Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Dương Thị Ngọc - Trường THCS Sơn Trung

Giáo án lớp 9 môn Sinh học -   Dương Thị Ngọc - Trường THCS Sơn Trung

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Biết được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

- Giải thích du phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

- Giải thích được sự thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật.

- Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống.

- Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu với SGK, trao đổi theo nhóm, và quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.

 

doc 91 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Dương Thị Ngọc - Trường THCS Sơn Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/1/2010
 Tiết 37 : THOÁI HÓA GIỐNG DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
- Giải thích du phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
- Giải thích được sự thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật.
- Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống.
- Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu với SGK, trao đổi theo nhóm, và quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 34.1 - 4 SGK (hoặc)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU SỰ THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC Ở CÂY GIAO PHẤN
1. Thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
- Mục đích của việc cho cây giao phấn tự thụ phấn là gì?
- Việc tạo dòng thuần ở cây giao phấn được tiến hành như thế nào?
GV gợi ý HS: Cần nắm được:
- Cách cho cây giao phấn tự thụ phấn (bắt buộc).
- Phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
2. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn.
- GV gợi ý HS: Cần nắm vững các đặc điểm của các cây bị thoái hóa.
- HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, thống nhất nội dung trả lời câu hỏi.
- Dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung để nêu lên được đáp án đúng:
* Việc cho cây giao phấn tự thụ phấn là để tạo dòng thuần.
* Việc tạo dòng thuần ở cây giao phấn được tiến hành như sau:
- Tự thụ phấn bắt buộc: Dùng túi cách li lấy phấn cây nào thì rắc lên đầu nhụy cây đó. Lấy hạt của từng cây gieo riêng thành từng hàng, chọn những cây có đặc điểm mong muốn cho tự thụ phấn. Làm như vậy qua nhiều thế hệ sẽ tạo được dòng thuần.
- Nuôi cấy hạt phấn của cây đơn bội, rồi nhân đôi số lượng NST để tạo cây lưỡng bội.
- HS đọc SGK, quan sát tranh phóng to hình 34.1 SGK, thảo luận theo nhóm để thực hiện s SGK.
- Qua thảo luận (dưới sự hướng dẫn của GV) HS phải nêu lên được:
Hiện tượng thoái hóa (ở ngô) do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: Các cá thể có sức sống kém dần, biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao và năng suất cây giảm dần. Ơû nhiều dòng còn có biểu hiện bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng và ít hạt.
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU THOÁI HÓA DO GIAO PHỐI GẦN Ở ĐỘNG VẬT
* GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 34.2 SGK và nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi:
- Giao phối gần là gì?
- Hậu quả của giao phối gần?
- HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm và cử người báo cáo kết quả.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS thảo luận phải đưa ra câu trả lời đúng:
* Giao phối gần là hiện tượng những con vật sinh ra từ một cặp bố mẹ giao phối với nhau hoặc giao phối giữa bố mẹ với các con của chúng.
* Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa: sinh trưởng và phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh..
Hoạt động 3:
TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THOÁI HÓA
GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi:
- Thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
- Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?
GV giải thích cho HS rõ: Một số loài thực vật tự thụ phấn cao độ (cà chua, đậu Hà Lan..) hoặc thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu, cu gáy..) không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối gần. Vì chúng đang có những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
- HS quan sát hình 34.3 SGK, tìm hiểu mục III SGK, thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời.
- Một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp cùng xây dựng được đáp án đúng.
* Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần thì thể dị hợp tử giảm dần, thể đồng hợp tử tăng dần.
* Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa là vì: trong các quá trình đó thể đồng hợp tử ngày càng tăng, tạo điều kiện cho các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình.
Hoạt động 4:
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI GẦN TRONG CHỌN GIỐNG
GV nêu câu hỏi: Tại sao người ta sử dụng tự thụ phấn bắt buộc và giao phấn gần trong chọn giống?
HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, thống nhất câu trả lời. Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thảo luận phải nêu lên được:
Người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống là để củng cố và giữ gìn tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
IV. CỦNG CỐ :
1. GV cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài nêu lên được 2 nội dung cơ bản: Nguyên nhân của sự thoái hóa, ý nghĩa của tự thụ phấn và giao phối gần trong trồng trọt và chăn nuôi.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
ð Câu 1. Người ta tạo dòng thuần bằng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật.
ð Câu 2. Nội dung trả lời đã được nêu ra ở hoạt động 3.
ð Câu 3. Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp để củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Người ta đã tạo dòng thuần ở cây giao phấn bằng phương pháp nào?
2. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ.
3. Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp này nhằm mục đích gì?
Ngày soạn: 14/1/2010
 Tiết 38 : ƯU THẾ LAI
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được khái niệm ưu thế lai, cở sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
- Xác định được các phương pháp thường dùng trong tạo ưu thế lai.
- Nêu được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng trong lai kinh tế.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 35 SGK (hoặc)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI
- GV nêu câu hỏi: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ.
- GV theo dõi nhận xét và xác nhận đáp án đúng.
- GV nhấn mạnh: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng có kiểu gen khác nhau. Tuy nhiên, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
- HS quan sát tranh, đọc mục I SGK trao đổi theo nhóm để xác định câu trả lời.
- Một vài HS (do GV chỉ định) trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, HS khác bổ sung, để cùng xây dựng được đáp án chung của lớp.
 * Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội giữa hai bố mẹ.
Ví dụ: Cây và bắp ngô của con lai F1 vượt trội cây và bắp ngô của 2 cây làm bố mẹ (2 dòng tự thụ phấn).
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN ƯU THẾ LAI
- GV nêu vấn đề: Người ta cho rằng, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Ơû hai dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm xấu.
- Khi lai chúng với nhau, các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở F1. Ví dụ:
P:	AAbbCC x 	aaBBcc
F1: AaBbCc
Ở các thế hệ sau cặp gen dị hợp giảm dần, ưu thế lai cũng giảm dần.
+ HS theo dõi GV giảng giải, rồi thảo luận theo nhóm trả lời 2 câu hỏi của s SGK.
- Tại sao khi lai giữa 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?
- Tại sao ở thế hệ F1 ưu thế lai biểu biểu hiện rõ nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
+ Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thảo luận và phải nêu lên được:
* Khi lai giữa hai dòng thuần thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất. Vì các gen trội có lợi được biểu hiện ở F1.
* Ở thế hệ F1 ưu thế lai biểu hiện rõ nhất, sau đó giảm dần. Vì ở F1 tỉ lệ các cặp gen dị hợp cao nhất và sau đó giảm dần.
Hoạt động 3:
TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI
1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở giống cây trồng.
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III SGK để nêu lên được phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng.
* GV cho HS nêu một vài ví dụ.
- Ở ngô đã tạo được giống ngô lai F1 năng suất tăng 20 – 30%.
- Ở lúa tạo được giống lúa lai F1 năng suất tăng 20 – 40%.
* GV lưu ý thêm: Người ta còn dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và giống mới.
2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi.
* GV giải thích: Ở vật nuôi, để tạo ưu thế lai, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế, tức là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm (không dùng làm giống).
* Áp dụng phương pháp này, Việt Nam thường dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi giống của mẹ, có sức tăng sản của bố.
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
- Đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, dưới sự hướng dẫn của GV, HS nêu lên được các phương pháp đúng:
Đối với thực vật, người ta thường tạo ưu thế lai bằng phương pháp lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau.
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi:
Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai ki ...  nhóm HS (được GV chỉ định) phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung và cùng xây dựng đáp án.
Chức năng của các bộ phận của tế bào
Các bộ phận
Chức năng
Thành tế bào
Bảo vệ tế bào
Màng tế bào
Trao đổi chất giữa trong và ngoài tế bào
Chất tế bào
Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
Ti thể
Thực hiện sự chuyển hoá năng lượng của tế bào
Lạp thể
Tổng hợp chất hữu cơ
Ribôxôm 
Tổng hợp prôtêin
Không bào
Chứa dịch tế bào
Nhân 
Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
Hoạt động 4:
ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TẾ BÀO
- GV cho HS tìm các nội dung phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 65.4 SGK.
- GV nhận xét, bổ sung và công bố đáp án (treo bảng phụ ghi đáp án).
- HS trao đổi nhóm và cử đại diện trình bày kết quả điền bảng của nhóm.
- Dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp thảo luận để đưa ra đáp án chung của lớp.
Đáp án: Các hoạt động sống của tế bào
Các quá trình
Vai trò
Trao đổi chất qua màng
Đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của tế bào
Quang hợp
Tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng
Hô hấp
Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
Tổng hợp prôtêin
Tạo prôtêin cung cấp cho tế bào
Hoạt động 5: NÊU NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 65.5 SGK.
- GV theo dõi, nhận xét và treo bảng phụ (ghi đáp án)
- HS trao đổi theo nhóm để thống nhất các nội dung điền bảng và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
- Một vài HS (được GV chỉ định) trình bày kết quả điền bảng của nhóm, các nhóm khác bổ sung để cùng xây dựng đáp án.
Đáp án: Những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu
NST co ngắn, đóng xoắn và đính vào thoi phân bào ở tâm động
NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo
NST co ngắn (thấy rõ số lượng NST kép) (đơn bội)
Kì giữa
Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào
Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào.
Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào
Kì cuối
Các NST nằm trong nhân với số lượng 2n như ở tế bào mẹ
Các NST kép nằm trong nhân với số lượng n (kép) = ½ ở tế bào mẹ
Các NST đơn nằm trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn)
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
GV cho HS nêu lại những nội dung chính (một cách khái quát) của phần sinh học cơ thể và sinh học tế bào.
V. DẶN DÒ:
Chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong bài 66.
– v —
Ngày soạn: 15/05/2010
 Tiết 70 : TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (TT)
MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Hệ thống hóa kiến thức sinh học THCS đã học.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt kiến thức đã học.
- Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi đáp án điền bảng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
5. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Hoạt động 1:
ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ CÁC CƠ CHẾ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
- GV cho HS tìm các nội dung phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 66.1 SGK.
- GV theo dõi, bổ sung và công bố đáp án (treo bảng phụ ghi đáp án).
- HS thảo luận theo nhóm để thống nhất nội dung điền bảng và cử đại diện báo cáo kết quả điền bảng của nhóm.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và đưa ra đáp án chung.
Đáp án: Các cơ chế của hiện tượng di truyền
Cơ sở vật chất
Cơ chế
Hiện tượng
Cấp phân tử: ADN
ADN àARN à Prôtêin
Tính đặc thù của prôtêin
Cấp tế bào:
NST
Tế bào
Nhân đôi – phân li – tổ hợp
Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh
Bộ NST đặc trưng của loài
- Con giống bố mẹ
Hoạt động 2:
ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ CÁC ĐỊNH LUẬT DI TRUYỀN
- GV theo dõi HS trả lời, nhận xét, bổ sung và xác nhận đáp án đúng (treo bảng phụ ghi đáp án).
- HS thảo luận theo nhóm, tìm các nội dung phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 66.2 SGK
- Đại diện một vài nhóm (được GV chỉ định) báo cáo kết quả điền bảng. Các nhóm khác bổ sung, và cùng nêu đáp án.
Đáp án: Các định luật di truyền
Tên định luật
(1)
Nội dung
(2)
Giải thích
(3)
Ý nghĩa
(4)
Phân li
F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1
Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng
Xác định tính trội (thường là tốt)
Phân li độc lập
F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành
Phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng
Tạo biến dị tổ hợp
Di truyền giới tính
Ở các loài giao phối tỉ lệ đực cái là 1 : 1
Phân li và tổ hợp của các NST giới tính
Điều khiển tỉ lệ đực : cái
Di truyền liên kết
Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào
Tạo sự di truyền ổ định của cả nhóm tính trạng có lợi.
Hoạt động 3:
ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ CÁC LOẠI BIẾN DỊ
- GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 66.3 SGK.
- GV theo dõi, nhận xét và nêu đáp án (treo bảng phụ ghi đáp án)
- HS tự ôn lại kiến thức cũ, trao đổi theo nhóm để đưa ra những nội dung điền bảng.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS thảo luận để thống nhất đáp số.
Đáp án: Các loại biến dị
Biến dị tổ hợp
Đột biến
Thường biến
Khái niệm
Sự tổ hợp các loại gen của P tạo ra ở thế hệ lai những kiểu hình khác P
Những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến
Những biến đổi ở kiểu hình của một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường 
Nguyên nhân
Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh
Tác động của các nhân tố ở môi trường trong và ngoài cơ thể của ADN và NST
Aûnh hưởng của điều kiện môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen.
Tính chất và vai trò
Xuât hiện với tỉ lệ không nhỏ, di truyền được, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
Mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc có hại, di truyền được là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống
Mang tính đồng loạt, định hướng, có lợi, không di truyền được nhưng đảm bảo cho sự thích nghi của cá thể
Hoạt động 4:
ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ CÁC LOẠI ĐỘT BIẾN
- GV cho HS tìm nội dung điền vào bảng 66.4 SGK sao cho phù hợp.
- GV nhận xét và xác định đáp án.
- HS thảo luận theo nhóm, thống nhất nội dung, điền vào bảng và cử đại diện báo cáo kết quả điền bảng của nhóm.
- Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
Đáp án: Các loại đột biến
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc của ADN thường tại một điểm nào đó
Mất, thêm, chuyển vị, thay thế 1 cặp nuclêôtit
Đột biến cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc của NST
Mất, lặp, đảo, chuyển đoạn
Đột biến số lượng NST
Những biến đổi về số lượng trong bộ NST
Dị bội thể và đa bội thể
6. SINH VẬT VÀ MƠI TRƯỜNG
Hoạt động 5:
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG
a. GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống .. thay cho các số 1, 2, 3 .. để hoàn chỉnh hình 66. SGK: Sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường.
1
3
4
5
6
2
7
8
9
Sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường.
Đáp án:1. Môi trường; 2. Các cấp độ tổ chức sống; 3. Các yếu tố sinh thái; 4. Vô sinh; 5. Hữu sinh; 6. Con người; 7. Cá thể; 8. Quần thể; 9. Quần xã.
b. GV yêu cầu HS tìm các nội dung phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 66.5 SGK.
- GV nhận xét và treo bảng phụ công bố đáp án.
- HS thảo luận theo nhóm, thống nhất nội dung, điền vào bảng và cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
- Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung và cũng đưa ra đáp án chung của lớp.
Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái
Khái niệm
Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới
Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau.
Bao gồm quần xã và khu vực sống của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau với các nhân tố vô sinh tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Đặc điểm
Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi .. Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng
Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài, luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể.
Có nhiều mối quan hệ, nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Dòng năng lượng sinh học được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng cũa các chuỗi thức ăn. Sinh vật sản xuất à sinh vật tiêu thụ àsinh vật phân giải.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
GV cho một HS lên bảng điền và hoàn thiện sơ đồ câm về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường.
V. DẶN DÒ:
Học và nắm chắc các nội dung sinh học cơ bản ở trường THCS.
– v —

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 - ky II.doc