đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
+ Ngoài ra, còn có câu đối thoại nào trong đoạn trích?
+ Câu “ – Hà, nắng gớm, về nào” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao?
+ Tìm câu nói tương tự trong đoạn trích?
+ Những câu như “ Chúng nó.đấy ư? Khốn nạntuổi đầu” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có dấu gạch đầu dòng như những câu nêu ở điểm (a) & (b)?
+ Nêu tác dụng của việc sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự? Nêu tác dụng của chúng?
Hoạt động 3
HS thảo luận nhóm.
+ Tác dụng của cuộc đối thoại đó?
A. TÌM HIỂU BÀI
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
* Ví dụ: sgk/176, 177.
a. Ba câu đầu: Hai người phụ nữ nói với nhau.
- Dấu hiệu: 2 lượt lời qua lại: Nội dung đều hướng tới người tiếp chuyện.
- Hình thức thể hiện: Bằng dấu gạch ngang đầu dòng.
b. Câu Hà, nắng gớm, về nào...Ông Hai nói một mình với chính mình không hướng vào ai, không liên quan đến hai người đàn bà tản cư. Vì đây là câu nói đánh trống lãng của ông Hai.
→ Lời độc thoại.
- Câu tương tự: Chúng bây...nhục nhà thế này.
Là những câu ông Hai hỏi chính mình những câu này không phát ra thành tiếng nói mà chỉ là âm thầm diễn ra trong suy nghĩ.
- Suy nghĩ nên không gạch đầu dòng.
→ Độc thoại nội tâm.
d. Đối thoại: Làm cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật .
- Độc thoại, độc thoại nội tâm: Khắc hoạ được tâm trangạ nhân vật.
* Ghi nhớ sgk/178.
B. LUYỆN TẬP.
1. – Có 3 lượt lời trao ( bà Hai)
- Có 2 lượt lời đáp ( ông Hai)
- Câu hỏi thứ 2 ông Hai đáp lại bằng một từ Gì. Câu hỏi thứ 3, ông Hai đáp lại bằng một câu cụt lủn, gắt gỏng Biết rối!
→ Thể hiện tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong đêm nghe tin làng theo giặc.
Hoạt động 4: Đánh giá. 
+ Cho biết yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự?
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
Tuần 13	 Ngày soạn:
Tiết 65: LUYỆN TẬP:
TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Kể lại một sự việc theo ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý 1 trong 3 đề sgk ở nhà.
- GV hướng dẫn đề mẫu.
- HS trình bày trước lớp.
- theo tinh thần xung phong và GV chỉ định.
A. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Đề: Tâm trạng của em sau khi làm việc có lỗi.
* Diễn biến của sự việc:
- Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em.
- Sự việc gì? Mức độ sai trái, có lỗi với ai?
- Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết.
* Tâm trạng:
- Tại sao em lại suy nghĩ dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở.
- Em có suy nghĩ như thế nào? Lời hứa với bản thân ra sao?
II. LUYỆN NÓI TRÊN LỚP
* Yêu cầu: 
- Diễn đạt bằng lời, có kèm điệu bộ, cử chỉ. ( không đọc thành lời đã viét sẵn)
- Nói rõ ràng, mạch lạc, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
- Chú ý phát âm chuẩn, cách dùng từ ngữ ( không sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ, tiếng lóng)
Hoạt động 4: Đánh giá. 
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
- Về nhà tiếp tục luyện nói.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan13.doc