. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Tìm được những dẫn chứng về sự ảnh hưởng của a/s và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở MT quan sát.
- Củng cố, hoàn thiện tri thức đã học.
2.Kĩ năng:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi học sinh đọc sgk và các tài liệu khác, quan sát tranh để tìm hiểu về môi trường của chúng lên đời sống sinh vật.
Ngày soạn:18/2/2011 Ngày giảng: 23/2/2011 Tiết 47 + 48. Thực hành Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật -Tiết 1: Hướng dẫn HS tiến hành quan sát môi trường sống của sinh vật và thu thập mẫu -Tiết 2: Viết báo cáo thực hành. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Tìm được những dẫn chứng về sự ảnh hưởng của a/s và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở MT quan sát. - Củng cố, hoàn thiện tri thức đã học. 2.Kĩ năng: - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi học sinh đọc sgk và các tài liệu khác, quan sát tranh để tìm hiểu về môi trường của chúng lên đời sống sinh vật. - Kĩ năng ứng phó với các tình huống có thể xẩy ra trong quá trình tìm kiếm thông tin(Động vật, thực vật) - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực - Kĩ năng tự tin trình bày trước tổ, trước nhóm, 3. Thái độ. Giáo dục tính yêu thích thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường. - Rèn luyện kĩ năng: quan sát,phân tích, tổng hợp, so sánh; HĐ nhóm, vẽ hình... 3. Thái độ: Giáo dục ý thức say mê tìm tòi, yêu thích SV và môi trường thiên nhiên; có ý thức bảo vệ sinh vật và MT... II. Đồ dùng dạy và học 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh ảnh H45; Bảng phụ và phiếu học tập ghi nội dung bảng H45.1-3(SGK). - Kẹp ép cây; giấy báo; kéo cắt cây; vợt bắt côn trùng, túi nilon, dụng cụ đào đất... 2.Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị bài: nghiên cứu thông tin; chuẩn bị theo hướng dẫn của GV. III. Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm IV. Tổ chức dạy học 1. ổn định tổ chức(1phút) 2. Kiểm tra đầu giờ(3 phút) ? Sinh vật trong tự nhiên chịu tác động của những nhân tố ST nào? - Kiểm tra sự chuẩn bị các mẫu vật học sinh mang đến. 3.Bài mới.(38 phút). * Hoạt động 1. Hướng dẫn thực hành(35 phút) - Mục tiêu:HS biết nhận biết SVvà môi trường sống của chúng. - Giáo viên thông tin nội quy thực hành: Cẩn thận, an toàn, tuôn thủ theo chỉ đạo của nhóm trưởng. - GVchia nhóm HS (5-7 em/ nhóm). - GV dẫn HS đến địa điểm quan sát như:"ao, vườn trường, đồi" - Giáo viên hướng HS tìm hiểu, gọi tên sinh vật và môi trường sống, hoàn thiện bảng 45. 1. - Tiến hành quan sát theo nhóm: nhận biết tên các loài SV và MT sống; điền bảng 45.1. - Sau khi điền vào bảng trên tổng kết lại. ? Em đã quan sát được những SV nào? số lượng ntn. ? Có những MTS nào trong khu vực quan sát ? Môi trường nào có số lượng sinh vật nhiều nhất, ít nhất? Vì sao? - Phần giải thích: MT có đks thuận lợi " số lượng SV phong phú và ngược lại.. 1. Tìm hiểu MT sống của các loài sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống Thực vật.... Động vật.... Nấm.... - Yêu cầu HS quan sát & thu thập mẫu; nghiên cứu hình thái của lá cây, phân tích sự ảnh hưởng của a/s tới lá: * Bước 1. Quan sát khoảng 10 lá cây ở các môi trường khác nhau (nơi trống trải, dưới tán cây, hồ nước..) → Làm Bảng 45.2 (cột 2, 3, 4). *Lưu ý: dựa vào gợi ý(*, **) trang 137 để làm bảng 45.2. * Bước 2: Vẽ hình dạng phiến lá lên giấy ô li - GV gợi ý HS quan sát lá nào đối chiếu hình trang 137→dựa vào hình để vẽ lên giấy ô li -GVnêu câu hỏi, HS trả lời. ?. Con người tác động tới thiên nhiên ntn. ?. Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên? (TV - ĐV) - 2 HS trả lời. +Tích cực " gìn giữ và khôi phục thiên nhiên. + Tiêu cực " hủy hoại môi trường thiên nhiên. *Không chặt phá, đốt rừng, săn bắn động vật. *Tích cực trồng cây gây rừng,Vệ sinh môi trường ở gia đình, trường học. Nuôi, chăm sóc động vật, tuyên truyền.. 2. Tìm hiểu hình thái của lá cây và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái của lá.. * Bước 1. Thu thập mẫu TT Tên cây Nơi sống Đ.Đ phiến lá Các đặc điểm này chứng tỏ lá cây quan sát là: Những nhận xét khác 1 2 3 4 ... *Bước 2. Vẽ hình lá quan sát được, chi chú thích(tên; MT; nơi thu thập...) - ép cây vào kẹp → làm tiêu bản khô - Tiến hành so sánh với H.45( SGK). thấy được ảnh hưởng của ánh sáng và độ ẩm lên hình thái lá. GV: Hướng dẫn HS thực hiện theo SGK.. - Yêu cầu HS thu thập mẫu; quan sát và ghi chép đặc điểm của mẫu nơi thu thập và điền bảng - Trong thực hành GV theo dõi, hướng dẫn HS và giúp đỡ các em. Lưu ý đặc điểm: hình dạng;màu sắc; đặc điểm da.... - Gợi ý cho HS bước đầu giải thích sự thích nghi của động vật. GV Nhận xét, KL. 3. Tìm hiểu MT sống của động vật - Tìm ND quan sát được điền vào bảng: TT Tên ĐV MT sống Các đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường 1 2 3 4 * Hoạt động 2. Viết báo cáo thực hành(40 phút) - Mục tiêu: HS căn cứ mẫu vật và các thông tin thu được để viết bài thu hoạch. GV: Yêu cầu HS tiến hành viết bài thu hoạch dựa vào các mẫu vật thu được và thông tin ghi nhận trong khi đi thu thập mẫu vật. - HS dựa vào mẫu vật và thông tin hoàn thành bài báo cáo theo nội dung SGK: + Hoàn thành các bảng 45.1- 45.3. + Trả lời các câu hỏi phần IV ( SGK- 138) - Trong khi HS viết thu hoạch GV theo dõi uốn nắn và giúp đỡ những nhóm và cá nhân còn yếu thực hiện tốt yêu cầu của GV. 4. Củng cố, kiểm tra,đánh giá: (3 phút) - GV nhấn mạnh những nội dung cơ bản: + Sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới đời sống của SV. + Giải thích và thấy được các đặc điểm thích nghi của SV với sự tác động của các nhân tố sinh thái. 5..Hướng dẫn hoạt động ở nhà(2 phút): - Về nhà hoàn thiện nốt báo cáo => nộp vào giờ sau. - Nghiên cứu bài mới: "Quần thể SV...": Nghiên cứu thông tin; quan sát hình vẽ; kẻ bảng biểu; chuẩn bị theo yêu cầu...
Tài liệu đính kèm: