Câu 1:Những đặc điểm cấu tạo sinh lí của cơ thể được gọi là:
A-Tính trạng B-Kiểu gen C-Kiểu di truyền D-Kiểu gen và kiểu hình
Câu 2: Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?
A-P: AaBb X aabb B-P: AaBb X Aabb C-PaaBb X AABB D-AaBb X aaBB
Kiểm tra 1 tiết Giữa học kì I I. Trắc nghiệm khách quan (3 đ) Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1:Những đặc điểm cấu tạo sinh lí của cơ thể được gọi là: A-Tính trạng B-Kiểu gen C-Kiểu di truyền D-Kiểu gen và kiểu hình Câu 2: Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng? A-P: AaBb X aabb B-P: AaBb X Aabb C-PaaBb X AABB D-AaBb X aaBB Câu 3: Hiện tượng mỗi NST tách nhau ở tâm động và phân li về hai cực của tế bào xảy ra ở: A-Kì trung gian B-Kì giữa C-Kì sau D-Kì cuối Câu 4:Kiểu gen dị hợp cả hai cặp gen là : A-Aabb B-aaBb C-AABb D-AaBb Câu 5: Lọai ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là: A. mARN B. tARN C. rARN D. ARN Câu 6: Ở ruồi giấm, một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân, số NST đó là: A. 4 NST B. 16NST C. 8NST D. 32NST Câu 7: Từ noãn bào bậc 1, qua giảm phân cho ra A. 4 trứng B. 2 trứng C. 1 trứng D. 4 thể cực Câu 8: Chiều dài mỗi chu kì xoắn trên phân tử ADN là A. 20 B. 34 C. 3,4 D. 10 Câu 9: Sự kiện quan trọng nhất của nguyên phân là A. Sự phân chia đồng đều chất tế bào cho 2 tế bào con B. Sự phân chia đồng đều các NST về 2 tế bào con C. Sự tự nhân đôi để sao chép tòan bộ bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào D. Sự đóng xoắn và duỗi xoắn của nhiễm sắc thể. Câu 10: khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả thu được A. Tòan quả vàng B. Toàn quả đỏ C. 1 quả đỏ: 1 quả vàng D. 3 quả đỏ: 1 quả vàng Câu 11: Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của: A/ Phân tử prôtêin. B/ Ribôxôm C/ Phân tử ADN. D/ Phân tử ARN mẹ. Câu 12:Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và protein là: A-Là đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B-Có kích thước và khối lượng bằng nhau C-Điều được cấu tạo từ các nuclêotit D-Điều được cấu tạo từ các axít amin. II. Tự luận Câu 1: Thụ tinh là gì? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh ( 1,5 đ ) Cạu 2 : Thế nào là di truyền liên kết ? (1đ) Câu 3: Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: Gen (1) mARN (2) Prôtêin (3) Tính trạng (1,5đ) Câu 4)Hãy xác định trình tự các Nu trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN sau: - A - U - G - X - U - U - G - A - X - A - A- (1đ) Câu 5 (2đ) Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. a/ Khi lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng thì kết quả F1 và F2 sẽ ra sao ? Viết sơ đồ lai. b/ Nếu cho cây F1 giao phấn với cây F2 quả đỏ thì kết quả sẽ như thế nào? *** THANG ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN I-TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0.25 điểm. 1 a; 2a ; 3 c ; 4d ; 5a ; 6c; 7 c ; 8 a ; 9c; 10 b; 11c; 12a II- TỰ LUẬN: Câu 1: -Khái niệm: 1đ - Y nghĩa giảm phân: 0,5điểm Câu 2: KN di truyền liên kết 1 điểm Câu 3:AND là khuôn mẫu để tổng hợp mARN P quy định tính trạng 1,5đ Câu 4: Ghi đúng đoạn gen 1đ Câu 5: a-Quy ước gen và viết đúng 2 sơ đồ+ kết quả 1đ b-Xác định và viết đúng 2 sơ đồ lai +kết quả 1 điểm KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ II MÔN: SINH-9 I/ TRẮC NGHIỆM: (3đ) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu mà em cho là đúng hoặc đúng nhất (đối với câu nhiều có nhiều đáp án đúng): 1/ Môi trường là : A/ Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật B/ Các yếu tố khí hậu tác động lên sinh vật C/ Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật D/ Các yếu tố về nhiệt độ , độ ẩm 2/ Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh: A/ Anh sáng, nhiệt độ, độ ẩm B/ Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng C/ Con người và các sinh vật khác D/ Các sinh vật khác và ánh sáng 3/ Động vật nào sau đây ưa sáng: A/ Thằn lằn B/ Muỗi C/ Dơi D/ Cả a, b, c đều đúng 4/ Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật biến nhiệt: A/ Ruồi giấm, ếch, cá B/ Bò, dơi, bồ câu C/ Chuột, thỏ, ếch D/ Rắn, thằn lằn, voi 5/ Cây xanh dưới đây chịu được môi trường khô hạn là: A/ Cây xương rồng B/ Cây rau muống C/ Cây bắp cải D/ Cây su hào 6/ Các cá thể cùng loài, cùng sống một khu vực có quan hệ: A/ Cạnh tranh và đối địch B/ Hỗ trợ và cạnh tranh C/ Hỗ trợ và đối địch D/ Cạnh tranh và ức chế 7/ Quan hệ nào dưới đây là quan hệ cộng sinh: A/ Giữa vi khuẩn Rizôbium và rễ cây họ đậu B/ Giữa chấy rận với cơ thể động vật C/ Giữa cáo và thỏ D/ Giữa con ngựa và đồng cỏ 8/ Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật: A/ Các cây xanh trong một khu rừng B/ Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ C/ Các cá thể chuột sống trên đồng lúa D/ Cả a, b, c đều đúng 9/ Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là : A/ không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể B/ tăng khối lượng và kích thước của quần thể C/ không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể D/ làm giảm mật độ của quần thể 10/Trong quần thể người, nhóm tuổi sinh sản và lao động từ: A/15- 20 tuổi B/ 15- 30 tuổi C/15- 45 tuổi D/ 15- 64 tuổi 11/Cho một chuỗi thức ăn sau: Thực vật Sâu ăn lá Bọ ngựa Rắn VSV phân giải Sinh vật tiêu thụ là: A-Thực vật B-Sâu ăn lá cây C-Sâu ăn lá cây, bọ ngựa D-Sâu ăn lá cây, bọ ngựa, rắn 12/Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần chủ yếu: A-quần xã sinh vật và khu vực sống của qunầ xã B-quần thể sinh vật và khu vực sống của quần thể C-sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải D-thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải II/ TỰ LUẬN L 7đ) 1/Thế nào là giới hạn sinh thái ? Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC, trong đó điểm cực thuận là +55oC.(2đ) 2/ Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống thực vật như thế nào ?( 2đ ) 3/Thế nào là chuỗi thức ăn? ( 1đ ) Cho các loài sinh vật sau: ếch, rắn , cây xanh, sâu ăn lá, gà, cáo, vi sinh vật a-Hãy liệt kê các chuỗi thức ăn có thể có từ các yếu tố trên ( 1đ) b-Hãy vẽ toàn bộ chúng vào một lưới thức ăn ( 1đ ) THANG ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN I-TRẮC NGHIỆM: 3đ Mỗi câu đúng 0,25 điểm. 1C ; 2C ; 3A ; 4A ; 5A ; 6B; 7A ; 8C ; 9B; 10D ; 11D; 12D II- TỰ LUẬN: 7 đ Câu 1: 2điểm: -Khái niệm: 1đ -Vẽ sơ đồ: 1đ Câu 2: 2 điểm -Ánh sáng ảnh hường tới hình thái, hoạt động sinh lí của TV như: QH,HH và hút nước. 1đ -Dựa vào khả năng thích nghi TV chia 2 nhóm: ưa sáng và ưa bóng .1đ Câu 3 : 3đ -Khái niệm 1đ -Liệt kê 4 chuỗi thức ăn . 1đ -Vẽ đúng 1 lưới thức ăn . 1đ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 I/ TRẮC NGHIỆM: (3đ) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu mà em cho là đúng hoặc đúng nhất (đối với câu nhiều có nhiều đáp án đúng): CÂU 1 : Phép lai nào sau đây cho kết quả ở con lai không đồng tính A-P: Bb x bb B- P: BB xBB C- P: BB x bb D-P: bb x bb Câu 2 : Kiểu gen tạo được 2 loại giao tử là: A- AaBb B- AABB C- P: AaBB D- aabb Câu 3: Các axit amin trong chuỗi axit1 amin có cấu trúc bậc 1 được nối với nhau bằng kiên kết: A- Hóa trị B-ion C-hi đrô D-peptit Câu 4: Cha mẹ đều có nhóm máu AB, thế hệ con có nhóm máu nào? A-AB B-A,B C-A, B, AB D-A, B, AB, O Câu 5: Gen A bị đột biến thành gen a. gen a dài hơn gen A 3,4 A o.Gen a nhiều hơn gen A bao nhiêu cặp nuclêôtit. A-1 cặp nuclêôtit B-2 cặp nuclêôtit C-3 cặp nuclêôtit D-4 cặp nuclêôtit Câu 6: Đột biến làm mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST số 21 của người sẽ gây bệnh: A. AIDS B. lao C. ung thư máu D. Đao (Down) Câu 7: ở chuột, gen A qui định lông xám, gen a quy định lông đen. Gen B qui định lông xù, gen b quy định lông trơn. Cho chuột lông xám trơn, lai với chuột lông đen xù, ở F1 thu được 100% chuột lông xám xù. Kiểu gen của P nào sau đây phù hợp với phép lai trên. A. P: Aabb x aaBB B. P: AABB x aabb C. P: Aabb x aaBb D. P: AaBb x aabb Câu 8: Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của: A/ Phân tử prôtêin. B/ Ribôxôm C/ Phân tử AND. D/ Phân tử ARN mẹ. Caâu 9:Đặc điểm chung về cấu tạo của AND, ARN và protein là: A-Là đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B-Có kích thước và khối lượng bằng nhau C-Điều được cấu tạo từ các nuclêotit D-Điều được cấu tạo từ các axít amin. 10/ Quaù trình toång hôïp ARN ñöôïc thöïc hieän töø khuoân maãu cuûa: a/ Phaân töû proâteâin. b/ Riboâxoâm c/ Phaân töû AND. d/ Phaân töû ARN meï. 11/Đặc điểm chung về cấu tạo của AND, ARN và protein là: A-Là đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B-Có kích thước và khối lượng bằng nhau C-Điều được cấu tạo từ các nuclêotit D-Điều được cấu tạo từ các axít amin. 12/Phát biểu dưới đây đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng là: A-Luôn giống nhau về giới tính B-Ngoại hình không giống nhau C-Có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính D-Ngoại hình luôn giống hệt nhau. II-TỰ LUẬN: ( 10 câu) Câu 1: Thế nào là lai phân tích? Mục đích của phép lai phân tích là gì?(2đ) Câu 2:-AND tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? -Hãy viết trình tự các nuclêôtic của AND con được tổng hợp từ AND mẹ sau: - A – G – T – X – X – A – - T – X – A – G – G – T - (2đ) Câu 3L 3điểm ) Ơ bò tính trạng lông đen được quy định bởi gen A là trội hoàn toàn so với lông vàng được quy định bởi gen a; Tính trạng không sừng được quy định bởi gen B là trội hoàn toàn so với tính trạng có sừng được quy định bởi gen b. Cho biết các gen phân li độc lập a-Lai bò thuần chủng lông đen, không sừng với bò thuần chủng lông vàng, có sừng. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F1. b-Lai bò F1 với nhau, tìm tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2. HƯỚNG DẪN CHẤM: 1/TRẮC NGHIỆM: 1A; 2C; 3D; 4C; 5A; 6C; 7A; 8C; 9A; 10C; 11A C 2/TỰ LUẬN: Câu 1: -Khái niệm lai phân tích 1đ -Mục đích của lai phân tích 1đ Câu 2:-Quá trình tự nhân đôi: 1đ -Viết trình tự các Nu của AND con 1đ Câu 3: a-Qui ước gen, viết sơ đồ lai, ghi kiểu gen, kiểu hình F1 1 đ b-Lập bảng kết quả F2 1đ -Ghi kết quả kiểu gen 0,5 đ -Ghi kết quả kiểu gen 0,5 đ ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN: SINH HỌC 9 I-TRẮC NGHIỆM: 5 ĐIỂM Hãy khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu mà em cho là đúng hoặc đúng nhất (đối với câu có nhiều đáp án đúng) 1/Trong kĩ thuật gen, tế bào nhận được dùng phổ biến là: A-Thực vật B-Xạ khuẩn C-Vi khuẩn D-Vi khuẩn E.coli 2/Người ta thường dùng hóa chất nào sau đây để gây đột biến thể đa bội: A-EMS B-NMU C-NEU D-Cônsixin 3/Ở cây giao phấn, nếu đời đầu ( Io) có tỉ lệ dị hợp 100%, sau khi tự thụ phấn bắt buộc qua các thế hệ thì I2 có tỉ lệ đồng hợp trội là: A-75% B.50% C-37,5% D-25% 4/Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở A- P B- F1 C-F2 D-F3 5/Bầy ong mật (có ong đực, ong chúa, ong thợ )phân công xây tổ, kiếm thức ăn, sinh sản và tấn công kẻ thù. Đây là mối quan hệ : A-Cạnh tranh cùng loài B-hỗ trợ cùng loài C-Hỗ trợ khác loài D-Đối dịch khác loài 6/Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn với nhau. Đây là mối quan hệ: A-Cạnh tranh cùng loài B-Hỗ trợ cùng loài C-Hỗ trợ khác loài D-Đối địch khác loài 7/Trong hệ sinh thái, sinh cảnh là: A-Thành phần loài trong quần xã B-Khu vực sống C-Độ đa dạng của quần xã D-Khả năng sinh sản của quần xã 8/Số lượng của quần thể này bị số lượng của quần thể khác kìm hãm được gọi là hiện tượng: A ... ãy so sánh quy luật phân li với quy luật phân li độc lập về 2 cặp tính trạng: *Những điểm giống nhau: -Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như: +Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi +Tính trội phải là trội hoàn toàn +Số lượng con lai phải đủ lớn -Ở F2 đều có sự phân li tính trạng ( xuất hiện nhiều hơn một kiểu hình ) -sự di tuyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp dựa trên 2 cơ chế là: Phân li của các cặp gen trong giảm phân để tạo giao tử và tổ hợp của các gen trogn thụ tinh tạo hợp tử. *Điểm khác nhau: Quy luật phân ly Quy luật phân ly độc lập Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng Phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng F1 dị hợp một cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại giao tử F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tạo 4 loại giao tử F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1 F2 có 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1 F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp F2 xuất hiện biến dị tổ hợp Bài 2: điểm giống và khác nhau về chức năng giữa NST thường và NST giới tính: a)Giống nhau: -Góp phần quy định tính đặc trưng bộ NST của loài -Đều có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do, trao đổi đoạn trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo sự di truyền ổn định tương đối qua các thế hệ -Các gen nằm trên các NST có khả năng điều hòa, tổng hợp ARN, chỉ huy tổng hợp prôtein để hình thành tính trạng đặc trưng cho loài. -Các đột biến đều có thể tác động lên chúng. b)Khác nhau: NST thường NST giới tính -Mạng gen quy định tính trạng thường -Các động biến trên gen lặn biểu hiện chậm -Mang gen quy định tính trạng đực, cái và các tính trạng có liên quan đến giới tính -Biểu hiện ngay trong đời cá thể. Bài 3: Theo đề bài , có thể tóm tắt sơ đồ quan hệ giữa các cá thể đã nêu như sau: Đực đen (1) X Cái đen (2) Trâu xám (5) X Nghé đen (3) Nghé xám (4) X Trâu đen (7) Nghé xám (6) Nghé đen (8) a)xác định tính trội, tính lặn: xét đực đen (1) lai với cái đen (2) sinh được nghé xám (4) =>bố và mẹ giống kiểu hình nhưng con lai mang kiểu hình khác => tính trạng lông xám là tính trạng lặn so với tính trạng lông đen. b)Xác định kiểu gen: qui ước: A: lông đen; a: lông xám -Xét đực đen (1) và cái đen (2): sinh nghé xám (4) vậy nghé xém (4) mạng kiểu gen aa và đực (1) với cái (2) đều có lông đen lại được giao tử a nên (1) và (2) cùng có kiểu gen Aa. -Xét nghé đen (3) và trâu xám (5) sinh ra nghé xám (6): Trâu xám (5 ) và nghé xám (6) đều mang kiểu gen aa =>Nghé đen (3)tạo được giao tử a và có kiểu gen Aa -Xét nghé xám (4) X trâu đen (7) sinh ra nghé đen (8) Nghé xám (4) mạng kiểu gen aa =>nghé đen (8) mang tính trội nhưng nhận a từ (4) nên nghé đen (8) mang kiểu gen Aa Trâu đen (7) tạo giao tử A cho con là nghé (8) nên trâu đen (7) có kiểu gen AA hoặc Aa. Kết luận: +Đực đen (1) và cái đen (2) đều mang KG Aa +Nghé đen (3): Aa +NGhé xám (4): aa +Trâu xám (5): aa +Nghé xám (6): aa +Trâu đen (7) : Aa hoặc AA +NGhé đen (8): Aa Câu 4: Theo đề bài, qui ước: A: thân cao; a: thân thấp B: thân dài; b: hạt tròn *Phân tích từng cặp tính trạng ở con lai ở F1: -Về chiều cao cây: thân cao/ thân thấp= 329/241 xấp xỉ 1/1 -Là tỉ lệ của phép lai phân tích. => ở P có một cây mang tính lặn aa và một cây dị hợp Aa P: Aa (cao) X aa ( thấp ) -Về hình dạng hạt: Hạt dài/ Hạt tròn =241/239 xấp xỉ 1/1 Là tỉ lệ phép lai phân tích => ở P có một cây mang tính lặn bb và một cây dị hợp Bb P: Bb ( hạt dài ) X bb (hạt tròn ) *tổ hợp hai cặp TT trên => KG, KH của P có thể là: P: AaBa ( cao, dài ) X aabb (thấp, tròn ) Hoặc P AaBb ( cao, tròn ) X aaBb ( thấp, dài ) *Lập 2 sơ đồ lai trên. - Trường hợp 1: P: AaBa ( cao, dài ) X aabb (thấp, tròn ) GP AB,Ab,aB,ab ab F1: KG: AaBb: Aabb: aaBb: aabb KH: 1 cao, dài: 1cao, tròn: 1 thấp , dài : 1 thấp tròn - Trường hợp 2: P: AaBb ( cao, tròn ) X aaBb ( thấp, dài ) GP Ab;ab aB; ab F1:KG AaBb:Aabb:aaBb:aabb KH: 1 cao, dài: 1cao, tròn: 1 thấp , dài : 1 thấp tròn Câu 5: a)Hiệu suất thụ tinh của trứng và tinh trùng: Số hợp tử =số tinh trùng =số trứng thụ tinh = 14 Số trứng tham gia thụ tinh =số noãn bào bậc I = 70 Số tinh trùng tạo ratham gia thụ tinh: 56 x 4 = 224 Hiệu suất thụ tinh của trứng là ( 14:70 ) x 100% = 20% Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng = (14:224 ) x100% =6,25% b)Số NST 2n của loài: Số trứng không được thụ tinh: 70 -14 = 56 Số tinh tùng không được thụ tinh: 224 -14 =210 Tổng số NST trong các trứng và tinh trùng không thụ tinh ( 210 + 56 ) x n =6384 n =6384 : 226 = 24 Vậy 2n =48. ************ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐỀ II MÔN: Sinh Học-9. Năm học 2009 -2010. Thời gian: 120 phút Câu 1: Nêu điểm giống và khác nhau giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. ( 4điểm) Câu 2: ( 4 điểm ) Ở người tính trạng tóc xoăn trội so với tóc thẳng a/ Vợ chồng ông B đều có tóc xoăn, sinh được đứa con trai tóc thẳng. Họ thắc mắc vì sao đứa con trai không giống họ. Em thử giải thích hộ và xác định kiểu gen của những người trong gia đình ông B b/ Ông D có tóc thẳng và có được đứa con gái tóc xoăn. Hãy xác định kiểu gen của vợ chồng ông D và con gái của ông D. Lập sơ đồ minh hoạ c/ Hai đứa con của hai gia đình trên lớn lên kết hôn với nhau. Hãy xác định xác suất để thế hệ tiếp theo có đứa thẻ mang tóc thẳng hoặc mang tóc xoăn là bao nhiêu phần trăm? Câu 3 ( 4 điểm ) Ở bí quả tròn và hoa vàng là hai tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài và hoa trắng. Hai cặp tính trạng hình dạng quả và màu sắc hoa di truyền độc lập với nhau. Trong một phép lai phân tích của các cây F1 người ta thu được 4 kiểu hình có tỉ lệ ngang nhau là quả tròn, hoa vàng; quả tròn, hoa trắng; quả dài hoa vàng và quả dài hoa trắng. a-Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai phân tích của F1 nói trên b-Cây F1 nói trên có thể được tạo ra từ phép phép lai giữa 2 cây P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Lập sơ đồ minh hoạ. Câu 4: (4điểm) Bộ nhiễm sắc thể của loài được ký hiệu như sau: A tương đồng với a, B tương đồng với b, C tương đồng với c, D tương đồng với d. a-Bộ nhiễm sắc thể của loài trên có bao nhiêu NST? b-Viết ký hiệu bộ NST của loài đó ở các kì sau đây của quá trình nguyên phân -Kì đầu -Kì giữa -Kì cuối Câu 5 ( 4 điểm ) Có 10 tế bào mầm của ruồi giấm nguyên phân với số lần bằng nhau tạo ra 320 tinh nguyên bào, giảm phân cho các tinh trùng bình thường, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 5%, của trứng là 40% a-Tìm số lượng tinh trùng được thụ tinh với trứng b-Số đợt nguyên phân của tinh nguyên bào c-Số lượng noãn nguyên bào cần sinh ra để tham gia vào quá trình thụ tinh HƯớNG DẫN GIảI: Câu 1: Nêu điểm giống và khác nhau giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến . a)Giống nhau: -Cả hai đều là biến dị di truyền -Là biến dị không xác định, có thể có lợi, có thể có hại, có thể trung tính -Có thể xuất hiện biến dị mới chưa có ở bố mẹ hoặc tổ tiên -Đều là những biến dị có liên quan đến sự biến đổi vật chất di truyền b)Khác nhau: Biến dị tổ hợp Biến dị đột biến Nguyên nhân -Xuất hiện nhờ quá trình giao phối -Do tác động của môi trường bên trong hoặc môi trường bên ngoài cơ thể. Tính chất -Dựa trên cơ sở tổ hợp lại vốn gen sẳn có ở bố mẹ, tổ tiên -Có thể dự đoán được quy mô xuất hiện, nếu biết trước được kiểu gen của bố mẹ -Thể hiện một cách đột ngột, ngẫu nhiên, cá biệt, không định hướng -Không thể dự đoán được qui mô xuất hiện Cơ chế Phát sinh do cơ chế phân li độc lập do sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh Do rối roạn quá trình phân bào, hoặc do rối loạn quá trình tái sinh NST làm thay đổi số lượng, cấu trúc vật chất di truyền Câu 2: Qui ước: gen A: tóc xoăn; gen a: tóc thẳng a)Xét gia đình của ông B: Bố mẹ tóc xoăn (A-), sinh con trai tóc thẳng (aa) Kg vợ chồng ông B đều ở trạng thái dị hợp (Aa), trong giảm phân mỗi người đều tạo được 2 loại giao tử A và a Trong thụ tinh tạo hợp tử ngẫu nhiên do vậy đứa con trai sau này mang kiểu gen aa, biểu hiện kiểu tóc thẳng khác bố mẹ b)Xét gia đình ông D: -Ông D có tóc thẳng, mang kiểu gen aa tạo 1 loại gt a -Con gái ông D có tóc xoăn nhận được ở cha gt a, nên đã nhận từ mẹ gt A. đứa con gái này có KG Aa -Vợ ông D tạo được gt A cho con gái nên có KG AA hoặc Aa, KH tóc xoăn =>Sơ đổ lai có thể 1 trong 2 trường hợp sau: +TRường hợp 1: Nếu vợ ông D mang KG AA P : cha tóc thẳng X Mẹ tóc xoăn aa AA GP a A F1 Aa (KH: tóc xoăn ) +Trường hợp 2: Nếu vợ ông D mang KG Aa P : Cha tóc xoăn X mẹ tóc xoăn aa Aa GP a A,a F1 1Aa : 1aa Kiểu hình: 1 tóc xoăn : 1 tóc thẳng. Trường hợp này đứa con trai xuất hiện mang Aa ( tóc xoăn ) c) Xác suất xuất hiện đứa con tóc xoăn hoặc tóc thẳng ở thế hệ tiếp theo. Con trai ông B có kiểu gen aa kết hôn với con gái ông D có kiểu gen Aa Sơ đồ lai ở thế hệ tiếp theo là: F1 Aa (mẹ tóc xoăn ) X aa ( cha tóc thẳng ) GF1 A;a a F2 KG: 1Aa : 1aa KH: 50% tóc xoăn : 50% tóc thẳng Vậy thế hệ F2 tiếp theo: -Xác suất xuất hiện tóc xoăn là 50% -Xác xuất xuất hiện tóc thẳng là 50% Câu 3: Theo đề bài, qui ước: Gen A: quả tròn, gen a: quả dài Gen B: Hoa vàng, gen b: hoa trắng. a)Giải thích kết quả và sơ đồ lai: F2 có 4 kiểu hình ngang nhau là: 1 tròn, vàng: 1 tròn, hoa trắng: 1quả dài, hoa vàng: 1 quả dài, hoa trắng Phân tích từng cặp tính trạng ở F2 ta có: -Về hình dạng quả: Quả tròn/ quả dài= 1+1/1+1=1/1 =>F1 Aa x aa Về màu hoa: Hoa vàng/ Hoa trắng = 1+1/1+1 = 1/1 => F1 Bb x bb Tổ hợp hai cặp tính trạng trên Sơ đồ lai: F1 :AaBb ( quả tròn, hoa vàng) X aabb (quả dài hoa trắng ) GF1 AA,Ab, aB, ab ab F2: AaBb :Aabb : aaBb : aabb KIểu hình: 1qtròn, hvàng : 1 qtròn, htrắng : 1qdài, hvàng : 1 qdài, htrắng b)Kiểu gen kiểu hình của P và sơ đồ minh họa: Do các cây F1 đều dị hợp về 2 cặp gen AaBb Cặp P mang lai phải thuần chủng về 2 cặp gen tương phản, có thể 1 trong 2 trường hợp sau P : AABB qtròn, hvàng X aabb (qdài, h trắng ) Hoặc : P AAbb ( q tròn, h trắng ) X aaBB ( q dài, hoa vàng ) Lập sơ đồ lai: * Trường hợp 1: P : AABB qtròn, hvàng X aabb (qdài, h trắng ) GP AB ab F1 AaBb Kiểu hình 100% quả tròn, hoa vàng *Trường hợp 2: P AAbb ( q tròn, h trắng ) X aaBB ( q dài, hoa vàng ) GP: Ab aB F1 AaBa Kiểu hình 100% quả tròn, hoa vàng Câu 4: a)Bộ NST 2n =8 b)-Kì trước: AAaaBBbbCCccDDdd -Kì giữa: AAaaBBbbCCccDDdd -Kì cuối: AaBbCcDd Câu 5: a)-Số tinh trùng được tạo thành: 320 x 4 =1280 -Số tinh trùng được thụ tinh với trứng: (1280 x 5 ) : 100 = 64 b)Có 10 tế bào mầm của ruồi giấm nguyên phân với số đợt bằng nhau tạo ra 320 tinh nguyên bào => Mỗi tế bào mầm sinh ra được: 320 : 10 = 32 tinh nguyên bào. Ta có: 2k = 32=> k= 5 Vậy số đợt nguyên phân của mỗi tinh nguyên bào là 5 c)Số trứng được thụ tinh bằng với số tinh trùng thụ tinh = 64 -Số trứng được hình thành: ( 64 x 100 ) : 40 = 160 -Số noãn nguyên bào là : 160: 1 = 160. ___ o Hết o ____
Tài liệu đính kèm: