Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 15

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 15

Giúp học sinh cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

1. Kiến thức:

- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn trích “Chiếc lược ngà”

- Thấy được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Nắm được sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật

 

doc 19 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3004Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn .. Tiết 71
Giảng9A:
	9B:
CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
1. Kiến thức:
- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn trích “Chiếc lược ngà”
- Thấy được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Nắm được sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ:
	 - Trân trọng tình cảm gia đình ,yêu quý kính trọng cha mẹ..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo, 
HS: Đọc và soạn bài trả lời câu hỏi trong SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A . 9B.
- Bài cũ: Vì sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật chính đều không được đặt tên
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chúng:
GV: Em hãy nêu những nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Quang Sáng?
HS: - Từ sau 1954 tập kết ra Bắc.
- Tác phẩm có nhiều thể loại chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. Năm 1975
GV: Xuất sứ tác phẩm?
HS:Viết năm 1966 khi tác giả đang ở chiến trường Nam Bộ.
- Vị trí đoạn trích : Nằm ở giữa truyện.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc:
Râ rµng diÔn c¶m thÓ hiÖn râ t©m lÝ nh©n vËt chó ý ®o¹n ®èi tho¹i
GV ®äc mÉu 1 ®o¹n
HS ®äc
GV nhận xét
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số chú thích giải nghia từ khó, từ địa phương
GV: Tóm tắt cốt truyện của đoạn trích
Yêu cầu: Ngắn gọn đảm bảo những tình tiết chính và đúng mạch lạc câu chuyện
HS: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khicon bé Thu lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà thăm con . Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba không giống với người chụp trong bức hình mà em đã biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì lúc ông Sáu phải ra đi. ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quí nhớ thương con vào việc làm một chiéc lược bằng ngà voi để tăng con. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn
GV: Em hãy nêu tình huống của truyện?
HS: Anh Sáu về phép thăm nhà, gần 3 ngày, bé Thu không nhận anh là ba nó, đến lúc hiểu ra sự thật thì cha con lại phải xa nhau.
- Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh
GV: Đoạn trích chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
HS: 
GV: Nhận xét gì về ngôi kể? ngôi kể ấy có tác dụng gì?
 *Ngôi kể:
+ Ngôi thứ nhất,đặt vào nhân vật anh Ba.
+ Tác dụng: Tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu truyện.
*Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm + miêu tả.
* Hoạt động: Tìm hiểu văn bản
GV: Diễn biến tâm lí và tình cảm của nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện có thể chia làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
HS: : Có thể chia làm 2 giai đoạn: trước và sau khi nhận ra cha.
GV: Theo dõi đoạn truyện kể về nhân vật bé Thu trong những ngày ông Sáu về thăm nhà
GV: Sau nhiÒu n¨m xa c¸ch, gÆp l¹i con «ng S¸u thÓ hiÖn t×nh c¶m cha con nh­ thÕ nµo?
HS: Vui mõng vå vËp, thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ vừa gọi vừa chìa tay đón con
GV: §¸p l¹i sù vå vËp cña ng­êi cha, bÐ Thu cã th¸i ®é g×?
HS: Nghe gọi :Con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác , lạnh lùng.
- Con bé thấy lạ quá , mặt nó bỗng tái đi, vụt chạy và kêu thét : má, má.
GV: Tại sao bé Thu lại có thái độ như vậy?
HS: Lần đầu gặp cha bé Thu tỏ ra ngờ vực, hoảng sợ “Giật mình, tròn mắt nhìn”. => Bé Thu lo lắng và sợ hãi.
GV: Ngê vùc, l¶ng tr¸nh, ¤ng S¸u cµng muèn gÇn th× bÐ Thu cµng l¹nh nh¹t, xa c¸ch.
GV: *Thảo luận nhóm: 
- Trong hai ngày đêm tiếp theo thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn ra như thế nào?
Nhóm 1 trình bày
- Khi mời ông Sáu vào ăn cơm, bé Thu nói như thế nào? Nhận xét gì về cách nói ấy?
HS: Nói trống không, không chấp nhận ông Sáu là cha. (Vô ăn cơm- Cơm chín rồi)
GV: Trong bữa ăn bé Thu đã có phản ứng gì?
HS: Khi ông Sáu bỏ trứng cá vào chén nó ,nó hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm.Ông Sáu đánh nó, nó sang bà ngoại , khóc.
GV: Phản ứng đó cho thấy thái độ của bé Thu đối với ông Sáu như thế nào?
HS: Nó cự tuyệt một cách quyết liệt hơn trước tình cảm của ông Sáu.
GV: Phản ứng ương ngạnh đó có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không ? tại sao?
HS: Không phải là đứa bé hư vì bé Thu không chấp nhận một người khác với cha mình trong tấm ảnh, 
=> Chứng tỏ tình cảm thương yêu của nó với cha.
GV: Lí do gì khiến bé Thu có hành động như vậy?
HS: Vì vết sẹo trên mặt của cha.
GV: Chi tiết vết sẹo có ý nghĩa ntn trong việc lên án chiến tranh?
HS: Tố cáo chiến tranh đã làm cho tình cha con phải xa cách 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm:
* Tác giả: 
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang
- Từ sau 1954 tập kết ra Bắc.
- Tác phẩm có nhiều thể loại chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
* Tác phẩm:
- Viết năm 1966 khi tác giả đang ở chiến trường Nam Bộ, thêi k× cuéc kh¸ng chiÕn chèng MÜ diÔn ra ¸c liÖt
- Vị trí đoạn trích : Nằm ở giữa truyện.
2. Đọc- tìm hiểu chú thích:
* Tình huống của truyện:
Anh Sáu về phép thăm nhà, gần 3 ngày, bé Thu không nhận anh là ba nó, đến lúc hiểu ra sự thật thì cha con lại phải xa nhau.
- Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh
3. Bố cục:
+ P1: Từ đầu đến “Bắt nó về”àTình cảm của bé Thu 2 ngày đầu 
+ P2: Tiếp đến “Tuột xuống” - > Buổi chia tay đầy nước mắt.
+ P3: Còn lại: Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.
*Ngôi kể:
+ Ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật anh Ba.
+ Tác dụng: Tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu truyện.
*Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm + miêu tả.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
Nhân vật bé Thu
a. Thái độ tình cảm của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha
- Nghe gọi :Con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác , lạnh lùng.
- Con bé thấy lạ quá , mặt nó bỗng tái đi, vụt chạy và kêu thét : má, má.
-> Lần đầu gặp cha bé Thu tỏ ra ngờ vực, hoảng sợ .
- Những ngày đoàn tụ: Ông Sáu quan tâm chờ đợi con gái gọi là ba:
- Khi mời ông Sáu ăn cơm Nói trống không, không chấp nhận ông Sáu là cha. 
- Trong bữa ăn khi ông Sáu gắp trứng cá vào chén nó ,nó hất cái trứng ra.Ông Sáu đánh nó, nó sang bà ngoại , khóc.
-> Nó cự tuyệt một cách quyết liệt hơn trước tình cảm của ông Sáu.
=> C¸ tÝnh ương ngạnh m¹nh mÏ, t×nh c¶m s©u s¾c ch©n thËt.Chứng tỏ tình cảm thương yêu của nó với cha.
3. Củng cố:
 HS tóm tắt truyện?
 4. hướng dẫn học ở nhà:
 	- Tóm tắt truyện- phân tích thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha.
 	 - Chuẩn bị phần tiếp theo.Phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc
Soạn .. Tiết 72
Giảng9A:
	9B:
CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn trích “Chiếc lược ngà”
- Thấy được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Nắm được sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ:
	 - Trân trọng tình cảm gia đình ,yêu quý kính trọng cha mẹ..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo, 
HS: Đọc và soạn bài trả lời câu hỏi trong SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A . 9B.
- Bài cũ: Vì sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật chính đều không được đặt tên
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu văm bản
GV: Gọi HS nhắc lại kiến thức giờ trước
GV: Anh mắt bé Thu ngày ông Sáu đi như thế nào? Điều đó biểu lộ một nội tâm như thế nào?
HS: Cái nhìn không ngơ ngác, không lạnh lùng , Đứng ở góc nhà với vẻ mặt buồn rầunó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
GV: Bé Thu phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu nói “Thôi ,ba đi nghe con”?
HS: Thái độ và tình cảm đột ngột thay đổi kì lạ đến khó hiểu và rất cảm động. “Tiếng ba” của nó như xé cả sự im lặng trong lòng nó.
Nó bỗng kêu thét lên :,nhanh như sóc, nó thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc.
- Nó hôn ba nó
- Ôm chầm lấy ba nó, mếu máo
GV: Qua thái độ và hành động của bé Thu trước và khi nhận ra ba, ta có thể thấy bé Thu là người ntn?
HS: Trước không nhận cha, giờ đã hiểu vìa sao cha có vết thẹo. Nghi ngờ được giải tỏa, cùng với sự ân hận nối tiếc.
GV: Đó là tâm trạng như thế nào?
HS: Tình yêu nỗi nhớ, niềm ân hận, nuối tiếc của bé Thu bị dồn nén lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả ,cuống quýt, mãnh liệt ào ạt.
Có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát rạch ròi.
 + Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng vẫn hồn nhiên.
 + Có tình yêu cha mãnh liệt và mạnh mẽ
GV: Nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bé Thu trong đoạn trích trên? Từ đó bé Thu hiện lên với tính cách gì trong cảm nhận của em?
HS: : Miêu tả dáng vẻ ,lời nói cử chỉ. để bộc lộ nội tâm kết hợp bình luận về nhân vật=> Bé Thu: Hồn nhiên chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương.
GV: Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
GV: Tình cảm sâu nặng của ông Sáu đối với con được thể hiện trong những hoàn cảnh nào?
HS: : Từ tám năm nay ông chưa một lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ.
- Tìm chi tiết miêu tả cảnh ông Sáu lần đầu trông thấy con, lúc ấy tâm trạng của ông như thế nào?
HS: Vui mừng vồ vập lấy con Xuồng chưa cập bến: Nhảy thót lên 
 Gọi “Thu ! Con.”, vừa bước , vừa khom người đưa tay chờ đón con.
=> Vui và tin đứa con sẽ đến với mình.
GV: Hình ảnh ông Sáu khi bị con khước từ được miêu tả như thế nào? Tâm trạng của ông ra sao?
HS: Đứng sững, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy.tìm cách vỗ về mong con gọi một tiếng ba -> Buồn bã ,thất vọng.
GV: Từ những biểu hiện đó nỗi lòng của ông được bộc lộ như thế nào ?
HS: Tình yêu thương của người cha trở nên bất lực.Ông buồn vì tình yêu thương của người cha chưa được con đền đáp.
GV: Khi chia tay con lên đường.Nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, một tay ôm con ,một tay lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con
=> Đó là đôi mắt giàu tình yêu thương và độ lượng, đó là nước mắt sung sướng, hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.
GV: Tình cảm sâu nặng và cao đẹp ấy được biểu hiện tập trung và sâu sắc nhất ở phần nào? 
HS: Phần sau của truyện khi ông Sá ...  từ chỉ quan hệ họ hàng: Anh, chị, cô, chú, dì,....
- Danh từ chỉ chỉ chức vụ nghề nghiệp, tên riêng: Giám đốc, cô giáo, Lan,...
2.Phương châm "xưng khiêm, hô tôn".
Ví dụ: Quí ông, quí bà, bệ hạ...
3. Lựa chọn từ ngữ xưng hô.
III. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
1. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
2. Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp
HS: Có thể chuyển như sau: 
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. 
 Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mời ngày quân Thanh đã bị dẹp tan.
- Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp
Từ xng hô
tôi (ngôi thứ nhất)
Chúa công (ngôi thứ hai)
Nhà vua
Vua (ngôi thứ ba)
Quang Trung
( ngôi thứ ba)
Từ chỉ địa điểm
đây
(tỉnh lược)
Từ chỉ T/g
Bây giờ
Bấy giờ
 3. Củng cố
 - Tác dụng của việc tuân thủ phương châm hội thoại trong giao tiếp?
 - Cách lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp?
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt.
 - Xem lại cách giải bài tập. Ôn tập kĩ các bài đã học:
 + Các phương châm hội thoại
 + Xưng hô trong hội thoại
 + Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
 + Sự phát triển của từ vựng
 - Giờ sau kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết.
Soạn . Tiết 74
Giảng 9A:
	9B:
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức:
- Qua giờ kiểm tra: đánh giá kết quả nhận thức của HS về phần tiếng Việt đã học
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. 
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
* Ma trận
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TNTL
Các phương châm hội thoại 
C1,2,9
(1,5)
3
 (1,5)
Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
C3
(0,25)
C12
3
2
 (3,25)
Sự phát triển của từ vựng
C4
0,25
C10 
 2
3
 (2.25)
Trau dồi vốn từ
C5
0,25
1
 (0,25)
Thuật ngữ
C6,7
(0,5)
2
 (0,5)
Tổng kết về từ vựng
C8
(0,25)
C11
2
1
 (2,25)
Tổng số 
6
 1,5
3
 1,5
3
 7
12
 10
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS GV: Ra đề (phô tô), đáp án, biểu điểm.
 HS: Ôn phần kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC :
 * Sĩ số : 9A :...................................... ; 9B :......................................................
 1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
 2. Bài mới: GV phát đề bài HS làm bài
A. Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm )
 *Khoanh tròn vào chữ cái trước mỗi câu trả lời mà em cho là đúng (câu 1-> 8)
Câu 1: Thành ngữ " Ông nói gà bà nói vịt " liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 	A. Phương châm về lượng. C. Phương châm về chất.
	B. Phương châm về quan hệ. D. Phương châm cách thức.
Câu 2: Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Lan : Cậu có biết trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ở đâu không?
- Bình: Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!
A. Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức.
Câu 3: Lời dẫn trực tiếp là:
A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, được đặt trong dấu ngoặc kép.
B. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp.
C. Lời dẫn trực tiếp không cần đặt trong dấu ngoặc kép.
D. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, không cần để trong dấu ngặc kép..
Câu 4: Việc mượn từ trong tiếng Việt là để:
A. Phát triển từ ngữ tiếng Việt B. Biết ngôn ngữ nước ngoài
C. Người Việt Nam đi du lịch D. Người Việt Nam hiểu văn hoá nước ngoài
Câu 5: Lời giải thích nào sau đây là đúng về nghĩa của từ "đoạt "?
 A. Thu được kết quả tốt B. Chiếm được phần thắng
 C. Chiếm được vật chất D. Giành được thành tích cao
 Câu 6:Từ ngữ nào dưới đây không phải là thuật ngữ của môn tiếng Việt?
 A. ẩn dụ	 C. ẩn hiện
 B. Chủ ngữ 	 D. Cảm thán
Câu 7: Đặc điểm của Thuật ngữ là gì?
A.Mang tính biểu cảm.
B.Mỗi thuật ngữ chỉ biểu hiện một khái niệm và ngược lại mỗi khái niệm chỉ biểu hiện bằng một thuật ngữ
C.Mỗi thuật ngữ được biểu thị nhiều khái niệm.
D.Thường dùng trong các tác phẩm thơ.
Câu 8: Một từ có thể diễn đạt nhiều ý là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng?
 A. Hiện tượng đồng âm B. Hiện tượng đồng nghĩa
 C. Hiện tượng từ nhiều nghĩa. D. Hiện tượng trái nghĩa.
Câu 9: Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng
A
Nối
B
1. Nói có căn cứ, chắc chắn
1-
a. Nói dối
2. Nói một cách hú họa không có căn cứ
2-
b. Nói nhăng, nói cuội
3. Nói nhảm nhí, vu vơ
3-
c. Nói mò
4. Nói sai sự thật một cách cố ý
 nhằm che giấu điều gì đó
4-
d. Nói có sách, mách có chứng
e. Nói trạng
 II. Tự luận (7 điểm )
Câu 10 (2đ): Câu 2: Tìm mô hình cấu tạo từ ngữ mới theo mẫu: 
- Năm từ theo mẫu: Học tập : X + Tập 
- Năm từ theo mẫu: Văn học : Văn + X 
Câu 11 (2đ): Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi.
 " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".
 ( Viễn Phương - Viếng lăng Bác )
 Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào ? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao?
Câu 12 (3đ): Em hãy lấy 1 ví dụ về cách dẫn trực tiếp và chuyển sang cách dẫn gián tiếp?
B. Đáp án biểu điểm
I.Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
B
A
A
B
C
1- d ; 3- b
2- c ; 4- a
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1
II. Tự luận ( 7 điểm )
 Câu 10 (2 điểm ):
+ Học tập: Thực tập, kiến tập, luyện tập, sưu tập, tuyển tập 
	+ Văn học: Toán học, khảo cổ học, sinh học, khoa học, động vật học .
Câu 11 (2 điểm ): 
- HS xác định đúng biện pháp tu từ ẩn dụ ( 0,5 điểm )
- Xác định đúng đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ (0,5 điểm )
- Giải thích được: Sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển (1 điểm ).
Câu 12 (3đ):
- Đặt câu lời dẫn trưc tiếp (1,5 điểm).
- Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp (1,5 điểm).
 3. Củng cố
 - Thu bài, đếm bài- nhận xét ý thức làm bài của HS
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Tiếp tục ôn lại kiến thức về phần Tiếng Việt đã học.
 - Ôn tập để giờ sau kiểm tra về thơ truyện hiện đại. 
Soạn................... Tiết 75
Giảng9A:
	9B:
KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	1. Kiến Thức
 	- Trên cơ sở học sinh tự ôn tập, nắm vững văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ, truyện hiện đại đã học từ tuần 10 đến tuần 15 để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp.
 2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội.
 3. Thái độ 
 - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
 Thiết lập ma trận 
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
Tổng số 
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
 Đồng chí 
C 1,2
 o,5 
C3 
 0,25
3
 0,75
Đoàn thuyền đánh cá 
C4,5 
 0,5
2
 0,5
 Lặng lẽ Sa Pa 
C6 
 0,25
 C11
 5
2 
 5,25
 Làng
C7,8
 0,5 
 2
 0,5 
 Tác giả, tác phẩm
C9 
 1
1 
 1
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
C10
 2
1 
 2
Tổng số
5
 1,25 
5
 3,75 
1
 5
 11
 10
II.CHUẨN BỊ GV VÀ HS:
Giáo viên :
Giáo án, đề kiểm tra.
Học sinh :
	- Học bài để kiểm tra.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
	1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A .......................... 9B......................
- Bài cũ:
2. Bài mới: 
A. Đề kiểm tra
I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm ) 
 * Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 
Câu 1: Bài thơ Đồng chí sáng tác vào năm:
 	A. 1948 	B. 1984 
C. 1947 	D. 1974 
Câu 2: Bài thơ Đồng chí được viết theo thể thơ nào: 
	A. Thất ngôn bát cú đường luật. 	B. Tự do. 
	C. Lục bát. 	D. Tám tiếng. 
Câu 3: Chủ đề bài thơ Đồng chí là : 
A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong. cuộc kháng chiến trống Pháp. 
B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bồ đội cách mạng.
C. Sự nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính.
D. Vẻ đẹp hình ảnh :" Đầu súng trăng treo". 
Câu 4. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm nào: 
	A. Giữa trưa. 	B. Lúc nửa đêm.
	C. Khi gần sáng. 	D. Lúc mật trời lặn. 
Câu 5. Những người đánh cá làm gì khi thuyền ra khơi? 
	A. Cầu cho trời yên biển lặng. 	B. Hát ngững bài ca lao động. 
	C. Hạ cột buồm xuống. 	D. Ăn cơm thật no. 
Câu 6. Nhân vật nào không được nhắc tới trong lặng lẽ Sa Pa ? 
	A. Bác lái xe. 	B. Ông hoạ sỹ. 
	C. Cô gái. 	D. Ông Hai. 
Câu 7. Vì sao ông Hai lại có cảm giác cổ " nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê râm râm"? 
	A. Ông vui vì nghe tin về làng mình. 
	B. Ông cảm động vì thấy làng mình vẫn vững vàng chống giặc. 
	C. ông bất ngờ nghe tin giữ cả làng theo việt gian. 
	D. ông bị nghẹn khi uống nước chè.	
Câu 8. Vì sao khi chớm nghĩ " hay là quay về làng", ông Hai lại tự phản đối mình ngay lập tức ? 
A. Vì ông sợ đường xá xa xôi. 	
B. Vì ông tiếc công vỡ vạt đất ven bờ suối. 
C. Vì như thế là bỏ kháng chiến bỏ cụ Hồ. 	
D. Vì ông sợ dân tản cư không cho ông đi.
Câu 9: Nối nội dung cột A (tác giả) với nội dung cột B (tác phẩm) cho đúng.
TT
A (Tác giả)
Nối
B (Tác phẩm)
1
Chính Hữu
1-
a. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
2
Bằng Vịêt
2-
b. Chiếc lược ngà
3
Phạm Tiến Duật
3-
c. Lặng lẽ Sa Pa.
4
Nguyễn Quang Sáng
4-
d. Đồng chí
e. Bếp lửa.
II. Tự luận (7điểm ) 
Câu 10 (2): Nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có gì khác lạ?
 Câu 11: 5 điểm 
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn " lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn thành Long ?
C. Đáp án, biểu điểm 
I. Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm) 
 Mỗi ý đúng ( 0,25 điểm ) 
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
A
D
B
D
C
C
Câu 9: 1-d, 2-e,
 3-a, 4-b
II. Trắc nghiệm khách quan 
Câu 10: 2điểm
- Khá dài tưởng như có chỗ thừa, chính chỗ thừa lai làm nổi bật lên hiện thực những chiếc xe không kính->Mới lạ độc đáo thu hút người đọc
Câu 11: (5điểm ) 
 	* Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật (1điểm ) 
	* Thân bài. Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên (5điểm )
 + Say mê có tình thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp thầm lặng mà cần thiết cho xã hội, cho nhân dân, đất nước. 
+ Sôi nổi yêu đời, vô tư, cởi mở và chân thành với mọi người; sống ngăn nắp, khoa học 
+ Khao khát đọc sách, học tập.
+ Khiêm tốn, lịch sự và tế nhị quan tâm đến người khác.
*. Kết luận, bài học và liên hệ bản thân. 
 3. Củng cố 
 - Thu bài, đếm bài và nhận xét giờ kiểm tra.
 4. Hướng dẫn học bài ở nhà: 
 - Ôn lại toàn bộ kiến thức
 - Soạn bài : Cố hương (đọc văn bản- tóm tắt văn bản, tác giả, tác phẩm, 
 chú thích, trả lời câu hỏi 1- SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 15.doc