Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 53 - Kiểm tra một tiết

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 53 - Kiểm tra một tiết

.1.KT: - Nhằm kiểm tra, đánh giá HS về nội dung thực hành đã tiến hành ở các bài thực hành.

1.2. KN: - Kiểm tra kĩ năng quan sát, phân tích, nhận biết các thao tác thực hành.

2. CHUẨN BỊ

- GV: + Nội dung kiểm tra lý thuyết.

 + Mô hình ADN tháo rời (4 bộ)

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 53 - Kiểm tra một tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 53
Kiểm tra một tiết
1. Mục tiêu
1.1.KT: - Nhằm kiểm tra, đánh giá HS về nội dung thực hành đã tiến hành ở các bài thực hành.
1.2. KN: - Kiểm tra kĩ năng quan sát, phân tích, nhận biết các thao tác thực hành.
2. chuẩn bị
- GV: + Nội dung kiểm tra lý thuyết.
 + Mô hình ADN tháo rời (4 bộ)
3. Phương pháp
- GV cho cả lớp tiến hành kiểm tra lý thuyết (15 phút), sau đó chia nhóm HS tiến hành lắp mô hình ADN ( mỗi nhóm 5 HS – 4 nhóm thực hành một đợt)
4. Tiến trình giờ dạy 
4.1. ổn định
4.2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra các hộp mô hình.
4.3. Bài mới
* Mở bài: GV nêu yêu cầu giờ kiểm tra để HS nắm được.
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức lý thuyết.
Câu 1: (2 điểm)
ở một loài sinh vật, NST số III có trình tự sắp xếp các gen như sau:
Abcdefgh
Người ta phát hiện các dòng đột biến có trình tự các gen:
a. abedcfgh.
b. abedcedcgh.
c. cdefgh.
Hãy xác định các dạng đột biến trên và gạch chân dưới các dạng bị biến đổi.
Câu 2: (1 điểm)
Sắp xếp các nhân tố sinh thái sau vào từng nhóm cho phù hợp: 
Độ trong của nước, rận nước, bèo tây, độ pH, lá khô, vi khuẩn, nhiệt độ nước, cá rô phi.
Câu 3: (3 điểm)
Trình bày các thao tác giao phấn ở lúa.
Hoạt động 2: Phần thực hành kĩ năng (25 phút) (4 điểm)
Mỗi nhóm 5 HS tiến hành lắp mô hình ADN (4 nhóm tiến hành 1 lượt).
Đáp án, biểu điểm:
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
a. abedcfgh : Đột biến đảo đoạn.
b. abedcedcfgh : Đột biến đảo đoạn, lặp đoạn.
c. cdefgh : Đột biến mất đoạn.
0,5
1
0,5
2
- Nhân tố vô sinh: độ trong, độ pH, lá rụng, nhiệt độ nước.
- Nhân tố hữu sinh: rận nước, bèo tây, vi khuẩn, cá rô phi.
0,5
0,5
3
B1: Chọn cây mẹ: giữ lại một số bông có hoa chưa nở, không bị dị hình, không quá non hoặc quá già, các hoa khác cắt bỏ.
B2: Khử nhị đực ở cây mẹ:
+ Cắt chéo vỏ trấu ở bụng lộ nhị.
+ Dùng kẹp gắp 6 nhị ra bao bông lúa lại.
B3: Thụ phấn: 
+ Rắc hạt phấn từ hoa đực( cây bố) cây mẹ.
+ Bao nilon lại, (ghi ngày tháng)
1
0,5
0,5
0,5
0,5
Phần thực hành:
Lắp đúng nguyên tắc: đảm bảo NTBS A – T, G – X ; 2 mạch ADN ngược chiều.
Đảm bảo thời gian.
ý thức kỉ luật tốt. 
2
1
1
4.4. Củng cố
4.5. Hướng dẫn về nhà.
- Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành.
5. rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 54 + 55
Bài 51 + 52: Thực hành
Hệ sinh thái
1. Mục tiêu
1.1. KT: - Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái và 1 chuỗi thức ăn.
1.2. KN: Phát triển KN quan sát, phân tích, tổng hợp.
1.3. Thái độ:- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị
- GV: HST ( Cánh đồng trồng hoa màu)
- HS: Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng, túi nilon đựng mẫu vật, kính lúp, giấy bút.
3. phương pháp
- PP thực hành.
- Hoạt động nhóm
4. Tiến trình lên lớp
4.1. ổn định.
4.2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
4.3. Bài mới
* Mở bài: GV nêu yêu cầu bài thực hành.
Hoạt động 1: Điều tra các thành phần của hệ sinh thái
Mục tiêu: HS điền vào bảng 51.1 về kết quả điều tra các thành phần của hệ sinh thái.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV chia nhóm: 6 em
- Y/c q/s cánh đồng, đồi, cây.
+ Các thành phần của HST?
+ Phân biệt những nhân tố tự nhiên và những nhân tố do hoạt động của con người?
 Điền kết quả vào bảng 50.1
 GV tổng kết lại những vấn đề quan sát được.
- Các nhóm quan sát khu vực được phân công.
 Điền nội dung quan sát được vào bảng 50.1.
- HS nêu được:
+ NTVS tự nhiên: đất, độ ẩm
+ NTVS do người: mương máng, nhà lưới.
+ NTHS tự nhiên: SVTN
+ NTHS do người: cây trồng, vật nuôi.
Hoạt động 2: Xác định thành phần SV trong khu vực quan sát
Mục tiêu: HS xác định được thành phần và số lượng sinh vật trong khu vực thực hành.
- Hướng dẫn HS quan sát, đếm các sinh vật và ghi bảng tên các loài có nhiều, ít và rất hiếm.
 Điền bảng 51.2 và 51.3
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả GV ghi kết quả
- Y/c cộng kết quả các nhóm lại.
- Mỗi nhóm HS q/s và đếm số lượng SV trên một thửa ruộng ghi số liệu vào bảng 51.2, 51.3
- Các nhóm báo cáo kết quả.
-HS cộng kết quả các nhóm và so sánh trong bảng 51.2 và 51.3.
Nội dung 2 : Chuỗi thức ăn
Hoạt động 3: Xây dựng sơ đồ chuỗi thức ăn.
Mục tiêu: HS biết cách xây dựng một chuỗi thức ăn đơn giản. Hiểu được quan hệ thức ăn giữa các loài SV.
- Hướng dẫn HS cần nhận biết được thức ăn của mỗi loài SV quan sát điền bảng 51.4.
(Gợi ý: Các em nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6,7 và kiến thức thực tế để điền bảng)
- Y/c HS vẽ được sơ đồ 1 số chuỗi thức ăn đơn giản.
- HS quan sát, thảo luận thống nhất ý kiến điền bảng.
- Vẽ được sơ đồ 1 số chuỗi thức ăn đơn giản.
Hoạt động 4: Đề xuất các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái
Mục tiêu: Đề xuất các biện pháp bảo vệ tốt khu vực đã quan sát.
- Y/c nhận xét về HST đã q/s:
+ Số lượng loài SV nhiều hay ít.
+ Các loài có bị đánh bắt hoặc bị tiêu diệt không?
+ Môi trường có bị ô nhiễm không? Có được bảo vệ không?
 Đề xuất các biện pháp
Các nhóm thảo luận đưa ra nhận xét.
- Đề xuất một số biện pháp.
4.4. Củng cố
- GV hướng dẫn HS viết thu hoạch theo hướng dẫn SGK
- GV gợi ý về cách vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn và lưới thức ăn theo nhiều phương án.
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành báo cáo thu hoạch.
- Sưu tầm các nội sung:
+ Tác động của con người với môi trường trong xã hội chủ nghĩa.
+ Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên.
+ Hoạt động của con người để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
5. rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT53-54-55.doc