Câu 1: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì .
a. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
d. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.
Phòng gd&đt thanh sơn Trường thcs tân lập đề kiểm tra một tiết Môn: sinh học a. Trắc nghiệm khách quan Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: Câu 1: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ...... a. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn b. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn c. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. d. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn. Câu 2: Mục đích của phép lai phân tích là gì? a. Phân biệt đồng hợp trội với thể dị hợp. b. Phát hiện thể đồng hợp trội với đồng hợp lặn. c. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp. d. Cả a và b. Câu 3: Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả ở cột C trong bảng sau: Các kì Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân Kết qủa 1. Kì đầu 2. Kì giữa 3. Kì sau 4. Kì cuối a. Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng dợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc. b. các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt. c. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. 1- 2- 3- 4- d. Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. e. Các NST kép đóng xoắn cực đại. g. Các NST kép nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Câu 4: Đối với loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài? (Chọn phương án đúng) a. Nguyên phân b. Giảm phân c. Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh c. Cả a và b Câu 5: ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen là: a. Aa (quả đỏ) b. AA (quả đỏ) c. aa (quả vàng) d. Cả AA và Aa Viết sơ đồ lai kiểm nghiệm. B. tự luận Câu 6: Biến dị tổ hợp là gì? cho VD? Giải thích tại sao ở các loài sinh sản hữu tính (giao phối) biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính? Câu 7: Giải thích mối quan hệ trong sơ đồ sau: Gen ARN Prôtêin Tính trạng đáp án chi tiết và biểu điểm a. Trắc nghiệm khách quan Câu 1: c (0,5 điểm) Câu 2: a (0,5 điểm) Câu 3: 1- b, c (0,5 điểm) 3- d (0,5 điểm) 2- e, g (0,5 điểm) 4-a (0,5 điểm) Câu 4: c (0,5 điểm) Câu 5: b (0,5 điểm) Sơ đồ lai kiểm nghiệm. ( 0,5 điểm) B. tự luận Câu 6: (2,5 điểm) - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ (0,5 điểm). - VD: Lai đậu Hà Lan hạt vàng, trơn thuần chủng với đậu hạt xanh, nhăn thuần chủng. F1 thu được toàn hạt vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ: 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh, trơn: 1 hạt xanh, nhăn. ( 1 điểm) - ở loài sinh sản hữu tính có sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền (gen) trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh tạo nên các biến dị tổ hợp. ở loài sinh sản vô tính không có quá trình này. (1 điểm) Câu 7: (3 điểm) - Mối liên hệ: (1,5 điểm) + Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. + mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin. + Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể. - Bản chất mối liên hệ gen " tính trạng: (1,5 điểm) + Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng. Duyệt của ban cm Ngày ...... tháng ..... năm 2010 Giáo viên bộ môn Phòng gd&đt thanh sơn Trường thcs tân lập đề kiểm tra một tiết Môn: sinh học I. Phần trắc nghiệm khách quan : (3 điểm) 1. Hãy sắp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ (a, b, c...) với số (1, 2, 3,...) vào ô kết quả ở bảng sao cho phù hợp. Chức năng Bào quan Kết quả 1. Nơi tổng hợp prôtêin 2. Vận chuyển các chất trong tế bào. 3. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng. 4. Cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin. 5. Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống của tế bào. a. Lưới nội chất b. Ti thể c. Ribôxôm d. Bộ máy Gôngi e. NST 1- 2- 3- 4- 5- 2. Nơron thần kinh nào dẫn truyền về tuỷ sống các xung động khi da bị bỏng a. Nơron hướng tâm b. Nơron li tâm c. Nơron trung gian d. Cả 3 nơron trên. 3. Trong thành phần xương ở người còn trẻ thì chất hữu cơ (cốt giao) chiếm tỉ lệ nào (1/2 ; 1/3 ; 1/4 ; 1/5 ; tỉ lệ cao hơn) Điều đó giúp xương có tính chất gì ? 4. Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân gây mỏi cơ chủ yếu là : a. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều glucôzơ. b. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều O2. c. Các tế bào cơ thải ra nhiều CO2. d. Thiếu O2 cùng với sự tích tụ axit lăctic gây đầu độc cơ. II. tự luận khách quan :(7 điểm) 5. Đặc điểm cấu tạo nào của bộ xương người thích nghi với quá trình lao động và đứng thẳng ? 6. Giải thích vì sao tim hoạt động cả đời không mệt mỏi ? 7. Máu có tính chất bảo vệ cơ thể như thế nào ? đáp án chi tiết và biểu điểm I. Phần trắc nghiệm 1. 1-c 2-a 3-b 4-e 5-d (Mỗi ý đúng 0,25 điểm.) 2. a (0,25 đ) 3. Tỉ lệ cao hơn, vì vậy xương trẻ em có tính đàn hồi cao hơn xương người lớn. (1,25 đ) 4. d (0.25 đ) II. Phần tự luận 5. Đặc điểm cấu tạo của bộ xương người thích nghi với quá trình lao động và đứng thẳng : ( Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) - Tỉ lệ sọ/mặt : Lớn - Lồi cằm xương mặt : Phát triển - Cột sống : Cong ở 4 chỗ - Lồng ngực : Nở sang 2 bên - Xương chậu : Nở rộng - Xương đùi : Phát triển, khoẻ - Xương bàn chân : Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm. - Xương gót : Lớn, phát triển về phía sau. 6. Tim hoạt động cả đời không mệt mỏi vì : Mỗi chu kì co dãn tim chiếm 0,8s trong đó tâm nhĩ co : 0,1giây ; nghỉ : 0,7giây. Tâm thất co : 0,3 giây nghỉ 0,5 giây đủ cho tim phục hồi hoàn toàn. (1 đ) 7. Máu có tính chất bảo vệ cơ thể là : - Trong máu có bạch cầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bằng thực bào và tiết ra chất kháng độc (kháng thể). (1 đ). - Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương (1 đ). Duyệt của ban cm Ngày ...... tháng ..... năm 2010 Giáo viên bộ môn Phòng gd&đt thanh sơn Trường thcs tân lập đề kiểm tra một tiết Môn: hoá học Phần A: Trắc nghiệm khách quan : Câu 1: Hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai ) vào ô trống Dãy chất nào sau đây là muối: NaCl ; HCl ; CuSO4 CaCO3 ; NaHCO3 ; ZnCl2 AgNO3 ; PbSO4 ; Mg(NO3)2 K2SO4 ; KClO3 ; FeCl3 Câu 2: a. Cho các dung dịch sau đây lần lượt phản ứng với nhau rừng đôi một. Hãy ghi dấu x nếu có phản ứng, dấu o nếu không có phản ứng. NaOH HCl BaCl2 H2SO4 CuCl2 Mg(OH)2 b. Viết PTHH nếu có Phần B: Tự luận : Câu 3: Cho các chất sau: Mg ; MgO ; Mg(OH)2 ; HCl ; MgCO3 ; Mg(NO3)2. Viết PTHH điều chế MgCl2 Câu 4: Biết 5g hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaCl tác dụng vừa đủ với 20 ml dd HCl thu được 448ml khí a. Tính nồng độ mọ của dd HCl đã dùng. Tính khối lượng muối thu đựoc sau phản ứng. đáp án chi tiết và biểu điểm Câu Đáp án Điểm Câu 1: 1 đ Câu 2: 3đ Câu 3: 2 đ Câu 4: 4 đ Điền S,Đ,Đ,Đ mỗi ý được a. Điền đúng theo bảng được NaOH HCl BaCl2 H2SO4 X O x CuCl2 X O O Mg(OH)2 O x O b. Viết đúng mỗi PTHH được 2NaOH(dd) + H2SO4(dd) Na2SO4(dd) + 2H2O(dd) 2NaOH(dd) + CuCl2(dd) NaCl(dd) + Cu(OH)2(r) Mg(OH)2(r) + HCl(dd) MgCl2 (dd) + 2H2O(dd) MgCO3(r ) + 2 HCl(dd) MgCl2(dd) + 2H2O(dd)+ CO2(k) Mg(r) + 2HCl(dd) MgCl2 (dd) + H2(l) MgO(r) + 2HCl(dd) MgCl2 (dd) + H2O(l) Mg(OH)2(r) + 2HCl(dd) MgCl2 (dd) + 2H2O(l) MgCO3(r) + 2HCl(dd) MgCl2 (dd) + H2O(l)+CO2(k) Đổi nCO2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol Na2CO3(dd) + 2HCl(dd) 2NaCl(dd) + CO2(dd) +H2O(l) Theo PT nHCl = 2nCO2 =2. 0,02 mol = 0,04 mol VH2(ĐKTC) = 0,02l CM HCl = 0,04 : 0.02 = 2M b. Muối thu được sau phản ứng bao gồm NaCl ban đầu và NaCl tạo thành sau phản ứng. Theo PT nNa2CO3 = nCO2 = 0,02 mol m Na2CO3 = 0,02 . 152 = 3,14g mdd NaCl ban đầu = 5 - 3,14 = 1,86g Theo PT nNa2CO3 = 2nCO2 = 0,02 .2 = 0,04mol mdd NaCl tạo thành = 0,04 . 58,5 = 2,34 g Vậy tổng khối lượng muối tạo thành sau p/ư là: 1,86 + 2,34 = 4,2g 0,25 đ 1 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ Duyệt của ban cm Ngày 23 tháng 10 năm 2009 Giáo viên bộ môn Phòng gd&đt thanh sơn Trường thcs tân lập đề kiểm tra một tiết Môn: hoá học A. Trắc nghiệm khách quan : Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với nước vừa tác dụng với axit” A. SO2 ; Na2O ; CaO ; NO B. Na2O ; N2O5; CO; MgO C. K2O ; Cao ; Na2O D. K2O ; SO2 ; P2O5 Câu 2: Cho ccác chất sau: H2SO4 ; CuO ; Fe; Co ; Cu(OH)2 ; CaCl2 Hãy chọn các chất thích hợp vào chỗ trống trong các phương trình sau: a. . + 2HCl CuCl2 + H2O b. CO2 + . CaCO3 + H2O c. Cu + CuSO4 + SO2 + H2O d. ..+ H2SO4 FeSO4 + H2 e. 2HCl + Ca(OH)2 ..+ H2O g. CuO + . Cu + CO2 Câu 3: Có 3 lọ mất nhãn đựng các dd sau: NaOH ; HCl ; H2SO4 Hãy chọn thuốc thử để nhận biết các dung dich trên: A. Dung dịch BaCl2 C. Quì tím B. Dung dịch BaCl2 và giấy quì D. Tất cả đều sai. B. Tự luận : Câu 4: Viết PTHH thực hiện sự chuyển hóa: S 1 SO2 2 SO3 3 H2SO4 4 Na2SO4 5 BaSO4 Câu 5: Hòa tan 14 g sắt bằng một khối lượng dd H2SO4 9,8% ( Vừa đủ) Tính khối lượng dd H2SO4 đã dùng. Tính thể tích khí thu được sau phản ứng. đáp án chi tiết và biểu điểm Câu Đáp án Điểm Câu 1: 0,5 đ Câu 2: 3đ Câu 3: 0,5 đ Câu 4: 2,5 đ Câu 5: 3,5 đ Chọn C a. CuO + 2HCl CuCl2 + H2O b. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O c. Cu + 2H2SO4 đặc nóng CuSO4 + SO2 + H2O d. Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 e. 2HCl + Ca(OH)2 CaCl2 + 2H2O g. CuO + C to Cu + CO2 Chọn B Viết đúng mỗi sự chuyển hóa được 0,5 đ S + O2 to SO2 SO2 + O2 to SO3 SO3 + H2O H2SO4 H2SO4 + 2Na(OH) Na2SO4 + 2H2O Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl Số mol sắt tham gia phản ứng nFe = 14: 56 = 0,25 mol PTHH: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 Theo PT nH2SO4 = nFe = 0,25 (mol) m H2SO4 = 0,25 . 98 = 24,5 (gam) mdd H2SO4 = x 100% = 250 (gam) b. Theo PT nFe = nH2 = 0,15 (mol) VH2 ( ĐKTC) = 0,25 . 22,4 = 3,36 (lít) 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Duyệt của ban cm Ngày 18 tháng 09 năm 2009 Giáo viên bộ môn Phòng gd&đt thanh sơn Trường thcs tân lập đề kiểm tra một tiết Môn: sinh học 9 Câu 1: ( 2,5 điểm) Trình bày các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn? Câu 2: ( 3 điểm) Nêu đặc điểm hình thái của lá cây ưa bóng và đặc điểm hình thái của lá cây ưa sáng? Cho VD? Vẽ 1 lá cây đại diện của mỗi loại? Câu 3: ( 2 điểm) Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những loại môi trường nào? Kể tên các sinh vật sống trong mỗi môi trường khác nhau? Câu 4: ( 2,5 điểm) Cho 1 sơ đồ lưới thức ăn sau: 4 3 5 2 6 1 Hãy xác định tên các sinh vật cho mỗi mắt xích trong lưới thức ăn. Duyệt của ban cm Ngày 16 tháng 03 năm 2010 Giáo viên bộ môn đáp án chi tiết và biểu điểm Câu 1: (2,5 điểm) Các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn: Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ. ( 0,5 điểm) Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ ( 1 điểm) + Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị. + Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài. + Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng. Bước 3: Thụ phấn ( 1 điểm) + Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị. + Bao nilông ghi ngày tháng. Câu 2: (3 điểm) - Đặc điểm của lá cây ưa sáng: phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt. (0,5 điểm). VD: Lá cỏ. lá phi lao, lá chuối, lá tre.... (0,5 điểm). - Đặc điểm của lá cây ưa bóng: phiến lá lớn, màu xanh thẫm. (0,5 điểm) VD: Lá lốt, lá chuối, lá phong lan, lá dong... (0,5 điểm). - Vẽ hình dạng của 1 lá đại diện (đẹp, hình ảnh giống) (1 điểm). Câu 3: (2 điểm) - Kể được 4 loại môi trường sống của sinh vật: (1 điểm) + Môi trường nước. + Môi trường trong đất. + Môi trường trên mặt đất – không khí. + Môi trường sinh vật - Kể chính xác các loại sinh vật ở môi trường khác nhau: (1 điểm) + Môi trường nước: cá, tôm, cua, ốc.., rong biển, tảo biển, san hô. + Môi trường trong đất: Kiến, mối, giun đất.. + Môi trường trên mặt đất – không khí: Hổ, báo, sư tử, trâu bò, chim sáo.. + Môi trường sinh vật: Sâu đực thân, Giun sán ký sinh trong ruột người, Cây tầm gửi, dây tơ hồng.. Câu 4: (2,5 điểm) Gà rừng Diều hâu Châu chấu Bọ ngựa Vi sinh vật Cây cỏ Phòng gd&đt thanh sơn Trường thcs tân lập đề - đáp án kiểm tra một tiết Môn: sinh học 8 đề bài Câu 1: ( 2 điểm) Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan bộ phận nào? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao? Sự hình thành nước tiểu ở thận diễn ra như thế nào? Câu 2 ( 2 điểm) Dây thần kinh tuỷ có cấu tạo như thế nào? Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha? Câu 3 ( 2 điểm) Phân biệt tật cận thị và viễn thị? Để phòng tránh các bệnh về mắt phải làm gì? Câu 4 ( 3 điểm) Thế nào là phản xạ không điều kiện, phản xạ có điều kiện? Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa gì trong cuộc sống? đáp án chi tiết và biểu điểm Câu 1 ( 3 điểm) - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Thận là bộ phận quan trọng nhất có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. - Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình: ( 2 điểm) + Quá trình lọc máu ở cầu thận: máu tới cầu thận với áp lực lớn tạo lực đẩy nước và các chất hoà tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30-40 angtron) trên vách mao mạch vào nang cầu thận (các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc). Kết quả tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận. + Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (chất dinh dưỡng, các ion cần cho cơ thể...). + Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận): Hấp thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức. Câu 2 ( 2,5 điểm) * Cấu tạo dây thần kinh tuỷ: (1 điểm) - Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ: + Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm. + Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm. - Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ. * Dây thần kinh tuỷ là dây pha: vì dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều. (0,5 điểm) - Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan phản ứng (rễ li tâm). (0,5 điểm) - Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương (rễ hướng tâm) (0,5 điểm) Câu 3 ( 2 điểm) * Phân biệt cận thị và viễn thị: Cận thị Viễn thị - Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần - Bẩm sinh: Cầu mắt dài - Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng. - Đeo kính mặt lõm (kính cận). - Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa - Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn. - Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được. - Đeo kính mặt lồi (kính viễn). Câu 4 ( 2,5 điểm) * Khái niệm phản xạ: ( 1,5 điểm) - PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện.(VD: Trẻ sinh ra đã biết bú, biết nuốt, biết khóc) - PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. * ý nghĩa: (1 điểm) + Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn luôn thay đổi. + Hình thành các thói quen và tập quán tốt đối với con người. Duyệt của ban cm Ngày 17 tháng 03 năm 2010 Giáo viên bộ môn
Tài liệu đính kèm: