Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Bài di truyền và biến dị

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Bài di truyền và biến dị

1. Kiến thức: Học sinh

- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học

- Biết được Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen

- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét

- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.

2. Kĩ năng

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Bài di truyền và biến dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
 Phần I : DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I :
CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Tiết 1:
MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh 
- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
- Biết được Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét
- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Phát triển tư duy phân tích, so sánh
3. Thái độ 
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tranh phóng to hình 1.2/sgk
2. Học sinh:
Đọc trước và chuẩn bị bài ở nhà 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
*. Vào bài :2’
Từ sinh học 6 đến sinh học 8 các em đã tìm hiểu những kiến thức sinh học cơ thể, thấy được tính đa dạng sinh học và lược sử tiến hoá của sinh giới. Đến sinh học 9 , các em sẽ được tìm hiểu những lĩnh vực mới của sinh học , cụ thể là di truyền và biến dị, cơ thể và môi trường .( phần 1)
Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm 1 vị trí quan trọng trong sinh học . Menđen- người đặt nền móng cho di truyền học, chúng ta cùng nghiên cứu các thí nghiệm của ông ngay ở chương 1..
2. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*. Mục tiêu: Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin/sgk làm bài tập mục lệnh/sgk-5.
? Liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào? (về hình dạng, chiều cao, màu mắt)
GV ghi bảng:
- Những điểm giống bố mẹ => hiện tượng di truyền
- Những điểm khác bố mẹ => Hiện tượng biến dị
? Vậy theo em thế nào là hiện tượng biến dị và di truyền ?
Gv: Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.
? Hãy trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học ?
GV: Giải thích theo thông tin/sgk.
*. Mục tiêu: - Biết được Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học
- Nêu được pp nghiên cứu di truyền của Menđen:PP phân tích các thế hệ lai 
GV: Giới thiệu tiểu sử của Menđen
- Gọi hs đọc mục “ em có biết?”/sgk-7.
- Cho hs quan sát hình 1.2/sgk phóng to
? Nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai ?
? Hãy nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen?
GV: Tiểu kết
PP nghiên cứu của Menđen có tính sáng tạo, độc đáo: Ông tách riêng từng cặp tt để nghiên cứu, làm đơn giản tính di truyền phức tạp của sinh vật cho dễ nghiên cứu: tạo dòng thuần chủng, dùng toán thống kê phân tích để rút ra quy luật di truyền các tt ( Sgk..+ em có biết?)
GV: hướng dẫn hs nghiên cứu 1 số thuật ngữ /sgk -> ghi nhớ kiến thức 
? Tính trạng là gì? cho VD?
? Thế nào là cặp tính trạng tương phản? Cho VD?
? Khi nào được coi là giống ( hay dòng ) thuần chủng? Cho Vd?
GV: Giới thiệu 1 số kí hiệu /sgk
I. Di truyền học ( 12’)
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con, cháu
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
=>Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống và y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại.
II. Menđen – Người đặt nền móng cho di truyền học.(15’)
- Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học 
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học (10’)
 (sgk)
3. Củng cố - Luyện tập: (5’)
	- Trình bày nôi dung cơ bản của phép lai phân tích các thế hệ lai của Menđen ?
	- Lấy các Vd về tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm “ cặp tính trạng tương phản” ?
	-Tại sao Menđen lai chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai ? (vì thuận tiện cho việc theo dõi sự DT của các cặp TT)
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
Học bài , trả lời các câu hỏi/sgk -7
Chuẩn bị bài sau: + Đọc trước bài 2
 + Kẻ bảng 2/sgk -8 vào vở bài tập.
 _________________________
Ngày soạn: 8/2012 Ngày dạy: 
Tiết 2:
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hs trình bày và phân tích được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen.
- Nêu được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể di hợp
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li, nêu được ý nghĩa của quy luật.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của menđen.
- Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tíchsố liệu, kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
3. Thái độ: Hs yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 2.1 ; 2.3 /sgk
- Bảng phụ
2. Học sinh:
Đọc trước bài 
- Kẻ bảng 2/sgk vào vở bài tập
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
*. Câu hỏi:
	? Nhắc lại một số thuật ngữ : Tính trạng, cặp tính trạng tương phản, giống (dòng) thuần chủng ?
*. Đáp án:
2. Dạy bài mới:
*. Vào bài : 1’
Vậy khi lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì kết quả lai sẽ ntn? ..
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen 
Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Y/c hs nghiên cứu thông tin/sgk kết hợp quan sát hình 2.1
? Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan ntn?
GV nhấn mạnh: Đậu Hà lan có đặc điểm là tự thụ phấn khá nghiêm ngặt. Menđen đã tiến hành tự thụ phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tt thuần chủng tương phản. Ông đã tiến hành các thí nghhiệm này rất cẩn thận, tỉ mỉ và công phu.
- Y/c hs quan sát kĩ hình 2.1/sgk
? Hãy mô tả cách tiến hành thí nghiệm thụ phấn nhân tạo giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng ?
 ? Vậy kết quả thu được ở F1 là gì? (toàn hoa đỏ)
GV: Quan sát bảng 2 ta thấy: Menđen k chỉ tiến hành thụ phấn giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng mà ông còn tiến hành với nhiều tn khác (bảng 2) 
? Hãy xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống ?
GV: Các tt của cơ thể như: hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn,... được gọi là kiểu hình
? Vậy theo em kiểu hình là gì ? 
GV lưu ý hs: Dù có thay đổi vị trí của các giống cây chọn làm bố, mẹ như: hoa đỏ làm bố, hoa trắng làm mẹ và ngược lại thì kết quả của 2 phép lai đều như nhau không có gì thay đổi vì bố và mẹ đều có vai trò di truyền như nhau. Chính bởi vậy,Menđen dã gọi tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội còn tính trạng đến F2 mới được biểu hiện là tính trạng lặn . Như vậy.
? Quan sát hình 2.2/sgk. Hãy viết sơ đồ lai khi cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng ?
Gv: y/c hs hoàn thành bài tập mục lệnh/sgk.9 ?
? Qua kết quả thí nghiệm của Menđen em có kết luận gì ?
*. Mục tiêu: HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen
 - Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
GV: Giải thích qua quan niệm đương thời của Menđen ( sgk và sgv ) 
- cho hs qs hình 2.3/sgk.9 và giải thích
+ Quy ước: Gen A .....
 Gen a........
+ Sơ đồ lai .......
? Cho biết tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 ?
Đa: Tỉ lệ GF1 1A: 1a
 tỉ lệ hợp tử F2: 1AA: 2Aa: 1aa
? Tại sao ở F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng? (vì thể dị hợp Aa biểu hiện kh trội giống như thể đồng hợp AA) 
? Vậy Menđen đã giải thích kết quả của thí nghiệm này như thế nào ? 
GV: Cho hs đọc /sgk.10
 - Đây chính là điểm cơ bản trong quy luật phân li của Menđen....
? Quy luật phân li được phát biểu ntn ?
GV: Gọi hs đọc kết luận /sgk
I. Thí nghiệm của Menđen (17’)
Đối tượng nghiên cứu: đậu Hà Lan
2. Các khái niệm:
- Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể 
- Tính trạng trội : Là tính trạng biểu hiện ở F1
- Tính trạng lặn: Là tình trạng đến F2 mới được biểu hiện
2. Thí nghiệm:
P: Hoa đỏ X Hoa trắng 
F1: Hoa đỏ
F2: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
=> Như vậy: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ. còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm: ( 15’)
1. Giải thích:
- Theo Menđen: Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (cặp gen) quy định cặp tính trạng thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh
 => Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
2.Quy luật phân li:
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
*. Kết luận: (sgk-10)
3. Củng cố - Luyện tập: (5’)
- Nêu khái niệm kiểu hình, và cho VD minh hoạ
- Phát biểu nôi dung quy luật phân li ?
- Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan ntn ?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:( 3’)
- Học bài , trả lời câu hỏi/sgk-10
*. Hướng dẫn BT4/sgk-10
- Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen, nên mắt đen là tt trội, mắt đỏ là tt lặn
- Quy ước: + Gen A quy định mắt đe, gen a quy định mắt đỏ
- Sơ đồ lai: .....
	P: Mắt đen x Mắt đỏ
	AA aa
	Gp: A	a
	F1: Aa (mắt đen) x Aa
	GF1 A; a 	A; a
	F2: 1AA; 2Aa; 1aa
 => Tỉ lệ KH: 3 cá kiếm mắt đen; 1 cá kiếm mắt đỏ
- Chuẩn bị bài sau: Lai một cặp tính trạng ( tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 bai 1va 2.doc