Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền (tiếp)

a. Cho các chuột xám và chuột trắng này giao phối với nhau một cách riêng rẽ trong một số thế hệ, nếu ở đời sau không có sự phân li thì chứng tỏ là giống thuần chủng.

 b. Lông xám là tính trạng trội, lông trắng là tính trạng lặn. P thuần chủng. Gọi những chuột lông xám này là những con lai F1.

 c. Kiểu gen (3) với tỉ lệ: 1 : 2 : 1

 Kiểu hình (2) với tỉ lệ trung bình là 3 : 1

 d. Không cần vì lông trắng là tính trạng lặn.

 e. Lai phân tích.

 

doc 40 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN
BÀI TẬP TRONG SGK
Bài 21. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
4. 
	a. Cho các chuột xám và chuột trắng này giao phối với nhau một cách riêng rẽ trong một số thế hệ, nếu ở đời sau không có sự phân li thì chứng tỏ là giống thuần chủng.
	b. Lông xám là tính trạng trội, lông trắng là tính trạng lặn. P thuần chủng. Gọi những chuột lông xám này là những con lai F1.
	c. Kiểu gen (3) với tỉ lệ: 1 : 2 : 1
	 Kiểu hình (2) với tỉ lệ trung bình là 3 : 1
	d. Không cần vì lông trắng là tính trạng lặn.
	e. Lai phân tích.
5. 
	a. Tính trạng màu sắc lông là tính trạng trội không hoàn toàn.
	b. Kiểu gen (3) với tỉ lệ: 1 : 2 : 1
	 Kiểu hình (3) với tỉ lệ: 1 : 2 : 1
	c. Kiểu gen (2) với tỉ lệ: 1 : 1
	 Kiểu hình (2) với tỉ lệ là 1 : 1
	 Không cần.
Bài 22. LAI HAI VÀ NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG
3. 
	a. Tính trạng lông đen là tính trạng trội so với tính trạng lông trắng.
	 Tính trạng lông ngắn là trội so với tính trạng lông dài.
	b. Kiểu gen (9) với tỉ lệ: 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1
	 Kiểu hình (4) với tỉ lệ: 9 : 3 : 3 : 1 
	c. Sử dụng phép lai phân tích.
4.
	a. Tính trạng màu sắc hạt là tính trạng trội không hoàn toàn.
	 Tính trạng hình dạng hạt là tính trạng trội hoàn toàn.
	b. Có 4 loại giao tử, tỉ lệ mỗi loại giao tử là .
	Sơ đồ lai .....................
	6 loại kiểu hình với tỉ lệ: 
3 hạt vàng, trơn : 6 hạt tím, trơn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt vàng, nhăn : 2 hạt tím, nhăn : 1 hạt xanh, nhăn.
	Có thể dự đoán được: 
	Tỉ lệ : = 
	Tỉ lệ : = 
	c. F2 thuộc dòng thuần về 1 hay 2 tính trạng có kiểu hình như sau: 
Kiểu gen
Kiểu hình
AABB
Hạt vàng, trơn
AAbb
Hạt vàng, nhăn
AABb
Hạt vàng, trơn
AaBB
Hạt tím, trơn
Aabb
Hạt tím, nhăn
aaBB
Hạt xanh, trơn
aaBb
Hạt xanh, trơn
aabb
Hạt xanh, nhăn
	d. Kiểu gen (3) với tỉ lệ 1 : 2 : 1
	 Kiểu hình (3) với tỉ lệ:
1 hạt vàng, nhăn : 2 hạt tím, nhăn : 1 hạt xanh, nhăn
	e. Màu sắc hạt: màu tím.
	 Kiểu gen của cây hạt trơn: đồng hợp tử trội.
Bài 23. LIÊN KẾT GEN
4.
	a. Kết hợp câu a và b ta có kết luận:
	- Tính trạng hoa xanh là tính trạng trội: A
	- Tính trạng hoa đỏ là tính trạng lặn: a
	- Tính trạng đài ngả là tính trạng trội: B
	- Tính trạng đài lặn là tính trạng lặn: b
	- P thuần chủng.
	b. Xét tính trạng màu sắc hoa:
	- Tỉ lệ phân tính ở F2: 
	- F1 đồng tính, F2 phân tính theo tỉ lệ 3 : 1, nghiệm đúng định luật 1 và 2 của Menđen.
	- Kiểu gen P là: 	AA aa
	 Xét tính trạng hình dạng đài: 
	- Tỉ lệ phân tính ở F2: 
	- F1 đồng tính, F2 phân tính theo tỉ lệ 3 : 1, nghiệm đúng định luật 1 và 2 của Menđen.
	- Kiểu gen P là: 	BB bb
	Mỗi cặp tính trạng đều phân tính theo tỉ lệ 3 : 1, mà F2 chỉ có 3 loại kiểu hình với tỉ lệ: 98 : 204 : 104 1 : 2 : 1. Chứng tỏ hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên 1 cặp NST, F1 ở dạng dị hợp tử chéo liên kết hoàn toàn , suy ra kiểu gen của P phải là: .
	Sơ đồ lai:
	P: 	hoa đỏ, đài ngả	hoa xanh, đài cuốn
	giao tử:	 	
	F1: 	 	
	(hoa xanh, đài ngả)	(hoa xanh, đài ngả)
	giao tử F1:	 , 	 , 
	F2: Kiểu gen (3): 1 : 2 : 1 
	 Kiểu hình (3): 1 hoa đỏ, đài ngả : 2 hoa xanh, đài ngả : 1 hoa xanh, đài cuốn.
Bài 24. HOÁN VỊ GEN
4. 
	a. Sơ đồ lai:
	P: 	mình đen, cánh cụt	mình xám, cánh dài
	giao tử:	 	
	F1: 	 	
	 (mình xám, cánh dài)	(mình xám, cánh dài)
	giao tử F1: 40%; 40%	50%
	 10%; 10%	50%
	F2: 
0,40 
0,40 
0,10
0,10 
0,50 
0,20 
xám, dài
0,20 
xám, dài
0,05 
xám, dài
0,05 
xám, dài
0,50 
0,20 
xám, dài
0,20 
đen, cụt
0,05 
xám, cụt
0,05 
đen, dài
	Kiểu gen (7):
0,20 : 0,05 : 0,05 : 0,40 : 0,20 : 0,05 : 0,05 
	Kiểu hình (4):
70% mình xám, cánh dài : 20% mình đen, cánh cụt : 5% mình xám, cánh cụt : 5% mình đen, cánh dài.
	b. Sơ đồ lai:
	F1 F1: 	mình xám, cánh dài 	 	 mình đen, cánh cụt
	Đây là phép lai phân tích, nhưng ở đời con thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, chứng tỏ các gen nằm trên một NST, đã xảy ra hoán vị gen.
f% = 
	Vậy khoảng cách giữa hai gen là 16cM.
Bài 25. TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC GEN
3. 
	a. Tỉ lệ phân tính ở F2: = = 
	- Tỉ lệ 9 : 7 là kết quả của 16 kiểu tổ hợp giao tử mà F1 đã đưa đến. Điều này chứng tỏ F1 có 4 loại giao tử, do đó có ít nhất 2 cặp gen không alen tương tác với nhau để hình thành tính trạng màu sắc lông gà đã cho. Con lai F1 là thể dị hợp tử kép AaBb. Mặt khác F1 đồng tính (lông màu) chứng tỏ thế hệ xuất phát thuần chủng.
	- Vậy kiểu gen của P là: 	AAbb 	 	 aaBB
	b. Đặc điển di truyền màu sắc lông gà trong thí nghiệm này là tương tác bổ trợ. Lông màu được quy định bởi sự có mặt của hai gen trội không alen A và B trong kiểu gen, còn lông trắng chỉ sự có mặt của một trong hai gen trội hoặc vằng mặt cả hai gen trội không alen.
	c. Sơ đồ lai:
	P: 	lông trắng	lông trắng
	 AAbb	 	 aaBB
	giao tử P: 	 Ab	 aB
	F1	lông màu 	 	lông màu
	 AaBb	 	 AaBb
	giao tử F1: 	AB, Ab, aB, ab
	F2: 
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
	Kết quả: 
Kiểu gen
Kiểu hình
Tỉ lệ
9 A-B-
lông màu
9
3 A-bb
lông trắng
7
3 aa B-
1 aabb
4.
	a. Tỉ lệ phân tính ở F2: 	37 trắng : 9 đen : 3 nâu = 12 : 3 : 1
	- Tỉ lệ: 12 : 3 : 1 là kết quả của 16 kiểu tổ hợp giao tử mà F1 đưa đến. Điều này chứng tỏ F1 cho 4 loại giao tử, do đó F1 có ít nhất 2 cặp gen không alen tương tác với nhau để hình thành tính trạng màu sắc lông chó đã cho. Con lai F1 có kiểu gen dị hợp tử kép: AaBb. Mặt khác F1 đồng tính (lông trắng) nên thế hệ xuất phát thuần chủng. Vậy kiểu gen của P là:
AABB 	 	aabb
	b. Đặc điểm tính trạng màu sắc lông chó trong thí nghiệm này là tương tác át chế. Lông đen được quy định bởi gen trội B, còn lông nâu do gen lặn b quy định. Gen trội A có tính át chế các gen còn lại, có nghĩa là trong kiểu gen có mặt A sẽ cho màu lông trắng.
	c. Sơ đồ lai: 
	P: 	lông trắng 	 	lông nâu
	 AABB	 aabb
	giao tử P: 	 AB	 ab
	F1: 	lông trắng 	lông trắng
	 AaBb	 AaBb
	giao tử F1: 	AB, Ab, aB, ab
	F2: 
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
	Kết quả: 
Kiểu gen
Kiểu hình
Tỉ lệ
9 A-B-
lông trắng
12
3 A-bb
lông trắng 
3 aa B-
lông đen
3
1 aabb
lông nâu
1
5. 
	a. Quy ước:
gen
alen
1
A1 và a1
2
A2 và a2
3
A3 và a3
	- Kiểu gen của cây thấp nhất:	A1A1A2A2A3A3
	- Kiểu gen của cây cao nhất: 	a1a1a2a2a3a3
	b. Chiểu cao của cây thấp nhất là:
210 - (3 2 20) = 90 cm
	c. Sơ đồ lai:
	P:	Cây thấp nhất	 	 Cây cao nhất
	A1A1A2A2A3A3	 a1a1a2a2a3a3
	giao tử P:	 A1A2A3 	a1a2a3
	F1: Kiểu gen (1) A1a1A2a2A3a3
	 Chiều cao:	150 cm
	d. Sự phân tính chiều cao của các cây F2:
	F1: A1a1A2a2A3a3	A1a1A2a2A3a3
	giao tử F1:	A1A2A3, A1A2a3, A1a2A3, a1A2A3, A1a2a3, a1a2A3, a1A2a3, a1a2a3
	F2:
Số gen trội
Số cây
Chiều cao (cm)
6
5
4
3
2
1
0
1
6
15
20
15
6
1
90
110
130
150
170
190
210
Bài 26. 	SỰ DI TRUYỀN GIỚI TÍNH
4.
	a. Giới tính: đực: XO
	b. 2 loại giao tử: 1 loại giao tử chứa NST X và 1 loại giao tử không chứa NST giới tính nào.
	c. 2n = 24. 	XX (giới cái)
Bài 27. SỰ DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
4. 
	a. - Kiểu gen của người đàn ông: 
	 - Kiểu gen của người đàn bà: 
	 - Sơ đồ lai:
	P: 	♀ 	♂ 
	giao tử P:	 , 	 , Y
	: Kiểu gen (4): 1 : 1 : 1 : 1 
	 Kiểu hình (4): 1 gái bình thường : 1 gái máu khó đông
	 : 1 trai bình thường : 1 trai máu khó đông.
	 - Họ có thể có con trai và con gái bình thường.
	b. Người con trai bị bệnh máu khó đông có kiểu gen: . nhận từ mẹ. Do vậy kiểu gen của người mẹ là: 
	c. 	P:	♀ không mắc bệnh	♂ không mắc bệnh
	d. 	P: 	HH	hh
	Hh 	Không mắc bệnh
	Các con lớn lên xây dựng gia đình:
	Hh	Hh
	Kiểu gen (3):	1HH : 2Hh : 1hh
	Kiểu hình (2): 3 bình thường : 1 mắc bệnh
5.	 có ruồi đực mắt trắng, kiểu gen là: . Chứng tỏ nhận từ ruồi cái mắt đỏ. Vậy ruồi cái mắt đỏ có kiểu gen là: 
	Ruồi đực mắt đỏ có kiểu gen là: 
	Sơ đồ lai:	P: 	mắt đỏ 	mắt đỏ
	: Kiểu gen: 1 : 1 : 1 : 1 
	 Kiểu hình: 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng 
	: 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
BÀI TẬP CHƯƠNG II
I. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
A.
1.	a. Xám	trắng kiểu gen là: Aa aa
	b. Xám 	 	xám kiểu gen là: Aa Aa
	c. Trắng	trắng kiểu gen là: aa aa
	d. Xám 	 	trắng kiểu gen là: AA aa
	e. Xám 	 	xám kiểu gen là: AA AA hoặc AA Aa
2. Dự đoán trong các phép lai b, d, e:
	Cây đậu xám tự thụ phấn tạo ra hạt trắng phải có kiểu gen Aa 
	Ở phép lai b tỉ lệ phân tính ở F1 là 118 : 39 3 : 1, do đó kiểu gen của P là Aa Aa
	Sơ đồ lai P:	Aa 	 	Aa
	F1:	 1 AA : 2 Aa : 1 aa
	Số cây hạt xám ở F1 có kiểu gen Aa chiếm tổng số cây hạt xám ở F1. Do đó số cây hạt xám tạo ra hạt trắng khi tự thụ phấn là: = 78 cây.
	Tương tự vậy ở phép lai d ta tính được có 74 hạt.
 	Ở phép lai e có hai trường hợp:
	- Không có hạt nào.
	- 45 hạt.
B. 
	Theo đề bài ta có các sơ đồ lai sau:
	a. 	P:	♀ trâu đen (2)	♂ trâu trắng (1)
	F1: Lứa 1: Nghé trắng (3)	Lứa 2: Nghé đen (4)
	b. 	♀ Nghé đen (4)	♂ trâu đen (5) Nghé trắng (6)
	- Từ kết quả của phép lai b. Áp dụng định luật Menđen ta thấy tính trạng lông trắng là tính trạng lặn, lông đen là tính trạng trội.
	Gọi A là gen quy định màu lông đen.
	 a là gen quy định màu lông trắng.
	- Các cá thể mang tính trạng lặn chỉ có một kiểu gen đồng hợp theo alen lặn nên các con (1), (3), (6) có kiểu gen: aa.
	- Từ phép lai b ta có:
	Nghé trắng F2 (6) có kiểu gen aa trong đó nhận 1 alen lặn từ bố, một alen a từ mẹ. Mà nghé (4) và trâu (5) đều là tính trạng lông đen nên kiểu gen của chúng chỉ có thể là: Aa.
	- Từ phép lai a ta có:
	F1 có nghé trắng (3) nên trâu đen (2) bắt buộc phải có giao tử mang alen a. Vậy kiểu gen của trâu (2) chỉ có thể là: Aa.
II. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG VÀ LAI NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG
A.
	Quy ước:	Lông đen: A	Lông trắng: a.
	Lông ngắn: B	Lông dài: b.
	Tỉ lệ phân tính của mỗi cặp tính trạng - kiểu gen P:
	a. Lông đen, ngắn Lông đen, ngắn: Kiểu gen P	: AaBb AaBb
	b. Lông đen, ngắn Lông đen, dài: Kiểu gen P	: AABb AAbb
	 hoặc	: AaBb AAbb
	c. Lông đen, ngắn Lông trắng, ngắn: Kiểu gen P	: AaBB aaBB
	 hoặc	: AaBb aaBB
	 hoặc	: AaBB aaBb
	d. Lông trắng, ngắn Lông trắng, ngắn: Kiểu gen P	: aaBb	 aaBb
	e. Lông đen, dài Lông đen, dài: 	Kiểu gen P	: Aabb	 Aabb
	f. Lông đen, ngắn Lông đen, ngắn: Kiểu gen P	: AABb AABb
	 hoặc	: AABb AaBb
	g. Lông đen, ngắn Lông đen, dài: Kiểu gen P	: AaBb Aabb
B.	P:	AABBCCDD	 aabbccdd
	giao tử P:	 ABCD	 abcd
	F1:	AaBbCcDd	 AaBbCcDd
	1. Số kiểu gen ở F2 là: = 81.
	2. Tỉ lệ kiểu gen có kiểu hình lặn về cả 4 gen ở F2 là: = .
	3. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về cả 4 gen trội ở F2 là: = .
	4. Trả lời tương tự phép lai trên.
C. 	1. 16 = 	2. 81 = 
D.
	1. Loại giao tử ABC chiếm tỉ lệ: 
	2. Loại giao tử ABC chiếm tỉ lệ: 
	3. Loại hợp tử AABBCC chiếm tỉ lệ: = 
	4. Không tạo ra loại hợp tử AABBcc
	5. Loại kiểu hình A-B-C- chiếm tỉ lệ: 1 = 
	6. Loại kiểu hình A-B-C- chiếm tỉ lệ: 100%
 ... g hơi quăn
1. Biện luận, tìm quy luật di truyền chi phối cho mỗi tính trạng và cả hai tính trạng nói trên ?
2. Viết sơ đồ lai phù hợp cho mỗi tính trạng
3. Nếu cho F1 tạp giao với nhau thì kết quả phân tính ở F2 sẽ như thế nào ?
Hướng dẫn giải
	1. Hình dạng mào gà di truyền do tương tác bổ trợ giữa 2 gen trội không alen (hồ đào), giữa 2 gen lặn không alen (hình lá). Tính trạng hình dạng lông trội không hoàn toàn.
	Tính trạng mào hạt đậu và tính trạng hình dạng lông di truyền liên kết (ở cái liên kết hoàn toàn, ở đực liên kết không hoàn toàn)
	Tóm lại xét cả 3 gen có các quy luật di truyền: tương tác bổ trợ, trội không hoàn toàn, liên kết, hoán vị gen.
	2. Với thí nghiệm 1: gen liên kết hoàn toàn, cá thể cái F1 dị hợp tử về 3 gen, 2 gen liên kết dị hợp tử chéo, cá thể đực đồng hợp tử lặn.
	- Với thí nghiệm 2: Cá thể đực dị hợp tử về cặp gen quy định mào hoa hồng, đồng hợp tử trội về gen quy định hình dạng lông.
	- Với thí nghiệm 3: có hiện tượng hoán vị gen ở cá thể đực, với tần số mỗi loại giao tử hoán vị là 5%
	3. Viết sơ đồ lai với tần số mỗi loại giao tử hoán vị gen ở đực là 5%
Ở cá thể cái của một loài sinh vật khi phát sinh giao tử do có 3 cặp NST xảy ra trao đồi chéo 1 chỗ nên số loại tế bào trứng tạo ra được là 128 tế bào
1. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài ? Cho biết loài đó là loài nào ?
2. Tìm số kiểu hợp tử tạo ra ở loài đó ?
3. Nếu trên mỗi cặp NST thường của loài tồn tại 2 cặp gen dị hợp tử, trên NST giới tính X tồn tại 1 gen chỉ có trên NST X mà không có trên Y. Biết rằng không có hiện tượng đột biến
a. Tìm số kiểu sắp xếp gen có thể có ở mỗi giới tính ?
b. Số loại giao tử tối thiểu có thể tạo ra ở mỗi giới tính ?
c. Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra ở mỗi giới tính ?
d. Khi giao phối tự do trong loài thì có thể tạo ra bao nhiêu kiểu gen khác nhau (tính đực, cái riêng) ?
Hướng dẫn giải
	1. Bộ NST 2n = 8 ruồi giấm
	2. Số kiểu hợp tử: 2.048
	3. 
	a. Số kiểu sặp xếp gen: cần xét riêng từng cặp NST thường và NST giới tính rồi lấy tích của chúng ta sẽ suy ra số kiểu sắp xếp gen:
	- Ở cá thể cái: 8
	- Ở cá thể đực: 16
	b. Số loại giao tử tối thiểu tạo ra lúc có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn trên NST thường và trên NST giới tính (XX) gen ở dạng đồng hợp tử. Còn trên NST giới tính XY luôn cho 2 loại giao tử.
	- Kiểu giao tử ở cá thể cái: 8
	- Kiểu giao tử ở cá thể đực: 16
	c. Kiểu giao tử tối đa khi ở cá thể cái có hiện tượng hoán vị gen:
	- Kiểu giao tử ở cá thể cái: 128
	- Kiểu giao tử ở cá thể đực: 16
	d. Số kiểu gen có thể có:
	- Ở giới tính cái: 3.000
	- Ở giới tính đực: 2.000
Tạp giao 2 thứ cà chua thuần chủng quả đỏ, phân cành ít với thứ cà chua quả vàng, phân cành nhiều thu được F1 đồng loạt cây lai quả đỏ, phân cành nhiều. Giả sử ở cây lai F1 có 1.500 tế bào giảm phân tạo hạt phấn chín, trong đó có 300 tế bào xảy ra hoán vị gen, số tế bào còn lại không xảy ra hoán vị gen.
1. Nếu cho cây F1 nói trên tự thụ phấn thì kết quả F2 có sự phân li về kiểu gen và kiểu hình như thế nào ? Nếu cho rằng ở tế bào sinh dục cái không có hiện tượng hoán vị gen.
2. Nếu dùng cây F1 nói trên làm dạng bố trong phép lai phân tích thì kết quả đời con có sự phân tính như thế nào?
Biết rằng mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng, các gen nói trên tồn tại trên NST thường.
Hướng dẫn giải
	1. Theo giả thiết F1 tạo ra dị hợp tử chéo, cây quả đỏ, phân cành nhiều là trội so với cây quả vàng, phân cành ít. Tần số hoán vị gen ở tế bào sinh hạt phấn là 10%.
	2. Dựa vào tần số hoàn vị gen lập sơ đồ lai cho kết quả phân li kiểu hình là: 9 : 9 : 1 : 1
Khi nghiên cứu về tính trạng màu sắc hoa và chiều cao của cây thuộc một loài hoa người ta nhận thấy: đưa lai cây hoa vàng với cây hoa tím được đồng loạt hoa đỏ. Cho tự thụ phấn thu được có tỉ lệ phân li:
56,25% cây hoa đỏ
18,75% cây hoa vàng
18,75% cây hoa tím
6,25% cây hoa trắng
Cho cây cao, hoa đỏ tự thụ phấn thu được phân li theo tỉ lệ:
6 cây cao, hoa đỏ
3 cây thấp, hoa đỏ
3 cây cao, hoa vàng
2 cây cao, hoa tím
1 cây thấp, hoa tím
1 cây cao, hoa trắng
1. Biện luận, tìm quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng và cả 2 tính trạng ?
2. Lập sơ đồ lai phù hợp cho mỗi trường hợp trên ? 
3. Nếu cho cây cao, hoa đỏ lai với dạng cây thấp, hoa trắng thì kết quả ở như thế nào (biết chiều cao của cây do 1 cặp gen chi phối)
Hướng dẫn giải
	1. Màu sắc hoa di truyền do tương tác bổ trợ, một tính trạng cho 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1. Tính trạng chiều cao cây ở thí nghiệm 2 trội hoàn toàn, tuân theo quy luật phân tính của Menđen. Gen quy định tính trạng hoa tím liên kết hoàn toàn với gen quy định chiều cao của cây.
	2. Tự kí hiệu gen và viết sơ đồ lai.
	3. Kết quả phân tính ở là: 1 : 1 : 1 : 1
Trong các thí nghiệm nghiên cứu về sự di truyền chiều cao của cây ngô, người ta thu được các kết quả sau:
1. Lai 2 thứ ngô lùn với nhau thu được F1 đồng loạt ngô cây cao. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân tính theo tỉ lệ: 903 cây cao : 701 cây lùn
2. Ngô lùn ngô lùn thu được tỉ lệ: 3 cây lùn : 1 cây cao
3. Ngô cao ngô lùn thu được toàn cây cao
4. Ngô cao ngô cao thu được tỉ lệ phân li: 3 cây cao : 1 cây lùn
Biện luận tìm quy luật di truyền chi phối các phép lai và lập sơ đồ lai phù hợp cho mỗi thí nghiệm.
Hướng dẫn giải
	Sự di truyền tương tác bổ trợ giữa 2 gen trội không alen, cây cao tương tác bổ trợ giữa 2 gen trội. Cây lùn thiếu một trong 2 gen trội hoặc thiếu cả 2 gen trội.
	1. Tỉ lệ F2:	9 cây cao : 7 cây lùn
	2. Có 1 sơ đồ lai
	3. Có 7 sơ đồ lai
	4. Có 4 sơ đồ lai
Tạp giao gà trống lông vằn, chân cao với gà mái lông không vằn, chân thấp thu được F1 đồng loạt gà lông vằn, chân cao. Cho F1 lớn lên tạp giao với nhau thu được F2 phân tính theo tỉ lệ:
6 gà trống lông vằn, chân cao
2 gà trống lông vằn, chân thấp
3 gà mái lông vằn, chân cao
3 gà mái lông không vằn, chân cao
1 gà mái lông vằn, chân thấp
1 gà mái lông không vằn, chân thấp
1. Biện luận để tìm quy luật di truyền chi phối các tính trạng và viết sơ đồ lai từ P đến F2 ?
2. Để có tỉ lệ phân tính kiểu hình ở đời lai là:
25% gà trống lông vằn, chân cao
25% gà trống lông vằn, chân thấp
25% gà mái lông không vằn, chân cao
25% gà mái lông không vằn, chân thấp
Thì gà mái F1 đưa lai với gà trống có kiểu gen và kiểu hình như thế nào ?
Hướng dẫn giải
	1. Tính trạng màu lông liên kết trên NST giới tính X. Tính trạng chiều cao của chân do gen nằm trên NST thường quy định.
	Lông vằn là trội sơ với lông không vằn, chân cao là trội sơ với chân thấp (dựa vào kết quả của F1)
	P thuần chủng, F1 dị hợp tử, F2 tạo ra 16 kiểu tổ hợp gen phân li theo tỉ lệ 6 : 2 : 3 : 3 : 1 : 1
	2. Để có tỉ lệ phân tính như trên thì gà trống đem lai có kiểu gen đồng hợp tử lặn (lông không vằn, chân thấp).
Ở người có 4 nhóm máu do 3 alen điều khiển là: , và . Tính trạng thuận tay phải (P) là trội so với thuận tay trái (p). Mắt nâu (N) là trội so với mắt đen (n). Các gen quy định các tính trạng nói trên tồn tại trên các NST thường khác nhau.
1. Có bao nhiêu kiểu gen có thể có về 3 tính trạng nói trên ? Trong đó có bao nhiêu kiểu gen đồng hợp tử ?
2. Bố mẹ nhóm máu B có thể đẻ con có nhóm máu B và O được không ? Vì sao?
3. Trong một gia đình: mẹ mắt nâu, thuận tay trái, bố mắt đen, thuận tay phải. Đứa con đầu mắt nâu, thuận tay phải, đứa con thứ 2 mắt đen, thuận tay trái. Tìm kiểu gen của bố mẹ và 2 con ?
4. Hai anh em sinh đôi cùng trứng. Vợ người anh có nhóm máu A, thuận tay phải, mắt đen sinh được 2 con trai. Đứa đầu nhóm máu A, thuận tay trái, mắt nâu; đứa thứ 2 nhóm máu B, thuận tay phải, mắt đen. Vợ của người em có nhóm máu B, thuận tay trái, mắt nâu sinh được một con gái nhóm máu A, thuận tay phải, mắt đen. Xác định kiểu gen của những người trong gia đình nói trên ?
Nếu những người con trên lớn lên lấy vợ (hoặc chồng) có nhóm máu AB, thuận tay trái, mắt đen thì con của họ sinh ra có kiểu gen và kiểu hình như thế nào ?
5. Nếu 2 cặp vợ chồng đều là anh chị em sinh đôi cùng trứng lấy nhau thì con của họ có giống nhau hoàn toàn hay không ? Vì sao ?
Hướng dẫn giải
	1. Tìm kiểu gen của mỗi tính trạng rồi tính chung lại sẽ có 54 kiểu gen. Số kiểu gen đồng hợp tử có 12 kiểu
	2. Có thể, nếu bố mẹ dị hợp tử nhóm máu B: 
	3. Dựa vào kiểu gen của đứa con thứ 2 mà xác định các tính trạng của bố mẹ và đứa con thứ nhất
	4. Dựa vào kiểu gen của các con sinh ra ở các cặp vợ chồng mà xác định kiểu gen của hai anh em sinh đôi: PpNn. Từ đó xác định kiểu gen của 2 cậu con trai có thể có 4 kiểu gen và đứa con gái có 1 kiểu gen. Vì vậy khi lấy chồng hoặc vợ sẽ có 5 sơ đồ lai.
	5. Không giống nhau vì con của 2 cặp vợ chồng đó giống con của 1 cặp gia đình đẻ ra khác lứa.
Ở cà chua có các tính trạng: quả đỏ (A) và quả vàng (a); cây cao (B) và cây thấp (b); hoa mọc ở ngọn (C) và hoa mọc ở nách lá (c). Giả thiết các gen tồn tại trên các NST thường khác nhau.
1. Tìm kiểu gen của các cây cà chua quả đỏ tự thụ phấn nếu đời con thu được kết quả như sau:
a. Cho 2 cây cà chua quả đỏ tự thụ phấn lấy hạt thu được đem gieo lên, khi thu hoạch tính chung có tỉ lệ: 7 đỏ : 1 vàng
b. Cho 3 cây cà chua quả đỏ tự thụ phấn rồi lấy hạt đem gieo lên, khi thu hoạch tính chung có tỉ lệ phân li: 11 đỏ : 1 vàng
c. Cùng với 3 cây quả đỏ khác tự thụ phấn rồi lấy hạt đem gieo riêng, lúc thu hoạch tính chung lại cho tỉ lệ: 5 đỏ : 1 vàng
Biết rằng trong mỗi trường hợp số cây thu được là bằng nhau, độ sống sót và mọc của hạt là 100%.
2. Cho tạp giao 2 giống cà chua về 3 tính trạng nói trên thu được ở đời con có tổ hợp gen sau:
a. 16 tổ hợp gen
b. 8 tổ hợp gen
c. 4 tổ hợp gen
Tìm những khả năng có thể có về kiểu gen ở những cây cà chua đưa lai trong mỗi trường hợp; xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ?
Hướng dẫn giải
	1. 
	a. Một cây đồng hợp tử trội, còn một cây dị hợp tử sẽ cho kết quả 7 : 1
	b. Hai cây đồng hợp tử trội, một cây dị hợp tử sẽ cho kết quả 11 : 1
	c. Hai cây dị hợp tử, một cây đồng hợp tử trội sẽ cho kết quả 5 : 1
	2.	a. Để tạo ra 16 tổ hợp gen ở F1 thì cơ thể P đưa lai có 2 khả năng:
	- Khả năng 1: 1 bên cho 8 loại giao tử còn một bên cho 2 loại giao tử. Có 12 sơ đồ lai thỏa mãn kết quả này.
	- Khả năng 2: Mỗi bên cho 4 loại giao tử, nghĩa là phải dị hợp tử 2 cặp gen không alen còn cặp khác phải đồng hợp tử. Vậy mỗi bên có 6 kiểu gen. Số công thức lai phù hợp là 21.
	b. Để tạo 8 tổ hợp gen ở F1 thì cơ thể P đưa lai có 2 khả năng: 
	- Khả năng 1: 1 bên cho 8 loại giao tử (dị hợp tử cả 3 cặp gen không alen) còn một bên chỉ cho một loại giao tử (đồng hợp tử). Có 8 kiểu sơ đồ lai phù hợp.
	- Khả năng 2: Một bên dị hợp tử 2 cặp gen còn một bên dị hợp tử 1 cặp gen không alen. Có 72 sơ đồ lai thỏa mãn.
	c. Để tạo 4 tổ hợp gen ở F1 thì cơ thể P đưa lai có 2 khả năng:
	- Khả năng 1: Một bên dị hợp tủa 2 cặp gen, còn một bên đồng hợp tử. Có 68 sơ đồ lai phù hợp.
	- Khả năng 2: Mỗi bên cho 2 loại giao tử nên dị hợp 1 cặp gen không alen. Có 78 sơ đồ lai phù hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Boi duong HSG qui luat di truyen nang cao.doc