- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.
- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học.
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.
- Hiểu và sử dụng được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.
2/ Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy logic: phân tích, quan sát, tổng hợp và sử dụng đúng một số thuật ngữ Sinh học.
3/ Thái độ: - Giaó dục lòng yêu thích, hứng thú học tập bộ môn.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tuần: 1 Ngày soạn: 19/08/2012 Tiết: 1 Ngày dạy: 29/08/2012 PHẦN I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương 1: MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC Bài 1: MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học. - Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học. - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen. - Hiểu và sử dụng được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học. 2/ Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy logic: phân tích, quan sát, tổng hợp và sử dụng đúng một số thuật ngữ Sinh học. 3/ Thái độ: - Giaó dục lòng yêu thích, hứng thú học tập bộ môn. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to H 1.2 SGK. Ảnh chân dung của Menđen. 2/ Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài trước ở nhà. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp: 9A1 9A2 2/ Các hoạt động dạy và học: a/ Mở bài: Tại sao con cái sinh ra có cả đặc điểm giống và khác so với bố mẹ? Di truyền học sẽ nghiên cứu về 2 hiện tượng di truyền và biến dị. b/ Phát triển bài: Hoạt động 1: DI TRUYỀN HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK. + Thế nào là di truyền? Thế nào là biến dị? - Yêu cầu HS liên hệ bản thân để thấy được những đặc điểm giống và khác với bố mẹ. - Yêu cầu HS rút ra những đặc điểm di truyền, biến dị của bản thân. - HS nghiên cứu thông tin SGK + Như SGK - HS tìm ra các đặc điểm của bản thân giống và khác so với bố mẹ - HS rút ra nhận xét đặc điểm di truyền, biến dị, các tính trạng của bản thân. Tiểu kết: - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các TT của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. - Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. - Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền Hoạt động 2: MENĐEN - NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục II. GVGiới thiệu chân dung Menđen. + Đối tượng nghiên cứu của Menđen -Treo H1.2, hướng dẫn HS quan sát, để biết sự tương phản của từng cặp tính trạng. + Cho biết nội dung của pp nghiên cứu di truyền của Menđen? - GV nhấn mạnh: Chọn đối tượng nghiên cứu là đậu Hà Lan vì dễ trồng và phân biệt rõ ràng các tính trạng tương phản. - HS đọc thông tin SGK. + Cây đậu Hà Lan - HS phân tích được hình và hiểu được khái niệm tương phản của từng cặp tính trạng. - HS tóm tắt lại nội dung của pp phân tích thế hệ lai của Menđen. - HS lắng nghe 1 số thông tin do GV cung cấp để biết được lý do của việc chon đối tượng nghiên cứu là đậu Hà lan. Tiểu kết: - Bằng phương pháp phân tích thế hệ lai, Menđen đã phát minh ra các qui luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học. Đây là một phương pháp độc đáo: +Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp TT đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ + Dùng thống kê toán học để phân tích các số liệu thu được rút ra quy luật di truyền các TT Hoạt động 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Yêu cầu HS tìm hiểu 1 số thuật ngữ, kí hiệu thông dụng qua thông tin SGK. - Yêu cầu HS lấy thêm một vài ví dụ cho các thuật ngữ này. - HS tìm hiểu và ghi nhớ nội dung thông tin về 1 số thuật ngữ sinh học này. - HS suy nghĩ lấy thêm một vài ví dụ cho mỗi khái niệm. Tiểu kết: - Thuật ngữ: SGK - Ký hiệu: P: Cặp bố mẹ xuất phát, X: Ký hiệu phép lai, G: Giao tử, F: Thế hệ con IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ 1/ Củng cố- đánh giá: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Trình bày nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen? - Lấy các ví dụ về tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm “cặp tính trạng tương phản“. 2/ Nhận xét- Dặn dò: Học bài theo nội dung SGK. Kẻ bảng 2 (tr.8) vào vở bài tập. Đọc trước bài 2.
Tài liệu đính kèm: