a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được, trình bày và phân tích được:
Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men đen.
Nêu được khái niệm kiểu hình.
Phát biểu được nội dung quy luật phân ly.
Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Men đen.
b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.
Ngày soạn: 26/08/09 Ngày giảng: 9G: 29/08/09 TIẾT 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG Mục tiêu: Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được, trình bày và phân tích được: Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men đen. Nêu được khái niệm kiểu hình. Phát biểu được nội dung quy luật phân ly. Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Men đen. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9 Tranh vẽ phóng to các hình 2.1 đến 2.3 Bảng phụ bảng 2 trang 8, phiếu học tập Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 9G Kiểm tra bài cũ:( 5’- kiểm tra miệng) ?HSTB: Nêu một số thuật ngữ của di truyền học? Lấy ví dụ? Thuật ngữ: Mỗi thuật ngữ nêu chính xác và lấy được ví dụ được 2 điểm Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo sinh lý của một cơ thể. Ví dụ: tính trạng của cây đậu như thân cao, hạt vàng, chịu hạn tốt, Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. Ví dụ: Hạt vàng, hạt xanh là cặp tính trạng tương phản về màu sắc hạt; thân cao, thân thấp là cặp tính trạng tương phản về chiều cao cây, mắt xanh với mắt đen là cặp tính trạng tương phản về màu sắc ở mắt người,. Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật (nhân tố di truyền sau này được gọi là gen) Ví dụ: Nhân tố di truyền quy định chiều cao thân, màu sắc hoa, Giống (hay dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống với thế hệ trước. HSTB: Nêu một số ký hiệu cơ bản của di truyền học? Viết các ký hiệu đó theo sơ đồ lai? Ký hiệu: Mỗi ký hiệu nêu đúng ý nghĩa cho 1 điểm. Viết chính xác sơ đồ lai cho 2 điểm. P biểu thị cho cặp bố mẹ đem lai (cặp bố mẹ xuất phát) × biểu thị cho phép lai G biểu thị cho giao tử ♀ biểu thị cho giao tử cái hay cơ thể cái ♂ biểu thị cho giao tử đực hay cơ thể đực F biểu thị cho thế hệ con F1 biểu thị cho thế hệ lai thứ nhất F2 biểu thị cho thế hệ lai thứ hai sinh ra từ F1 Đặt vấn đề vào bài mới: Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào nghiên cứu di truyền. Ông đã tiến hành thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng khác nhau nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà lan. Trong 8 năm liền, với 22 thứ đậu Hà lan khác nhau, phân tích trên một vạn cây lai và hơn300.000 hạt, trên cơ sở đó đã phát hiện ra các quy luật di truyền. Một trong những thí nghiệm mà ông đã tiến hành đó là phép lai một cặp tính trạng. Vậy thí nghiệm được tiến hành như thế nào? Kết quả và giải thích kết quả thí nghiệm ra sao? Ta sẽ nghiên cứu trong bài hôm nay: Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm GV Chuyển:Trước hết ta tìm hiểu thí nghiệm mà Menđen đã tiến hành: I. Thí nghiệm của Menđen: (16’) Hoạt động I: Tìm hiểu về thí nghiệm mà Menđen đã tiến hành Mục tiêu: Học sinh nắm được cách tiến hành thí nghiệm. Khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn. Thực hiện: Hoạt động cả lớp. TB KG KG KG TB KG GV TB TB KG TB TB TB (HS nghiên cứu thông tin mục I/sgk trang 8 kết hợp quan sát tranh vẽ hình 2.1 trang 8) Từ thông tin cho biết đối tượng Menđen chọn làm thí nghiệm và đặc điểm của chúng? Đậu Hà lan là đối tượng được chọn để làm thí nghiệm. Có hoa lưỡng tính, Tự thụ phấn khá nghiêm ngặt. Mô tả lại thí nghiệm mà Menđen đã tiến hành? Tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản: Hoa đỏ với hoa trắng Thân cao với thân lùn Quả lục với quả vàng. Cắt bỏ nhị hoa từ khi hoa có nhị chưa chín ở cây được chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. Khi nhị chín, ông lấy phấn của nhị cây được chọn làm bố rồi rắc lên nhụy của cây được chọn làm mẹ. Khi được F1 ông tiếp tục cho thụ phấn để cho ra F2 (GV tóm tắt vào bảng phụ) Từ thí nghiệm cho biết kết quả thu được ở F1và F2? ( GV ghi kết quả vào bảng phụ- bỏ lại cột 4 chưa điền) P F1 F2 Tỉ lệ k. hình ở F2 H. đỏ × H. trắng H. đỏ 705h.đỏ 224 h. trắng 705/224 = 3,14 /1 = 3/1 T. cao × T.lùn T. cao 787 t. cao 277 t. lùn 787/277 = 2,84/1 = 3/1 Q. lục × Q.vàng Q. lục 428 q. lục 152 q. vàng 428/152 = 2,84/1 = 3/1 Từ bảng cho biết tính trạng hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn, quả lục, quả vàng được Men đen gọi như thế nào? Men đen gọi chúng là kiểu hình. Vậy kiểu hình là gì? Là tổ hợp tính trạng của toàn bộ cơ thể. GV: Trên thực tế, khi nói tới kiểu hình của một cơ thể người ta chỉ đề cập tới một vài tính trạng được quan tâm, nghiên cứu. Ví dụ ở đậu Hà lan, có rất nhiều kiểu hình khác nhau nhưng Menđen chỉ quan tâm đến những tính trạng màu sắc hoa, màu sắc quả, chiều cao cây,mà thôi. Dựa vào bảng, em có nhận xét gì về tính trạng được biểu hiện ở đời F1? Dù hoa đỏ được chọn làm cây bố hay cây mẹ thì tính trạng hoa đỏ đều được biểu hiện ở đời F1. Tương tự ở phép lai: Thân cao với thân lùn cho ra F1 là thân cao. Quả lục với quả vàng cho ra F1 là quả lục. Như vậy: Tính trạng được biểu hiện ở đời F1 có thể là tính trạng của bố hoặc là tính trạng của mẹ. Hãy nêu tên gọi mà Men đen đặt cho những tính trạng được biểu hiện ngay ở đời F1? Là tính trạng trội: là những tính trạng được biểu hiện ngay ở đời F1 khi lai hai cơ thể khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Do đó F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc của mẹ. Men đen gọi những tính trạng không được biểu hiện ở đời F1 như thế nào? Các tính trạng: Hoa trắng, thân lùn, quả vàng được Men đen gọi là tính trạng lặn: Là những tính trạng chỉ được biểu hiện ở đời F2 Kết quả của phép lai sẽ như thế nào trong trường hợp thay đổi vị trí của các cây được chọn làm bố và cây làm mẹ? Kết quả của phép lai không thay đổi Hay nói cách khác: khả năng di truyền của cây chọn làm bố và cây chọn làm mẹ là ngang nhau. Từ kết quả thu được ở đời F1 và đời F2, hãy điền tỉ lệ kiểu hình ở F2 vào cột 4 ở bảng 2 trang 8? (GV gọi HS lên điền, Hs khác nhận xét cho hoàn chỉnh ) Em có nhận xét gì về tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong cả 3 phép lai trên?- Đều có tỉ lệ 3/1 hay tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm và cách gọi tên các tính trạng của Men đen: Bằng các từ và cụm từ cho sẵn (3 trội: 1 lặn; đồng tính, phân tính) hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong nội dung sau cho hoàn chỉnh “ Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn” Þ Đây cũng chính là nhận xét Men đen đã rút ra từ kết quả thí nghiệm đã tiến hành. (GV chỉ trên tranh hình 2.2 nêu lại nhận xét của Men đen Cách làm thí nghiệm: / Học sgk trang 8. Kết quả thí nghiệm: / xem bảng 2 trang 8. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Tính trạng trội: là tính trạng được biểu hiện ngay ở đời F1. Tính trạng lặn: là tính trạng chỉ đến đời F2 mới được biểu hiện. Nhận xét: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. GV Chuyển:Với kết quả thu được từ phép lai một cặp tính trạng trên, Men đen thấy ở F1 có sự đồng tính, F2 có sự phân li tính trạng. Vậy Menđen đã bằng cách nào giải thích cho kết quả thí nghiệm của mình một cách phù hợp nhất?Ta xét: II. Men đen giải thích cho kết quả thí nghiệm: (16’) Hoạt động II: Tìm hiểu về cách giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen Mục tiêu: HS nắm được giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen Thực hiện: Hoạt động nhóm. KG KG TB NH NH TB GV TB (HS nghiên cứu thông tin mục II trang 9 kết hợp quan sát tranh vẽ hình 2.3) Việc F1 đều mang tính trạng trội, F2 mang tính trạng lặn giúp Men đen nhận thấy điều gì? Các tính trạng không trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương thời. Vậy mỗi tính trạng trên cơ thể do yếu tố nào quy định? Do cặp nhân tố di truyền (sau này gọi là gen) quy định. Trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. Men đen đã dùng các chữ cái để kí hiệu: Chữ cái in hoa: là ký hiệu nhân tố di truyền trội Þ quy định tính trạng trội Chữ cái in thường: Là ký hiệu nhân tố di truyền lặn Þ quy định tính trạng lặn. Dựa vào tranh vẽ cho biết Menđen đã ký hiệu các nhân tố di truyền trong phép lai ở thí nghiệm của mình như thế nào? Nhân tố di truyền A: quy định hoa đỏ Nhân tố di truyền a: quy định hoa trắng. Þ Do trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành cặp tương ứng quy định kiểu hình của cơ thể. Cặp nhân tố di truyền AA quy định kiểu hình hoa đỏ Cặp nhân tố di truyền aa quy định kiểu hình hoa trắng. (Lớp hoạt động nhóm) Các nhóm quan sát hình 2.3, thảo luận và cho biết: Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2? Giao tử ở F1: 1A: 1a Hợp tử ở F2: 1AA: 2Aa: 1aa Tại sao ở F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng? Do ở thể dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình như ở thể đồng hợp AA. Vì vậy mặc dù tỉ lệ kiểu gen là 1AA: 2Aa vẫn đều có chung kiểu hình là hoa đỏ nên ở tỉ lệ F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng hay 3 trội: 1lặn) GV gọi các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh GV chỉ trên tranh hoàn chỉnh hai lệnh mà các nhóm đã báo cáo) Từ nội dung đã thảo luận em hãy cho biết: Menđen đã giải thích cho kết quả thí nghiệm của mình như thế nào? Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền: Cặp AA phân li cho ra một loại giao tử mang nhân tố di truyền A Cặp aa phân li cho ra một loại giao tử mang nhân tố di truyền a. Khi thụ tinh có sự tổ hợp của các giao tử mang nhân tố di truyền A và a tạo F1 có cặp nhân tố di truyền Aa. F1 khi phát sinh giao tử thì diễn ra sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa cho ra hai loại giao tử: một mang nhân tố di truyền A, một mang nhân tố di truyền a. Sự kết hợp của các giao tử ở F1 tạo ra F2 có cặp nhân tố di truyền: 1AA: 2Aa: 1aa. Do vậy tỉ lệ kiểu hình sẽ là 3 trội (đỏ): 1 lặn (trắng). Như vậy: Chính sự phân ly của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại chúng trong quá trình thụ tinh là điểm căn bản trong quy luật phân ly của Men đen. Vậy một em hãy phát biểu nội dung của quy luật phân ly của Menđen? Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Þ Chính sự tổ hợp của các loại giao tử này trong quá trình thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F2: 1AA; 2Aa; 1aa trong đó: Các tổ hợp AA; Aa đều biểu hiện chung kiểu hình là trội (hoa đỏ) Giả sử nhân tố di truyền A quy định tính trạng hoa đỏ, nhân tố di truyền a quy định tính trạng hoa trắng. Trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành cặp. Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm bằng sự phân ly của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại chúng một cách ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh. Sự phân ly của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A: 1a. Đây chính là cơ chế di truyền các tính trạng. P: AA(H đỏ) × aa (h trắng) GP: A A a a F1: Aa (H. đỏ) × Aa (H. đỏ GF1: A a A a F2: A a A AA H. đỏ Aa H. đỏ a Aa Hoa đỏ aa H. trắng Quy luật phân ly của Menđen: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. (HS đọc kết luận chung- sgk trang 9) * KLC/ trang 9 Củng cố và luyện tập: 5’ ? HSTB: Nêu khái niệm về kiểu hình? Cho ví dụ? Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Ví dụ: Hoa trắng, hoa đỏ, quả lục, quả vàng, ? HSKG: Phát biểu nội dung quy luật phân ly của Menđen? Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. ? HSKG: Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà lan như thế nào? Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm bằng sự phân ly của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại chúng một cách ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh. Sự phân ly của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A: 1a. Đây chính là cơ chế di truyền các tính trạng. P: AA (Hoa đỏ) × aa (hoa trắng) G : A, A a, a F1 : Aa (Hoa đỏ) × Aa (Hoa đỏ) G A, a A, a F2 : AA; Aa; Aa; aa 1AA; 2Aa; 1aa 3 hoa đỏ; 1 hoa trắng d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’ - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 10 - Làm bài tập: Viết lại sơ đồ lai trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen và giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen. - Làm bài tập 4/10: Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen cho nên mắt đen là tính trạng trội, mắt đỏ là tính trạng lặn. Quy ước gen A là tính trạng mắt đen (trội), a là tính trạng mắt đỏ (lặn). Ta có sơ đồ lai sau: P: AA (Mắt đen) × aa (Mắt đỏ) G : A, A a, a F1 : Aa (Hoa đỏ) × Aa (Hoa đỏ) G A, a A, a F2 : AA; Aa; Aa; aa 1AA; 2Aa; 1aa 3 mắt đen; 1 mắt trắng - Đọc mục” Em có biết” - Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
Tài liệu đính kèm: